Tham.nhũng là gì

Hiện nay, các tội phạm liên quan đến tham nhũng ngày càng gia tăng. Vậy pháp luật quy định tham nhũng là gì và tham nhũng bao gồm những hành vi cụ thể nào?

Tham.nhũng là gì

Tham nhũng là gì? Tham nhũng bao gồm những hành vi nào? (Hình từ internet)

1. Tham nhũng là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 thì tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Trong đó:

Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

- Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;

- Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

2. Các hành vi tham nhũng

Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định các hành vi tham nhũng bao gồm:

* Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

- Tham ô tài sản;

- Nhận hối lộ;

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

- Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

- Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

* Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:

- Tham ô tài sản;

- Nhận hối lộ;

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội.

- Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước là doanh nghiệp, tổ chức không thuộc trường hợp trên.

(Khoản 9, 10 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, khoản 3 Điều 217 Luật Doanh nghiệp 2020)

Diễm My

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]

Khái niệm tham nhũng hiện nay được nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế sử dụng là “Việc lạm dụng quyền lực được trao để trục lợi cá nhân. Dạng phổ biến nhất của tham nhũng là hối lộ, được định nghĩa là việc đưa hoặc nhận tiền, quà tặng hoặc các lợi ích khác để làm điều gì đó không trung thực, bất hợp pháp hoặc làm tổn hại niềm tin trong quá trình kinh doanh”.

Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng (UNCAC) cũng đưa ra quy định nghiêm cấm các hành vi như đưa hối lộ, nhận hối lộ, tham ô, gây ảnh hhưởng, lạm dụng quyền hạn, làm giàu bất chính của các quan chức và các hành vi đưa hối lộ, nhận hối lộ, tham ô và các hành vi chiếm đoạt khác trong khu vực tư nhân. UNCAC khuyến nghị các quốc gia thành viên quy định là tội phạm đối với những hành vi này, mặc dù không đòi hỏi sự thống nhất về tên gọi và các dấu hiệu cấu thành hành vi vi phạm.

Tham nhũng, theo Luật Phòng, Chống tham nhũng (năm 2018) được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước và trong khu vực ngoài nhà nước được quy định rất rõ, trong đó có 12 hành vi tham nhũng liên quan tới khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện và quy định 03 hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện gồm tham ô tài sản; nhận hối lộ; đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Thế nào là tham nhũng?

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Trong đó: - Đối tượng tham nhũng là người được bổ nhiệm, bầu cử, tuyển dụng, ký hợp đồng… có hoặc không có hưởng lương có quyền hạn nhất định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định được giao.

Tham nhũng là vi phạm luật gì?

Tham nhũng là tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự, tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức.

Nguyên nhân của hành vi tham nhũng là gì?

Tham nhũng bắt nguồn từ những nhu cầu của cá nhân chính; khi yếu tố về lợi ích kết hợp sự lạm dụng quyền lực của những người có chức vụ, có quyền hạn thì khả năng xảy ra tham nhũng là rất lớn rất lớn và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng về tất cả các lĩnh vực của cuộc sống.

Tham nhũng vụ lợi là gì?

Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để đạt được lợi ích vật chất hoặc phi vật chất không chính đáng.