Tại sao thuốc kháng sinh là con dao hai lưỡi

Hàng nghìn năm trước công nguyên, loài người đã biết sử dụng thảo dược để chữa bệnh. Cho đến nay, ngành công nghiệp dược phẩm đã phát triển rất mạnh, đóng góp rất lớn cho nền y tế và cho sự sống còn của nhân loại. Trong đó phải kể đến sự ra đời của kháng sinh, vắc xin, insulin… Tuy nhiên, sử dụng thuốc không đúng cũng đã mang lại những hiểm họa khôn lường cho sức khỏe.

Vai trò của thuốc

Một cách tổng quát, “thuốc” được định nghĩa là bất kỳ chất nào sau khi được hít, tiêm, xông, thẩm thấu qua da hoặc tĩnh mạch vào cơ thể sẽ gây ra sự thay đổi về sinh lý. Trong khía cạnh dược học, thuốc hay dược phẩm được hiểu là hoạt chất dùng để điều trị, chữa bệnh, phòng bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc cải thiện sức khỏe. Định nghĩa này của thuốc giúp phân biệt với thực phẩm chức năng là chế phẩm giúp cung cấp và bổ sung chất dinh dưỡng. Trước kia, các loại thuốc được điều chế thông qua quá trình chiết xuất từ cây thuốc, nhưng gần đây, khi công nghiệp phát triển, ngành dược sản xuất thuốc nhiều hơn thông qua tổng hợp hữu cơ.

Tại sao thuốc kháng sinh là con dao hai lưỡi

Tác dụng chính

Tác dụng chính của thuốc là sự thay đổi về sinh lý chủ đạo sau khi bệnh nhân sử dụng thuốc. Tác dụng chính được quyết định dựa trên nghiên cứu dược lực học (tác dụng dược lý của thuốc trên cơ thể) và dược động học (quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc trong cơ thể). Tác dụng chính của thuốc cũng chính là cơ sở để quyết định chỉ định của thuốc đó trong điều trị.

Một thuốc có thể có nhiều tác dụng dược lý lên các bộ phận khác nhau của cơ thể, do đó, thuốc có thể có nhiều chỉ định tương ứng. Chẳng hạn, aspirin có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid và ức chế kết tập tiểu cầu. Do đó, aspirin có thể được dùng trong điều trị sốt, giảm các cơn đau nhẹ và vừa, viêm khớp dạng thấp, dự phòng thứ phát nhồi máu cơ tim và đột quỵ hay hội chứng Kawasaki…

Với cùng một loại thuốc, nhưng đối với mỗi đối tượng bệnh nhân khác nhau, mỗi loại bệnh khác nhau, bác sĩ sẽ đưa ra những liều dùng khác nhau trên các dạng bào chế và hàm lượng khác nhau để hướng tới tác dụng chính khác nhau. Ví dụ, cùng là hoạt chất amoxicillin nhưng có tới hàng chục phác đồ điều trị cho mỗi đối tượng cụ thể.

Và tác dụng phụ

Tác dụng phụ được định nghĩa là “một hiệu ứng phụ không mong muốn xảy ra bên cạnh hiệu quả điều trị mong muốn của thuốc”. “Các tác dụng phụ có thể khác nhau đối với từng cá nhân, tùy thuộc vào tình trạng bệnh, tuổi tác, cân nặng, giới tính, kiểu gen và trạng thái sức khỏe”. Như vậy, tác dụng phụ thường phức tạp hơn và khó tiên đoán hơn so với tác dụng chính. Đây là lý do phần tác dụng phụ được in trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc luôn dài hơn, thậm chí nhiều lần so với phần công dụng/chỉ định.

Có một sự thật là tất cả các thuốc trên thị trường kể cả các thuốc có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên đều có tác dụng phụ. Tuy nhiên, phần lớn người dùng không cảm nhận được chúng hoặc chúng không đủ mạnh để lưu lại ấn tượng trong quá trình sử dụng. Đối với từng bệnh nhân nhất định, không thể chắc chắn việc thuốc có gây ra tác dụng phụ hay không. Bởi sự biểu hiện không rõ ràng, khó tiên đoán, phức tạp và khác nhau đối với từng cá thể mà đôi khi chúng ta bỏ qua một số tác dụng phụ trong cân nhắc điều trị.

Số lượng người chịu tác động có hại đến từ các tác dụng phụ của thuốc cũng không hề nhỏ. Theo báo cáo, mỗi năm có khoảng 4,5 triệu người Mỹ bị cấp cứu hoặc tới các cơ sở y tế vì tác dụng phụ bất lợi của thuốc. Và có hơn 2 triệu bệnh nhân phải nhập viện vì vấn đề này. Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi bắt đầu dùng, giảm/tăng liều lượng, hoặc kết thúc sử dụng thuốc. Tác dụng phụ cũng có thể đến từ các tương tác thuốc - thuốc hoặc tương tác thuốc - thức ăn. Ví dụ: Uống thuốc giảm đau có chất gây mê ngay sau khi uống rượu hoặc ngược lại gia tăng đáng báo động nguy cơ tử vong do quá liều. Hoặc nước ép bưởi có thể ảnh hưởng đến nồng độ trong máu của nhiều loại thuốc, bao gồm cả một số huyết áp và thuốc cholesterol. Tác dụng phụ cũng là nguy cơ hàng đầu dẫn đến không tuân thủ điều trị theo quy định.

Tại sao thuốc kháng sinh là con dao hai lưỡi
Khi bị ngộ độc thuốc người bệnh cần được xử lý y tế kịp thời.

Làm gì để hạn chế tác dụng phụ?

Không thể biết xác suất bạn gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng thuốc là bao nhiêu, nhưng có nhiều phương án giúp bạn hạn chế tối đa tác hại do tác dụng phụ của thuốc gây ra.

Đầu tiên, hãy chủ động tìm hiểu về tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc, trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, đồng thời chủ động trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn về vấn đề này. Đừng ngần ngại chia sẻ về những tác dụng phụ đã từng gặp phải trước đây của bạn cũng như ai đó trong gia đình. Trao đổi rõ ràng và thực hiện đúng về liều lượng, đường dùng, thời gian sử dụng, cũng như những chống chỉ định khi sử dụng thuốc. Tốt nhất, không sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khi đang dùng thuốc. Và khi có biểu hiện bất thường của cơ thể, hãy nghĩ đến tác dụng phụ của thuốc và nhanh chóng hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ.

Khi gặp phải tác dụng phụ của thuốc, giảm liều, hoặc dừng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ sẽ làm giảm các triệu chứng trong đa số các trường hợp. Ngoài ra, có thể sử dụng kèm các thuốc khác ngay từ ban đầu hoặc sau khi có biểu hiện của tác dụng phụ để giảm và ngăn ngừa các tác động bất lợi của thuốc. Chẳng hạn, kháng sinh dễ gây rối loạn tiêu hóa do làm mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột, bởi vậy, dùng kèm men vi sinh là một cách để hạn chế tác dụng phụ bất lợi của kháng sinh trên đường ruột. Và người có thể đưa ra lời khuyên tốt nhất cho bệnh nhân là bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn y tế.


Tại sao thuốc kháng sinh là con dao hai lưỡi
Phóng to
Nếu nghi ngờ trẻ bị nhiễm khuẩn, nên đưa trẻ đến bác sĩ khám và cho thuốc. Phụ huynh không tự cho trẻ uống kháng sinh - Ảnh: N.C.T.

Hiện nay không chỉ một số phụ huynh tự cho trẻ dùng kháng sinh (KS) không đúng mà còn có một số y bác sĩ điều trị KS không đúng, dùng theo kiểu “bao vây”, đưa đến việc nhiều KS thông dụng hiện nay đã bị đề kháng. Các KS tỏ ra hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trước đây như ampicillin, amoxicillin, cephalexin, erythromycin... nay đã bị lờn, gần như rất ít có tác dụng.

Thường chỉ dùng KS khi bị bệnh nhiễm khuẩn. Tất cả KS khi dùng đều có thể gây tai biến nên được ví như con dao hai lưỡi, lưỡi nào cũng rất sắc. Một lưỡi là thuốc điều trị hiệu quả bệnh nhiễm khuẩn, còn lưỡi kia là gây tác dụng có hại có khi rất nặng nề (như gây dị ứng có khi chết người, gây tiêu chảy do loạn khuẩn đường ruột, gây hiện tượng lờn thuốc KS...).

Trẻ sốt, khoan vội dùng kháng sinh

Riêng đối với trẻ, do các cơ quan liên quan đến việc hô hấp, chuyển hóa và đào thải thuốc chưa phát triển hoàn chỉnh, khả năng gây tai biến ở trẻ càng tăng gấp bội. Đó là lý do phải xem trẻ con là đối tượng đặc biệt, phải rất thận trọng khi dùng KS.

Để tránh tai biến cho trẻ khi dùng KS, các bậc cha mẹ không tự cho trẻ dùng mà nên dành quyền chỉ định KS cho bác sĩ. Tức là nếu nghi ngờ trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn thì nên đưa trẻ đến bác sĩ khám và chỉ định thuốc vì chỉ có bác sĩ mới chẩn đoán được trẻ đúng là bị bệnh nhiễm khuẩn, biết rõ cách dùng KS đúng: đúng thuốc, đúng cách, đủ liều, đủ thời gian.

Một số bệnh nhiễm khuẩn thường có triệu chứng sốt, nhưng không phải tất cả trường hợp sốt đều do nhiễm khuẩn. Do vậy, đừng vội cho trẻ dùng KS mà trước tiên tìm cách hạ nhiệt bằng paracetamol hay đắp trán, lau mình bằng khăn nhúng nước mát. Còn đối với cảm cúm là do siêu vi (còn gọi là virút) gây ra, KS không có tác dụng chữa trị. Sau 2-3 ngày, triệu chứng không đỡ thì nên đưa trẻ đến bác sĩ khám bệnh. Nếu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết thì đưa trẻ khám bác sĩ sớm hơn.

Đối với những trẻ bị viêm mũi, viêm hầu họng, nếu chỉ bị nhiễm siêu vi và chưa có biến chứng thì dùng KS không những không tác dụng mà có thể còn gây tình trạng đề kháng KS về sau. Trong trường hợp này, nếu trẻ bị sốt, chỉ nên cho dùng thuốc hạ nhiệt, kèm theo hút sạch mũi, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% (pha 9g muối NaCl trong 1 lít nước sạch hoặc hỏi mua ở nhà thuốc).

Riêng bị viêm tai giữa cấp ở trẻ, bác sĩ sẽ chẩn đoán đúng bệnh và tùy trường hợp bệnh mà cách dùng thuốc có khác nhau. Có khi bác sĩ chỉ cho dùng KS thông dụng là amoxicillin, nhưng hiện nay vi khuẩn đã đề kháng nhiều nên bác sĩ chỉ định ngay KS phối hợp là amoxicillin+clavulanate, có khi chỉ dùng thuốc 5-7 ngày nhưng có khi đến 10-14 ngày. Dùng KS đến hai tháng để trị viêm tai giữa cấp là do cách điều trị không hợp lý, việc chọn KS không đúng.

Dùng lâu, không tổn thương dạ dày

Nếu thật sự bị nhiễm khuẩn, việc dùng KS đủ liều thường kéo dài trong nhiều ngày, thông thường từ 5-7 ngày. Và tùy theo bệnh, dùng KS có thể kéo dài hơn. Như bị viêm tai giữa cấp kể ở trên, hoặc bị loét dạ dày có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori có thể dùng KS 14 ngày. Nhiễm vi khuẩn lao phải điều trị KS phối hợp từ sáu tháng trở lên.

Dùng KS có thể bị hai tai biến: tổn thương cơ quan (như bị tổn thương thần kinh thính giác gây điếc do dùng KS nhóm aminosid) và bị tiêu chảy do rối loạn tạp khuẩn ruột. Như vậy, dùng KS bừa bãi kéo dài luôn có nguy cơ bị tiêu chảy. Bị tiêu chảy do dùng KS cũng giống như bị tiêu chảy nói chung là người bệnh, nhất là trẻ con, bị mất nước và chất điện giải, mất vitamin và có thể bị suy dinh dưỡng chứ không bị tổn thương dạ dày.

* Trẻ bị ho có thể cho uống mật ong pha chanh, tắc trong dăm ngày. Nếu sau vài ba ngày mà triệu chứng không đỡ, hoặc sớm hơn nhưng nghi ngờ trẻ bị nhiễm khuẩn, nên cho trẻ đi khám bác sĩ để được định bệnh chính xác và chỉ định dùng KS khi cần thiết.

* Nên lưu ý khi thấy trẻ bị sốt, ho, rối loạn đường hô hấp mà cách thở, nhịp thở thất thường (thở nhanh từ 40 lần/phút trở lên đối với trẻ trên 1 tuổi, thở khó, có lõm ngực khi hít vào hoặc thở khó kiểu suyễn) thì phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chỉ định đúng thuốc và điều trị kịp thời, không để trẻ ở nhà tự chữa.

NGUYỄN OANH (Q.Phú Nhuận)