Thể trường đoản cú là gì

Vậy là  từ đó về sau, mọi người mặc nhiên công nhận bản Chinh Phụ ngâm diễn âm hiện hành là của Đoàn Thị Điểm. Cái biết định hình từ đó cứ lưu truyền mãi như thế khiến các sách về sau như Chinh Phụ ngâm khúc dẫn giải của Nguyễn Đỗ Mục (Tân Dân, 1944),Chinh Phụ ngâm khúc giảng luận của Thuần Phong Ngô Văn Phát (1952), Chinh Phụ ngâm của Vũ Đình Liên-Hoàng Ngọc Phách-Lê Thước,Nữ lưu văn học sử của Lê Dư, Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử trích yếu củaNghiêm Toản, Việt Nam Văn học sử Giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ cũng như Chinh Phụ ngâm của Vân Bình Tôn Thất Lương do Tân Việt xuất bản ở miền Nam... đều cứ theo lời người xưa mà cho rằng Chinh Phụ ngâm diễn âm hiện hành là của Đoàn Thị Điểm. Ngay cả Từ điển Văn học 2005 do Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Táchủ biên  cũng viết trong mục từ Đoàn Thị Điểm: “...có lẽ trong thời gian xa chồng  bà đã dịch ra quốc âm tập thơ Chinh Phụ ngâm từ bản chữ Hán của danh sĩ Đặng Trần Côn...”.

Về nghệ thuật, cả nguyên tác và bản dịch lưu hành phổ biến hiện nay đều có những thành tựu đặc biệt xuất sắc. Bút pháp tượng trưng, ước lệ được nâng tầm khi Đặng Trần Côn đã chắt lọc từ kho tàng văn thơ chữ Hán cổ ra những câu phù hợp nhất với ý tứ của mình và dụng công sắp xếp thành kết cấu hoàn chỉnh, như một sáng tạo mới mẻ. Thể thơ trường đoản cú được Đặng Trần Côn sử dụng giàu nhạc tính, tiết tấu biến hóa sinh động tùy yêu cầu của nội dung. Bản dịch hiện hành Chinh phụ ngâm (của Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy Ích) cho thấy dịch giả biết phát huy những ưu điểm vốn có của nguyên tác, và gạn lọc cả những thành tựu của các bản dịch trước đó, sử dụng ưu thế của thể thơ song thất lục bát, đã vươn tới một sáng tạo tài tình bằng ngôn ngữ trong sáng hiện đại, kết cấu thanh vận khéo léo, láy âm điệp chữ tinh tế, gieo vào lòng độc giả âm hưởng xao xuyến vừa quen thuộc vừa đa dạng, và hầu như lúc nào cũng gây được hiệu quả thẩm mỹ.

Chinh Phụ Ngâm bản dịch Nôm Song Thất Lục Bát

18/01/2012

1. Giới thiệu tác phẩm, trích từ wikipedia

Chinh Phụ Ngâm (征婦吟, hay Chinh phụ ngâm khúc (征婦吟曲), là tác phẩm văn vần (???là gì, hồi xưa hình như học qua mà quên rồi) của Đặng Trần Côn, ra đời trong khoảng năm 1741 giai đoạn sơ kỳ Cảnh Hưng và về sau được nhiều người dịch ra thơ Nôm.

Đây là thi phẩm chủ yếu viết theo lối tập cổ, dài 483 câu. Các câu thơ trong bài dài ngắn khác nhau, theo thể trường đoản cú, câu dài nhất khoảng 12, 13 chữ, câu ngắn chỉ 3, 4 chữ.

Hiện nay, Chinh phụ ngâm có 7 bản dịch và phỏng dịch bằng các thể thơ lục bát (3 bản) hoặc song thất lục bát (4 bản) của các dịch giả Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích, Nguyễn Khản, Bạch Liên am Nguyễn và hai tác giả khuyết danh. Chinh phụ ngâm cũng được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới, vd Nhật, Pháp, Hàn.

Bản dịch thành công nhất và phổ biến nhất xưa nay, theo thể song thất lục bát, có độ dài 412 câu hoặc 408 câu (một bản in khác lưu tại Thư viện Paris) có người cho là Đoàn Thị Điểm, có người cho là của Phan Huy Ích và những phát hiện mới gần đây có xu hướng nghiêng về dịch giả Phan Huy Ích.

2. Bản dịch 7768

Tác phẩm nguyên bản tiếng Hán là 1 tác phẩm công phu, nhưng mà do hạn chế về mặt ngôn ngữ cho nên chưa đủ trình độ thưởng thức, hơn nữa, xưa nay quen thuộc vs bản 7768 cho nên post này chủ yếu là về bản dịch Nôm này. Bản dịch Nôm trong  sách giáo khoa trước nay vẫn dc cho là của Đoàn Thị Điểm, gồm 412 câu thơ theo thể 7768, chia ra làm 13 phần, trong đó có nx dòng thơ nổi tiếng, vd như:

(lấy từ http://www.hdvietnam.net/vanhoa/vanhoc/chinhphungam.html)

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm tầng trên.
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này!
Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt.
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây
Chín tầng gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh. (Phần 1)

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một mầu.
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? (Phần 3)

Chàng từ sang đông nam khơi nẻo
Biết nay chàng tiến thảo nơi đâu?
Những người chinh chiến bấy lâu,
Nhẹ xem tính mệnh như màu cỏ cây (Phần 5)

Mặt biếng tô, miệng càng biếng nói
Sớm lại chiều, dòi dõi nương song;
Nương song luống ngẩn ngơ lòng.
Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai?  (Phần 9)

Nghệ thuật: Ko nhớ sách Học tốt Văn học ngày xưa bình luận gì, mà cũng chưa đọc phân tích bình luận về bài thơ này, đây chỉ là các remarks cá nhân 😛

Thể thơ: 7768, cá nhân thôi, cảm thấy thể thơ này lưu loát mà uyển chuyển, ko quá mềm mại như 68 (vì 68 chuyên đề dung vần bằng ở cuối câu), mà đọc lên còn có thêm sự gãy gọn, cứng cáp của thể thất ngôn.

Điển tích điển cố: Cái này dĩ nhiên là có 2 mặt ưu và khuyết:

Ưu điểm: Mang tính ước lệ cao, ý tứ trang trọng, cổ điển.

Nhược điểm: lời lẽ sáo rỗng, ý tứ nhàm chán, hoa mỹ và ko đúng với thực tế, vd

–          Toàn địa danh Tàu: Cam Tuyền, Tràng Thành, Hàm Dương, Tiêu Tương, Cầu Vị, Thái Sơn, Man Khê, Ngọc (Môn) quan này nọ… (Mặt khác, cũng có ich lợi là giúp người đọc làm quen điển cố và sự tích Tàu luôn 1 thể)

–          Ở Vn có nx thứ này ko? 😛

Sương như búa bổ mòn gốc liễu.
Tuyết nhường cưa xẻ héo cành ngô.
Giọt sương phủ bụi chim gù,
Sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi.

Hương gượng đốt, hồn đà mê mải,
Gương gượng soi, lệ lại chứa chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.

Các nàng chinh phụ của Vn thời đó thì có mà đi cày đi cấy, nuôi heo nuôi bò, hái dâu nuôi tằm ko còn sức để thở chứ đừng nói gì gương lược với chả đàn hát 😛

Tuy nhiên, cái này ko trách dc người dịch, vì bản gốc của Đặng Trần Côn viết như thế nào thì họ đành phải dịch ra như vậy thôi 😛  Trách thì trách hẳn Đặng Trần Côn.

Điểm nổi bật nhất về nghệ thuật của bản dịch có lẽ là các điệp từ, điệp ngữ và điệp ý, vd:

Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương thiếp hãi trông sang.
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương,
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.

Sầu ôm nặng, hãy chồng làm gối,
Mộng ôm đầy, hãy thổi làm cơm.
Mượn hoa, mượn rượu giải buồn,
Sầu làm rượu nhạt, muộn làm hoa ôi.

Bóng dương để hoa vàng chẳng đoái,
Hoa để vàng bởi tại bóng dương;
Hoa vàng hoa rụng quanh tường,
Trải xem hoa rụng đêm sương mấy lần?

Thuở đăng đồ mai chưa dạn gió
Hỏi ngày về chỉ độ đào bông,
Nay đào đã quyến gió đông
Phù dung lại đã bên sông bơ xờ.

Tin thường lại người không thấy lại,
Hoa dương tàn đã trải rêu xanh.
Rêu xanh mấy lớp xung quanh,
Sân đi một bước trăm tình ngẩn ngơ!

Thư thường tới, người chưa thấy tới,
Bức rèm thưa lần dãi bóng dương.
Bóng dương mấy buổi xuyên ngang.
Lời sao mười hẹn chín thường đơn sai?

Nhưng mà, nói đi cũng phải nói lại, trong bản Hán văn, hình như Đặng Trần Côn cũng sử dụng nhiều điệp từ điệp ngữ thì phải, vd:

Phong liệt chỉ song xuyên trướng khích
Nguyệt di hoa ảnh thướng liêm lung
Hoa tiền nguyệt chiếu nguyệt tự bạch
Nguyệt hạ hoa khai hoa tự hồng
Nguyệt hoa hoa nguyệt hề ảnh trùng trùng
Hoa tiền nguyệt hạ hề tâm xung xung. (câu 261-266) (http://www.thivien.net/viewpoemgroup.php?ID=72)

3. Ảnh hưởng (các bài hát “ăn theo”)

Thực ra thì thế này, sở dĩ bạn AC thik bài Chinh Phụ Ngâm là do từ hồi be bé, bạn AC rất chi là xui xẻo :(, sớm bị exposed to 1 loại hình văn nghệ “sến sũa” 😛 là cãi lương và nhạc vàng (bao gồm cả nhạc tiền chiến và tình ca sau 45). Mà chiến tranh và các đôi uyên ương bị chia loan rẽ thúy chính là 1 topic vô cùng là sôi động của loại hình văn nghệ này, mà tình cờ, Chinh Phụ Ngâm trở thành 1 tài liệu, 1 nguồn cảm hứng dào dạt cho các văn nghệ sỹ thời xưa.

Từ là từ phu tướng
Báu kiếm sắc phán lên đàng (*)
Vào ra luống trông tin nhạn
Năm canh mơ màng
Em luống trông tin chàng. (Dạ Cổ Hoài Lang, Cao Văn Lầu)

(*) Có bản ghi là “Bảo kiếm sắc phong lên đàng” 😛

Lệnh vua hành quân trống kêu dồn,
Quan với quân lên đường,
Đoàn ngựa xe cuối cùng,
Vừa đuổi theo lối sông.
Phía cách quan xa trường,
Quan với quân lên đường,
Hàng cờ theo trống dồn
Ngoài sườn non cuối thôn,
Phất phơ ngập trời bay.

Qua Thiên San kìa ai tiễn rượu vừa tàn,
Vui ca vang rồi đi tiến binh ngoài ngàn.
Người đi ngoài vạn lý quan san,
Người đứng chờ trong bóng cô đơn.
Bên Man Khê còn tung gió bụi mịt mùng,
Bên Tiêu Tương còn thương tiếc nơi ngàn trùng.
Người không rời khỏi kiếp gian nan,
Người biến thành tượng đá ôm con. (Trường ca Hòn Vọng Phu, Lê Thương, tuyệt tác của tân nhạc Việt Nam)

Con ơi lòng mẹ ủ ê
Thương cho chồng mấy dặm sơn khê
khi ra đi có hứa thu nay về
mà hôm nay…lá thu đã rơi tràn.
Rồi mùa đông sang qua luôn,
Mòn mỏi trong đau buồn. (Tiếng còi trong sương đêm, Lê Trực, tiền chiến)

Ngày anh xa vắng
Phấn son xếp lại chẳng dùng
Trắng đêm đối ngọn đèn tàn
Trăng mờ lạnh giấc cô miên.
Đợi chàng một hai năm
Hay là cả đời xuân xanh
Ngày nao đầu pha tuyết sương
Vẫn mong tái ngộ một lần. (Ngày anh xa vắng, Y Vân, tình ca)

Con ơi à ơi . . .
Ðây là giấc ngủ ban đầu
Mẹ xa cha
Bên ngoài gió nổi thương ca.

Bao nhiêu hưng vong
Ðón đợi thu vào tầm tay
Rồi con lớn khôn . . . hai mươi tuổi đời
Như mẹ ngày nay.
Con vui lên đường à à . . . ơi
Con say tiếng gọi dị thường
Như say giấc ngủ đêm này
À à ơi . . . giấc ngủ trên tay. (Rồi 20 năm sau, Trầm Tử Thiêng, tình ca)

Cũng ko có j ngạc nhiên vì sao nhiều nhạc sỹ thời đó lại tìm thấy cảm hứng từ Chinh Phụ Ngâm, thay vì Kiều hay là Lục Vân Tiên, là bởi vì VN trải qua quá nhiều chiến tranh, cái cảnh chinh phu ra trận, chinh phụ mòn mỏi ở nhà nó quá quen thuộc rồi. Có lẽ các chuyện tình yêu tay 3 tay 4 của các tiểu thư, hay gái lầu xanh vs các công tử/thư sinh con nhà giàu hoặc ít nhất cũng thư hương (kiểu Kim Trọng, Thúc Sinh, hay Lục Vân tiên) hay các anh hùng hão hán kiểu Từ Hãi này nọ nó có vẻ ko quen thuộc vs cuộc sống dân thường chăng? 😛

1 điều nữa là, motip chinh phụ/hòn vọng phu chỉ phổ biến trong văn nghệ thời tiền chiến (pre 1945) và sau này tiếp nối ở miền Nam, chứ ko dc phổ biến ở miền Bắc, bởi vì người chinh phụ trong xã hội XHCN ko dc khuyến khích (hoặc là cấm) ngồi ủ rũ héo hon than vãn sầu bi vớ vẩn 😦 mà phải “3 đảm đang, ba sẵn sàng” 😛

Hoàng Việt (Lê Trực), sau 1945 cũng viết Tình ca về chia li, nhưng mà tinh thần nó hùng tráng khác hẳn với Tiếng Còi trong Sương Đêm:

Chinh phụ ngâm có nghĩa là gì?

Chinh phụ ngâm (征婦吟 Lời than vãn của người phụ nữ có chồng đi đánh trận), còn có tên khác là Chinh phụ ngâm khúc (征婦吟曲) tác phẩm văn vần của Đặng Trần Côn, ra đời trong khoảng năm 1741 giai đoạn sơ kỳ Cảnh Hưng và về sau được nhiều người dịch ra thơ Nôm. Đây thi phẩm chủ yếu viết theo lối tập cổ, dài 476 câu thơ.

Chinh phụ ngâm khúc thuộc thể loại gì?

- Chinh phụ ngâmkhúc ngâm dài, diễn tả mọi cung bậc của nỗi buồn triền miên ở người chinh phụ. Nguyên tác của Đặng Trần Côn được viết bằng chữ Hán, theo thể đoản trường cú (câu ngắn, câu dài xen nhau). Dịch giả Đoàn Thị Điểm đã dịch tác phẩm của Đặng Trần Côn sang bản chữ Nôm với thể thơ song thất lục bát.

Thể loại ngâm khúc có đặc điểm gì?

Ngâm khúcthể loại trữ tình trường thiên thuần túy Việt Nam viết bằng thể thơ song thất lục bát, thường quy mô tương đối lớn (thường là trăm câu thơ, lớn hơn nữa là đến vài trăm câu thơ). Ngâm khúc là những khúc tự tình trên cơ sở xây dựng hình tượng nhân vật độc thoại.

Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn được diễn Nôm ra thể thơ gì?

Tài năng kiệt xuất, cộng với tâm trạng đồng cảm sâu sắc, Hồng Hà Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đã chuyển ngữ tác phẩm chữ Hán của Đặng Trần Côn ra chữ Nôm bằng thể thơ song thất lục bát vô cùng uyển chuyển, thể hiện một tài năng nghệ sĩ rất tài hoa. Nó là gan ruột, là nước mắt xót đau dầm dề của chính người chuyển ngữ.