Tại sao tập thể dục bị chóng mặt

Đôi khi bạn cảm thấy chóng mặt khi tập thể dục, điều này có thể không quá nguy hiểm nhưng chúng cũng là dấu hiệu cho thấy bạn cần xem lại cách tập.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng chóng mặt khi tập thể dục. Có thể là do thể trạng của bạn chưa quen với việc vận động, hoặc bài tập đang tập quá nặng, không phù hợp với bạn... Dưới đây là tổng hợp những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng chóng mặt khi tập luyện.

1. Tập luyện quá sức

Đa phần hiện tượng chóng mặt khi tập thể dục chủ yếu do cường độ tập luyện quá sức. Có thể bạn đang tập những bài tập quá nặng so với sức chịu đựng của bản thân. Quá sức còn có những biểu hiện khác như: mờ mắt, khó thở, tim đập nhanh, buồn nôn hoặc nôn...

Theo nghiên cứu, các chấn thương do tập luyện quá sức chiếm 36,2% tất cả các vụ chấn thương ở các phòng tập. Tuy nhiên, tập luyện quá sức có thể xảy ra trong bất cứ hoạt động thể chất nào, không chỉ ở trong phòng tập. Có thể là leo núi, chạy bộ, đạp xe...

Tại sao tập thể dục bị chóng mặt

2. Sử dụng máy tập chuyển động liên tục

Hiện tượng chóng mặt này gần giống với việc say xe. Điều này có thể do bạn đang dùng máy chạy bộ liên tục khiến bạn mặc dù đã dừng tập và bước xuống nhưng vẫn có cảm giác đang quay quay.

Lúc này bạn cần xem lại tốc độ của máy chạy và điều chỉnh tăng dần, đồng thời nghỉ ngơi uống nước và giảm thời gian chạy trên máy xuống khoảng 3-5 phút để cơ thể quen dần.

3. Mất nước

Uống không đủ nước khi tập luyện có thể khiến bạn bị mất nước. Mất nước khi tập thể thao rất nguy hiểm, chúng có thể ảnh hưởng đến natri máu và khiến người tập dễ bị đột quỵ.

Mặc dù mất nước phổ biến ở trẻ em và người cao tuổi nhưng nó vẫn có thể ảnh hưởng đến người trưởng thành. Bạn có khả năng bị mất nước cao hơn nếu mắc bệnh nhẹ hoặc hoạt động thể chất nặng, đặc biệt là trong thời tiết nóng.

Các triệu chứng mất nước bao gồm: chóng mặt, khô miệng, ngất nhẹ, đi tiểu ít, mệt mỏi, yếu ớt.

4. Thiếu oxy

Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến của hiện tượng chóng mặt khi tập thể dục. Đa phần chúng ta đều chưa biết cách thở trong quá trình luyện tập khiến oxy đi vào trong cơ thể ít hơn, tim đập nhanh và nhịp thở cũng gấp hơn.

Tại sao tập thể dục bị chóng mặt

Bạn cần điều chỉnh hơi thở, cần hít sâu bằng mũi, phình bụng và thở ra bằng miệng. Ngay cả khi không tập luyện, bạn cũng nên tập thở sâu mỗi ngày.

5. Huyết áp thấp

Hoạt động thể chất nặng có thể khiến bạn bị hạ huyết áp, chóng mặt. Những người huyết áp thấp thường dễ bị chóng mặt hơn bình thường, kết hợp với những yếu tố như tập luyện quá sức, thiếu nước, thiếu oxy càng khiến cho hiện tượng chóng mặt trở nên nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng ngất xỉu, cấp cứu.

Huyết áp bình thường ở khoảng 120/80mmHg. Những người bị huyết áp thấp có chỉ số huyết áp dưới 90/60mmHg. Những người này cần cân nhắc khi tập luyện các bài tập có cường độ cao, nhất là cardio

6. Hạ đường huyết

Bạn có thể bị hạ đường huyết nếu để bụng quá rỗng trước khi tập thể dục. Khi tập luyện, cơ bắp sử dụng nhiều glucose hơn bình thường, do vậy nếu bạn không ăn gì trước khi tập có thể bị hạ đường huyết, cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, cáu gắt, run rẩy, đồ mồ hôi...

Bạn có thể ăn lót dạ chuối hoặc trứng luộc trước khi tập luyện để đảm bảo đủ năng lượng cho một buổi tập nhé.

7. Rối loạn nhịp tim

Chứng loạn nhịp tim có thể khiến tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Có nhiều tình trạng có thể gây rối loạn nhịp tim, bao gồm bệnh tim mạch hoặc cảm xúc căng thẳng…

Tập thể dục nặng có thể kích hoạt hoặc khiến các triệu chứng bệnh tim mạch trở nên tồi tệ hơn. Khi bị rối loạn nhịp tim, bạn có thể cảm thấy: chóng mặt, thay đổi nhịp tim, ngất xỉu, khó thở, đồ mồ hôi.

Nếu bạn cảm thấy bị chóng mặt khi tập thể dục, hãy tìm hiểu kỹ những nguyên nhân trên để điều chỉnh hoặc khắc phục. Chóng mặt khi tập thể dục khiến bạn dễ bị ngất xỉu hoặc tệ hơn là đột quỵ, rất nguy hiểm đến tính mạng.

Buồn nôn sau khi tập thể dục, yoga không phải là tình trạng hiếm gặp ở nhiều người. Đây không phải là triệu chứng của một bệnh lý nào cụ thể nhưng bạn cũng chớ nên chủ quan. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn nôn sau khi tập thể dục, buồn nôn sau khi tập yoga là gì và làm thế nào để khắc phục. Hãy tham khảo bài viết chia sẻ chi tiết của bệnh viện Hồng Ngọc dưới đây nhé.

Do chế độ ăn của người tập: Việc ăn uống không đúng cách như ăn trước khi tập thể dục hay nhịn ăn sẽ khiến cho hệ tiêu hóa bị cắt giảm năng lượng hoạt động, gây nên chứng buồn nôn sau khi tập thể dục.

Do hệ quả của quá trình hydrat hóa: Việc tập luyện thể dục thể thao sẽ khiến cơ thể chúng ta đổ mồ hôi rất nhiều. Điều này sẽ làm mất đi các chất điện giải bên trong cơ thể. Dẫn tới tình trạng buồn nôn sau khi tập thể dục, nếu kéo dài có thể sẽ làm người tập choáng váng, kém linh hoạt.

Biểu hiện bệnh lý của người tập: Tụt huyết áp, hạ đường huyết. Những trường hợp mắc phải bệnh lý này nếu như không có những bài tập phù hợp rất dễ bị choáng váng, chóng mặt, buồn nôn sau khi tập thể dục thậm chí còn bị kiệt sức.

Tập luyện quá sức: Nếu luyện tập quá sức sẽ dẫn tới cơ thể bị thiếu hụt năng lượng khiến cơ thể bị phản ứng mạnh, dễ bị choáng váng và buồn nôn sau khi tập thể dục.

Tại sao tập thể dục bị chóng mặt

Luyện tập quá sức có thể là tác nhân khiến bạn bị buồn nôn sau khi tập thể dục

Cơ thể người tập không đáp ứng được với cường độ tập luyện

Những học viên mới chưa thích nghi, người tập bị đói, cơ thể thiếu hoặc thừa nước dễ gặp tình trạng nêu trên. Đối với những người mới bắt đầu tập luyện yoga, cơ thể chưa quen với việc thực hiện các tư thế cúi đầu, uốn cong, đảo người, xoay người liên tục trong yoga. 

Những động tác đặc thù này yêu cầu cơ thể phải điều tiết hơi thở đúng cách trong khi tập luyện. Chính vì chưa kịp thích nghi với những bài tập mới này mà gây nên hiện tượng đau mỏi toàn thân, chóng mặt và buồn nôn sau khi tập yoga.

Tập yoga khi đang đói có thể dẫn tới cảm giác buồn nôn. Khi tập yoga, cơ thể bạn sẽ bị mất nhiều nước hơn bình thường. Ngoài ra, nếu không cung cấp kịp thời lượng nước bù đắp vào lượng nước tiêu hao khi tập yoga sẽ dẫn tới hiện tượng buồn nôn.

Nhưng không phải vì vậy mà người tập uống quá nhiều nước. Điều này lại khiến cơ thể bị mất cân bằng điện giải, natri trong máu bị giảm và dẫn tới hiện tượng buồn nôn sau khi tập yoga.

Tại sao tập thể dục bị chóng mặt

Buồn nôn sau khi tập yoga có thể do chưa thích nghi với các tư thế khi tập

Tập luyện quá sức

Tập luyện quá sức sẽ gây buồn nôn do cơ thể bị thiếu hụt năng lượng quá nhanh. Điều này không hề tốt cho cơ thể của bạn. Vậy nên tùy vào sức khỏe hiện tại, bạn chỉ nên tập với thời lượng phù hợp.

Người tập có tiền sử về bệnh lý liên quan

Một trong những dấu hiệu để dễ dàng nhận biết người bị huyết áp thấp là chứng chóng mặt, buồn nôn khi thay đổi tư thế đột ngột. Nếu bạn bị huyết áp thấp thì có thể rất dễ cảm thấy bị chóng mặt buồn nôn sau khi thay đổi các động tác và tư thế trong các bài tập yoga.

Bệnh rối loạn tiền đình khiến bạn cảm thấy hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng dẫn đến ngã khi đang vận động.

Ngoài ra, các bệnh lý như rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch cũng có thể là nguyên nhân bị chóng mặt buồn nôn khi vận động.

Nếu cơn chóng mặt và cảm giác buồn nôn kéo dài. Bạn cần phải gặp bác sĩ để kiểm tra, chẩn đoán tình trạng sức khỏe sớm hơn.

Bạn nên can thiệp chăm sóc y tế khẩn cấp nếu như đột ngột và thường xuyên gặp các triệu chứng rối loạn nhịp timgặp các triệu chứng bất thường như: cơ thể mất nước quá nhiều, mất phương hướng hay thậm chí là mất ý thức.

Chóng mặt khi tập thể dục không phải là vấn đề cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu không thể tiếp tục, bạn hãy cho bản thân được nghỉ ngơi bằng cách ngồi yên hoặc nằm xuống thảm trong một phút và chú ý quan sát hơi thở của mình. Ranh giới giữa việc cố gắng để có thân hình cân đối và việc ép bản thân tập luyện quá sức rất mong manh. 

Tại sao tập thể dục bị chóng mặt

Bạn hãy nghỉ ngơi ngay khi có dấu hiệu chóng mặt để tránh hiện tượng buồn nôn khi tập thể dục

Chóng mặt, mất thăng bằng thường xảy ra khi người tập hít thở không đúng cách khi tập yoga. Nếu giữ hơi thở quá lâu, thở quá nhanh hoặc thậm chí thở quá sâu, bạn đều có thể gặp hiện tượng chóng mặt. Khi đó, hãy thả lỏng cơ thể, hít thở chậm và sâu hơn một chút.

Khi tập các bài tập thể dục có kiểm soát như gập bụng, các bài tập dưới sàn, yoga, pilates chuỗi và tập tạ, mọi người thường nhắm mắt và tập trung vào các động tác của bài tập. 

Tốt hơn là bạn hãy mở mắt và nhìn về phía trước để cơ thể nhận biết các chuyển động rõ hơn, giống như là khi bạn chống say xe vậy.

Một số tư thế trong yoga có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chóng mặt, buồn nôn khi tập. Ví dụ như các tư thế đảo ngược, tư thế đứng gập người về phía trước và tư thế lạc đà.

Nếu bạn hít một hơi thật sâu và gập người xuống thì dạ dày sẽ có cảm giác bị căng tức như khi ăn quá no và khiến bạn bị nôn. Nếu đang thở mạnh thì thay vì gập người, bạn có thể tham khảo chuyển sang tập squat.

Tại sao tập thể dục bị chóng mặt

Bạn nên hạn chế tư thế gập người khi dạ dày có cảm giác bị căng tức để tránh bị buồn nôn sau khi tập yoga

Để phòng tránh buồn nôn sau khi tập thể dục, bạn không được bỏ bữa sáng sau khi tập. Nếu tập luyện bộ môn khác hoặc tập yoga vào buổi chiều, bạn nên ăn nhẹ trước đó 1-2 giờ đồng hồ. Bởi nếu thiếu năng lượng trong khi tập luyện, hiện tượng buồn nôn, chóng mặt có thể xảy ra.

Nên ăn đa dạng các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin A, vitamin nhóm B. Bổ sung dồi dào các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, thực phẩm giàu sắt, acid folic. Kèm theo đó thực đơn hàng tuần nên bổ sung thêm thực phẩm giàu Kẽm, magie và các khoáng chất khác.

Hàng ngày nên ăn 1 quả chuối để duy trì năng lượng tốt. Và các loại trái cây giàu vitamin khác.

Sau khi tập luyện xong nên ăn uống lành mạnh. Không được ăn đồ chiên rán, dầu mỡ nhiều, đồ ăn khó tiêu . Không ăn đồ cay nóng. Hay thực phẩm tái sống, thực phẩm chưa nấu chín như các món nộm gỏi, hải sản dễ gây dị ứng cơ thể gây nên buồn nôn. Không ăn thực phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, bánh chiên ngọt. Không ăn thức ăn nhanh và không nên ăn quá no, quá nhanh để đi làm việc.

Giữ đủ nước bằng cách uống ít nhất 2 cốc (473 ml) nước từ 1 – 2 giờ trước khi tập luyện. Uống thêm 2 cốc (473ml) từ 20 – 30 phút trước khi bắt đầu tập thể dục. Trong quá trình tập luyện, hãy uống 1/2 cốc (118ml) nước sau mỗi 15 phút tập luyện. 

Không bao giờ được uống quá nhiều nước trong khi tập thể dục. Uống nước thành từng ngụm nhỏ, đều đặn trong quá trình tập luyện của bạn. 

Uống những loại đồ uống thể thao như gatorade trong khi tập luyện, nếu như bạn là người dễ bị hạ đường huyết. 

Tránh uống đồ uống có gas trước, trong hoặc sau khi tập luyện. Không uống bia, rượu. Không uống nước lạnh sau khi tập thể dục xong.

Tại sao tập thể dục bị chóng mặt

Uống nước đúng cách sẽ làm giảm được triệu chứng buồn nôn sau khi tập thể dục

Sau khi tập luyện bất kỳ một bộ môn thể thao nào, bạn cũng cần phải nghỉ ngơi 30 phút sau đó. Tuyệt đối tránh làm bất cứ công việc nào sau khi tập thể dục hoặc tập yoga xong. Việc nghỉ ngơi giúp cơ thể bạn trở lại trạng thái thăng bằng. Tránh được hiện tượng buồn nôn sau khi tập thể dục hoặc buồn nôn sau khi tập yoga nếu cơ thể bị tụt huyết áp, bị chóng mặt,…

Một lưu ý để phòng tránh buồn nôn sau khi tập thể dục và yoga hay bất kỳ bộ môn nào khác là bạn không được đi tắm liền. Sau khi tập cơ thể bạn sẽ tiêu hao năng lượng, đổ mồ hôi nhiều ở bộ môn chạy nhảy, vận động nhiều. Việc đi tắm liền nếu không kiểm soát được thăng bằng cơ thể, một số người có triệu chứng mệt rã, chóng mặt, choáng váng. Thậm chí là ngất xỉu trong nhà tắm. Nếu không xử lý kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Đây chính là nguyên nhân một số ca tử vong do đi tắm liền sau khi tập thể dục xong.

Tại sao tập thể dục bị chóng mặt

Không nên đi tắm sau khi tập thể dục xong

Để duy trì sự khỏe mạnh, bạn nên tập luyện thể thao với cường độ phù hợp. Không tập thể dục quá lâu hoặc tập quá sức khiến cơ thể mệt mỏi sau đó. Một trong những nguyên nhân gây đột quỵ hoặc mắc triệu chứng khác là do người tập sức khỏe không tốt nhưng vẫn cố gắng tập luyện với thời lượng quá nhiều trong ngày.

Ngoài ra, để phòng tránh buồn nôn sau khi tập thể dục hoặc tập yoga bạn cần nằm nghỉ ở nhà nếu bạn bị ốm. Bởi khi bị ốm nếu tập luyện không đúng hoặc mất sức có thể khiến bạn càng kiệt sức, thậm chí là tụt đường huyết và đột quỵ.

Để đạt hiệu quả tốt nhất giúp cơ thể khỏe mạnh, bền bỉ, bạn nên chọn bộ môn thể thao phù hợp với chính mình. Cụ thể như chạy bộ, đi bộ, đạp xe, bơi lội,…

Bệnh viện Hồng Ngọc nằm trong TOP đầu bệnh viện chất lượng cao được đông đảo bệnh nhân lựa chọn, là địa chỉ chăm sóc sức khỏe đáng tin cậy tại thủ đô Hà Nội. Với hơn 18 năm phát triển, đến nay bệnh viện ngày càng mở rộng quy mô hơn nữa với nhiều cơ sở phủ rộng khắp các quận của thủ đô.

Tại Hồng Ngọc, khách hàng sẽ được thăm khám với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, tận tâm với người bệnh; được chẩn đoán bởi hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại nhất. Bên cạnh đó quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp về sức khỏe, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo Hotline bên dưới để được tư vấn miễn phí.

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Tel: 024 3927 5568 – 024 7300 8866

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/     

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.