Ma sát khô là gì

Học Chi Tiết Máy Bài 139:Các kiểu ma sát trong ổ trượt

Các kiểu ma sát trong ổ trượt:

Ma sát trong ổ trượt là dạng ma sát trượt. Tùy theo cách bôi trơn ổ , người ta còn phân chia ra các kiểu ma sát:

– Ma sát ướt: khi giữa bề mặt của ngõng trục và lót ổ có một lớp dầu ngăn cách (Hình 19-6).

Kiểu ma sát này có hệ số ma sát rất thấp, khỏang 0,001 ÷ 0,009, tùy theo lọai dầu bôi trơn.

Điều kiện để có ma sát ướt là chiều cao lớp dầu h phải lớn hơn tổng nhấp nhô của hai bề mặt:
h > Rz1 + Rz2

Ma sát khô là gì

– Ma sát nữa ướt: khi giữa bề mặt của ngõng trục và lót ổ có lớp dầu, nhưng chiều coa lớp dầu không đủ ngăn cách hai bề mặt. Các đỉnh nhấp nhô vẫn tiếp xúc với nhau.

Hệ số ma sát trong khỏang 0,01 ÷ 0,09.

Kiểu ma sát này có trong ổ  được bôi trơn đầy đủ, nhưng chưa đạt điều kiện của ma sát ướt.

– Ma sát nữa khô: khi giữa bề mặt của ngõng trục và lót ổ  không có lờp dầu bôi trơn, chỉ có các chất bôi trơn hấp phụ từ không khí.

Hệ số ma sát trong khoảng 0,1 ÷ 0,3.

Kiểu ma sát này có trong ổ không được bôi trơn.

– Ma sát khô: bề mặt của ngõng trục và lót ổ trực tiếp tiếp xúc với nhau.

Hệ số ma sát trong khoảng 0,4 ÷ 1,0.

Kiểu ma sát này có trong ổ làm việc trong môi trường tẩy rữa, hoặc làm việc trong môi trường nhiệt độ quá cao, các chất hấp phụ bị bốc hơi, hoặc trên bề mặt tiếp xúc có các hạt mài.

 

Khi thiết kế và chế tạo, cố gắng tạo ma sát ướt trong ổ trượt. Nếu không được, thì phải bôi trơn đầy đủ để có ma sát nữa ướt. Không nên để ổ có ma sát nữa khô, và tuyệt đối không để ổ có ma sát khô.

Để có ma sát ướt trong ổ trượt, người ta có thể dùng phương pháp bôi trơn thủy tĩnh: bơm dầu có áp suất lớn vào khe hở của ổ; áp lực của dầu đủ lớn, cân bằng với tải trọng Fr nâng ngõng trục lên, tạo lớp dầu ngăn cách.

Hoặc dùng cách bôi trơn thủy động: tạo những điều kiện cần thiết để tăng áp suất của lớp dầu, áp lực lớp dầu đủ lớn, nâng ngõng trục lên.

40

September 13, 2017

 by  in 

Thiết kế máy

chi tiet mayma sat trong o truot

MA SÁT LÀ GÌ?

Khi một vật dịch chuyển trên bề mặt của một vật khác thì sẽ xuất hiện một lực cản lại chuyển động của chính vật thể đó, lực ma sát.
Trong một số trường hợp, lực ma sát cũng có ích như lực ma sát dùng trong các cỗ phanh, các truyền động dây đai
Trong nhiều trường hợp khác thì lực ma sát lại rất có hại, ví dụ khi chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác, nhiệt năng biến thành cơ năng để khắc phục phải tốn hao nhiều năng lượng.
Các loại ma sát thường gặp:

Ma sát trượt: khi một vật rắn trượt trên vật khác, bề mặt tiếp xúc sinh ra lực ma sát gọi là ma sát trượt;
Ma sát lăn: khi một vật hình tròn/cầu lăn trên bề mặt của vật khác, tại điểm/đường tiếp xúc sinh ra lực ma sát gọi là ma sát lăn.
Nguyên nhân của ma sát:
Do sự liên kết cơ học của các chỗ lồi trên bề mặt một vật rắn (chỉ thấy rõ qua kính hiển vi);
Do tác dụng tương hỗ giữa các phân tử bề mặt làm việc tại các điểm tiếp xúc.
Ma sát trượt thường lớn hơn gấp 10-100 lần ma sát lăn.

MA SÁT LÀ GÌ?

Hiện tượng ma sát luôn làm toả nhiệt, gây mài mòn các chi tiết làm việc, và kéo theo sự hao phí công suất nhằm khắc phục ma sát. Trong quá trình nghiên cứu tìm biện pháp làm giảm các hao tổn do ma sát gây ra, người ta phát hiện ra rằng khi các bề mặt được bôi trơn bằng dầu thì ma sát giảm xuống rất nhiều.
Trong một số điều kiện nhất định, ma sát trượt ở các bề mặt được bôi trơn đôi khi còn nhỏ hơn cả ma sát lăn. Khi hai bề mặt chuyển động lên nhau được ngăn cách bởi một lớp dầu thì sẽ xuất hiện ma sát lỏng, nghĩa là một lực ma sát trong bản thân lớp dầu giữa các phân tử dầu. Tuy nhiên, mức độ tổn thất năng lượng trong ma sát lỏng thì vẫn nhỏ hơn rất nhiều so với ma sát khô. Ma sát lỏng có nhiều ưu điểm hơn ma sát khô, điển hình như:
Độ mài mòn các chi tiết giảm đi rất rõ;
Tổn thất công suất chống ma sát giảm đi;
Các chi tiết ít bị nóng hơn;
Các vật ma sát có thể chịu được tải trọng lớn hơn;
Nâng cao độ bền và kéo dài thời gian hoạt động của các chi tiết làm việc.

NGUYÊN LÝ BÔI TRƠN

Yêu cầu hàng đầu của chất lỏng dùng để bôi trơn là phải có khả năng chảy loang trên bề mặt kim loại. Chất lỏng có tính chất này dễ chảy loang, len vào các khe nhỏ và bám chắc trên bề mặt kim loại. Ngược lại, sẽ không thể chảy loang và len vào các khe nhỏ. Lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng với nhau cũng là
một tính chất quan trọng của các chất bôi trơn. Lực liên kết này càng lớn thì lực ma sát giữa các phân tử chuyển động của chất lỏng càng lớn.
LỰC MA SÁT TRONG của chất lỏng, nghĩa là ma sát sinh ra giữa các phân tử chuyển động của chất lỏng được gọi là ĐỘ NHỚT.
Nhà bác học Nga N.P. Petrov đã chứng minh được rằng khi trục quay trong vòng bi thì lớp dầu hoàn toàn ngăn cách các bề mặt làm việc với nhau, và như vậy nó ngăn cản không cho các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với nhau. N.P. Petrov đã hình thành nên môn khoa học nghiên cứu chuyển động của chất lỏng gọi là Lý thuyết Bôi trơn Thủy động học.
Các nguyên lý bôi trơn lỏng đều được biểu diễn bằng những công thức toán học. Các nhà thiết kế và chế tạo máy có thể dựa vào những công thức đó để tính toán bề dày của lớp dầu giữa các chi tiết làm việc và tác dụng làm mát của dầu.

NGUYÊN LÝ BÔI TRƠN

Các phép toán trong lý thuyết bôi trơn chủ yếu dùng để tính toán các điều kiện nhằm duy trì sự bôi trơn lỏng và các điều kiện mà tại đó gây ra sự phá hủy lớp dầu, xuất hiện ma sát khô, đe doạ máy móc và thiết bị.
Trong thực tế, nếu không đề cập đến các tính toán, vẫn có thể ứng dụng những nguyên lý cơ bản rút ra từ Lý thuyết Bôi trơn Thủy động học như sau:
Trong trường hợp ma sát lỏng, nếu độ nhớt của dầu cùng tốc độ trượt của các chi tiết làm việc và bề mặt
tiếp xúc của chúng tăng, thì lượng tổn thất do ma sát sẽ tăng lên;
Độ nhớt của dầu tăng lên, tải trọng của các chi tiết làm việc giảm thì độ bền bôi trơn lỏng sẽ tăng lên;
Đối với các chi tiết làm việc có chuyển động nhanh cần dùng dầu có độ nhớt thấp, và ngược lại;
Khe hở giữa các chi tiết làm việc càng lớn, thì dầu bôi trơn càng cần phải có độ nhớt cao;
Tải trọng trên các chi tiết làm việc càng lớn, thì dầu bôi trơn càng cần phải có độ nhớt cao.