Tác giả của ca dao là ai

Tác giả của ca dao là ai

– Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, dùng để diễn tả đời sống nội tâm của con người.

– Để phân biệt ca dao và dân ca, hiện nay, người ta đưa ra hai khái niệm như sau:

   + Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng

   + Ca dao là lời thơ của dân ca. Ca dao còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca. Khái niệm ca dao còn được dùng để chỉ một thể thơ dân gian – thể ca dao

1. Giá trị nội dung

– Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao, dân ca. Những câu hát thuộc chủ đề này thường là lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói về cha mẹ, ông bà. Những câu hát này thường dùng để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử, tình cảm anh em ruột thịt.

– Giáo dục con người về lòng biết ơn và tình cảm yêu thương trong gia đình

2. Giá trị nghệ thuật

– Sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát

– Sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ, nghệ thuật đối,…

– Giọng điệu ngọt ngào, tâm tình, thủ thỉ….

I. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về thể loại ca dao, dân ca (khái niệm, đặc điểm nội dung và nghệ thuật,…)

– Giới thiệu về chùm ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình (khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…)

II. Thân bài

1. Bài 1: Lời mẹ hát ru con

– Biện pháp so sánh: công cha – núi ngất trời, nghĩa mẹ – nước ở ngoài biển Đông

⇒ Dùng cái rộng lớn, mênh mông của thiên nhiên để gợi nên công lao to lớn, không gì sánh bằng của cha mẹ

– “Cù lao chín chữ”: hình ảnh ẩn dụ quen thuộc, nói lên lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ, đồng thời làm tăng thêm âm điệu tôn kính, nhắn nhủ, tâm tình của câu hát

⇒ Với việc sử dụng biện pháp so sánh, hình ảnh ẩn dụ bài ca dao đã ngợi ca công lao to lớn của cha mẹ. Đồng thời, qua đó, răn dạy con cháu phải luôn ghi nhớ và báo đáp công ơn to lớn ấy

2. Bài 2: Lời người con gái lấy chồng xa quê với mẹ

– Thời gian: chiều chiều –thời gian buổi chiều gợi cảm giác buồn, nhớ nhà và từ láy “chiều chiều” gợi cảm giác tuần hoàn, lặp đi lặp lại

– Không gian: ngõ sau – gợi sự vắng lặng, không gian rộng lớn, mênh mông, gợi sự cô đơn, buồn tẻ

– Nỗi niềm của người con gái:

   + Trông về quê mẹ: một cái nhìn đăm đăm, đầy thương nhớ

   + Ruột đau chín chiều: nỗi cô đơn làm dâu xứ lạ, nhớ thương cha mẹ, tê tái, đau buồn không giúp đỡ được cha mẹ.

⇒ Không gian và thời gian gợi nên nỗi buồn, cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi của cô gái lấy chồng xa, đây cũng chính là số phận của người phụ nữ trong xã hội trọng nam khinh nữ.

3. Bài 3: Lời của con cháu với ông bà

– Ngó lên: hành động gợi sự trân trọng, tôn kính

– Hình ảnh “nuộc lạt mái nhà”: nhiều, gợi sự kết nối bền chặt, không tách rời của sự vật cũng như tình cảm huyết thống và công lao to lớn của ông bà trong việc xây dựng gia đình

– So sánh theo mức độ tăng tiến: bao nhiêu … bấy nhiêu gợi nên nỗi nhớ trùng điệp, vô tận, không bao giờ nguôi, không bao giờ dứt

⇒ Câu ca dao nói lên một tình cảm cao đẹp, đáng trân trọng của con gnuwoif Việt Nam: luôn hiếu thảo, biết ơn đối với đấng sinh thành

4. Bài 4: Tiếng hát về tình cảm anh em ruột thịt

– Sử dụng cặp từ “cùng chung”- “cùng thân”: khẳng định tình cảm anh em thân thương, mối quan hệ ruột thịt, sự gắn bó thân thiết

– Nghệ thuật so sánh “anh em” – “chân tay”: cách ví von giàu hình tượng gợi sự liên tưởng về mối quan hệ mật thiết, biết nương tựa lẫn nhau trong cuộc sống

⇒ Bài ca dao nhắc nhở anh em trong cùng gia đình phải biết yêu thương lẫn nhau, nương tựa và cùng hỗ trợ lẫn nhau. Làm được điều đó sẽ khiến cha mẹ vui lòng

III. Kết bài

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật

   + Nội dung: ca ngợi tình cảm gia đình, răn dạy mỗi người phải luôn ghi nhớ và báo đáp công ơn của cha mẹ

   + Nghệ thuật: thể thơ lục bát, lối nói ví von, so sánh, ẩn dụ, giọng điệu tâm tình, thủ thỉ,…

– Cảm nhận của bản thân: tình cảm gia đình, anh em ruột thịt luôn là tình cảm thiêng liên và quý giá nhất. Mỗi người chúng ta phải luôn ghi nhớ và giữ gìn tình cảm ấy.

Tác giả của ca dao là ai

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Ca dao dân ca những câu hát về tình cảm gia đình Ngữ văn lớp 7, bài học tác giả - tác phẩm Ca dao dân ca những câu hát về tình cảm gia đình trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Ca dao dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

- Tình cảm gia đình là một chủ đề tiêu biểu của ca dao, dân ca. Những câu ca dao thuộc chủ đề này thường là lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói về cha mẹ, ông bà và thường dung các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt.

B. Đôi nét về tác phẩm Ca dao dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

1. Khái niệm

- Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

- Hiện nay người ta có phân biệt khái niệm dân ca và ca dao. Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc (diễn xướng). Ca dao là lời thơ của dân ca.

2. Giá trị nội dung

- Đề cao giá trị của tình cảm gia đình 

- Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương, coi trọng gia đình

3. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, đối xứng…

- Giọng điệu dân ca ngọt ngào

- Thể thơ lục bát và lục bát biến thể gợi tâm tình, nhắn nhủ

C. Sơ đồ tư duy Ca dao dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

Tác giả của ca dao là ai

D. Đọc hiểu văn bản Ca dao dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

Bài 1:

- “Cù lao chín chữ”: Chín chữ nói về công lao cha mẹ nuôi con vất vả gồm sinh: đẻ, cúc: nâng đỡ, phủ: vuốt ve, súc: cho bú, cho ăn, trưởng: nuôi cho lớn, dục: dạy dỗ, cố: trông nom, phục: theo dõi tính tình mà uốn nắn, phúc: che chở

- Bài ca dao lời ru của mẹ “con ơi!”

- So sánh ví von “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “biển Đông”

- Núi và biển là những cái to lớn của thiên nhiên, đất trời mênh mông, vĩnh hằng, bất diện từ đó cho thấy tầm quan trọng của công ơn cha mẹ với sự phát triển và hình thành nhân cách của mỗi người.

- Cha uy nghiêm, vững chãi được so sánh với núi

- Mẹ dịu dàng, bao dung như dòng nước biển

=> Thể lục bát dân gian ngọt ngào làm bài ca dao như lời thủ thỉ sâu lắng của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn con

Bài 2:

 - “Chiều chiều” : từ láy, sự lặp đi lặp lại của thời gian

- “Trông” trong tư thế “đứng” : khắc khoải, mong chờ

- “Ngõ sau” chứ không phải ngõ trước gợi sự vắng lặng, đồng rộng mênh mông khuất bóng.

- “Ruột đau chín chiều” không chỉ là nỗi nhớ mẹ mà còn là nỗi nhớ quê và cả niềm cay đắng về thân phận mình, về nỗi lo cha mẹ già yếu không ai chăm sóc và sự lẻ bóng ở nhà chồng.

=> Tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa qua quê với nỗi nhớ gia đình tha thiết ở nơi đất khách quê người.

Bài 3:

- Nỗi niềm thành kính tôn trọng “Ngó lên”

- “Nuộc lạt mái nhà” hình ảnh bình thường thân thuộc 

- “Bao nhiêu… bấy nhiêu” cụ thể hóa nỗi nhớ vô hình

=> Gợi nhắc công lao của ông bà ngày xưa gây dựng lên ngôi nhà với từng nuộc lạt. Nỗi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà được diễn tả sâu sắc qua hình ảnh gần gũi, giản dị

=> Ca ngợi đạo lí cội nguồn tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây 

Bài 4:

- “Nào phải người xa” cách diễn tả nhẹ nhàng nhắc nhở

- Điệp từ “cùng” thể hiện tầm quan trọng của huyết thống anh em

- So sánh: “Yêu nhau như thể tay chân”, chân và tay là những bộ phận gắn bó với nhau trên cơ thể, cùng kết hợp để cơ thể hoạt động linh hoạt

=> Nhắc nhở anh em cần đoàn kết thương yêu nhau, đùm bọc, che chở nhau cùng chung sống hòa thuận để cha mẹ được yên lòng

Kho tàng văn học dân gian Việt Nam rất đa dạng với nhiều bài ca dao hay và ý nghĩa, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Vậy ca dao là gì? Hãy cùng muahangdambao.com tham khảo và tìm hiểu qua những thông tin chia sẻ dưới đây nhé!

Ca dao là gì?

Ca dao là những lời thơ trữ tình dân gian; được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người và kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng.

Tác giả của ca dao là ai
Ca dao nghĩa là gì?

Những câu ca dao Việt Nam được sáng tác và truyền miệng bởi người dân lao động. Do vậy mà không ai biết được nguồn gốc hay tác giả của ca dao là ai. Ngày nay, ca dao vẫn được sử dụng phổ biến trong giao tiếp và trong nhiều tác phẩm văn học.

Đặc điểm của ca dao là gì?

Về nội dung

  • Ca dao diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng và tình cảm của người dân trong các mối quan hệ như: tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương, gia đình, đất nước,… Ngoài ra, ca dao còn phản ánh lịch sử và các phong tục tập quán truyền thống của người dân Việt.
  • Trong đó, chủ đề chính  của ca dao là tiếng hát than thân, lời ca yêu thương tình nghĩa được cất lên từ cuộc đời đầy cay đắng, xót xa nhưng đằm thắm ân tình của người Việt Nam.

Về nghệ thuật

  • Ca dao là những lời thơ ngắn gọn; được biết bằng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể nên rất dễ ghi nhớ.
  • Ngôn ngữ giản dị, quen thuộc, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
  • Giàu hình ảnh ẩn dụ, so sánh.
  • Cách diễn đạt mang đậm sắc thái dân gian.
  • Cấu trúc được chia thành 3 loại phổ biến sau: Ngẫu nhiên không có chủ đề nhất định; cấu trúc theo lối phô diễn về thiên nhiên và cấu trúc theo lối đối thoại.
Tác giả của ca dao là ai
Đặc điểm của ca dao

Phân loại ca dao

Kho tàng ca dao Việt Nam rất đa dạng và chia thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể như sau:

  1. Đồng dao: Là thơ ca dân gian truyền miệng gắn liền với công việc và các trò chơi của trẻ em.

Ví dụ:

Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa đứt cương

Ba vương ngũ đế

Bắt dế đi tìm….

  1. Ca dao lao động: Được sáng tác trong quá trình lao động sản xuất của nhân dân; đúc kết nhiều kinh nghiệm sống của cha ông ta.

Ví dụ:

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

  1. Ca dao ru con: Hầu hết những bài hát ru con ngày nay đều là những câu ca dao có sẵn.

Ví dụ:

Ru con, con ngủ cho say

Để u dệt vải cho thầy nhuộm nâu.

  1. Ca dao về các lễ nghi và phong tục: Thể hiện hình thức sinh hoạt tôn giáo của người dân.

Ví dụ:

Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.

  1. Ca dao hài hước, bông đùa, trào phúng: Những câu ca dao dí dỏm, hài hước, bông đùa thể hiện tinh thần lạc quan, vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống. Ngược lại, những câu ca dao châm biếm, trào phúng sẽ lên án, phê phán thói hư, tật xấu của con người.

Ví dụ:

Công anh chăn nghé đã lâu,

Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày.

  1. Ca dao trữ tình: Đây là loại ca dao do cảm xúc tạo thành; chủ yếu được dùng để bộc lộ tâm trạng, tình cảm, ký thác tâm sự của chủ thể. Chủ đề của ca dao trữ tình khá đa dạng, từ tình cảm gia đình, quê hương đến tình yêu đôi lứa.

Ví dụ:

Ai làm cái nón quai thau

Để cho anh thấy cô nào cũng xinh.

  1. Ca dao than thân: Đó là tiếng nói được cất lên từ những kiếp người đau khổ, cùng cực, lầm than trong xã hội cũ. Họ phải chịu bao đắng cay, áp bức, tủi nhục, uất ức vì “thấp cổ bé họng” trong xã hội.

Ví dụ:

Thân em như hạt mưa sa,

Hạt vào giếng nước, hạt ra ruộng đồng.

Ý nghĩa của ca dao là gì?

Ca dao có ý nghĩa quan trọng trong đời sống sinh hoạt, sản xuất và văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Nó được ví như “món ăn tinh thần” giúp người dân giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi sau những giây phút làm việc vất vả, cực nhọc. Ca dao còn là nơi giãi bày sự uất ức, bất công, tủi nhục,… của những con người thấp cổ bé họng nhất trong xã hội.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ca dao thể hiện nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Đó là sự mộc mạc, giản dị và tinh thần lạc quan vượt lên mọi hoàn cảnh của nhân dân ta.

Ngoài ra, nhiều kinh nghiệm dân gian quý báu cũng được cha ông ta đúc kết và lưu giữ trong ca dao. Điển hình như những bài ca dao về hiện tượng tự nhiên, kinh nghiệm sản xuất.

Ví dụ:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Tác giả của ca dao là ai
Ca dao đúc kết nhiều kinh nghiệm quý báu của cha ông ta

Tổng hợp những bài ca dao hay về tình yêu, tình cảm gia đình, thầy cô và bạn bè

Ca dao về cha mẹ

Cha mẹ là người đã sinh thành và nuôi dưỡng ta khôn lớn. Tình cha mẹ dạt dào, bao la như biển cả, không gì có thể đong đếm được. Vì vậy, hãy dành thật nhiều thời gian để yêu thương, chăm sóc cho họ. Đừng để đến khi không còn đấng sinh thành trên đời nữa mới nhận ra sự thiếu sót của bản thân.

Dưới đây là các câu ca dao hay về cha mẹ, mời các bạn cùng tham khảo:

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang

  1. Mẹ nuôi con biển hồ lai láng,

Con nuôi mẹ tính tháng tính ngày.

Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.

  1. Nuôi con chẳng quản chi thân,

Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.

Ba năm bú mớm biết bao thân tình

Ca dao về thầy cô

Thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai vậy. Họ không có công sinh thành nhưng có công giáo dục, dạy dỗ và khai sáng con đường tương lai cho biết bao thế hệ học trò. Vì vậy, dù bạn đang ngồi trên ghế nhà trường hay đang thành đạt ở một nơi nào đó, hãy luôn ghi nhớ công ơn này nhé!

Dưới đây là những câu ca dao hay nhất về thầy cô nhân ngày 20/11:

Cho con vững bước dặm trường tương lai.

  1. Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây

Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.

  1. Mười năm rèn luyện sách đèn

Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy.

  1. Công cha, áo mẹ, chữ thầy

Gắng công mà học có ngày thành danh.

  1. Mẹ cha công đức sinh thành

Ra trường thầy dạy học hành cho hay.

Tác giả của ca dao là ai
Những câu ca dao ý nghĩa nhất về thầy cô

Ca dao về tình yêu đôi lứa

Tình yêu là món quà cuộc sống ban tặng cho con người. Tình yêu mang đến hạnh phúc nhưng kèm theo đó là không ít dằn vặt, đau khổ. Người ta thường nói, một người nếu trải qua tình yêu sâu đậm thì mới thực sự nếm đủ mùi vị của cuộc sống.

Tình yêu là hàng loạt cảm xúc, buồn vui lẫn lộn. Tình yêu là sự pha trộn giữa đắng cay và ngọt ngào như hương vị của miếng socola. Dưới đây là những ca dao về tình yêu được cha ông ta đúc kết qua nhiều thế hệ:

  1. Thương nhau mấy núi cũng trèo,

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.

Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.

  1. Thuyền về có nhớ bến chăng,

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

  1. Đôi ta như cái đòng đòng,

Đẹp duyên nhưng chẳng đẹp lòng mẹ cha.

  1. Anh như nút, em như khuy

Như mây với núi, biệt ly không đành.

Ca dao dân ca về tình cảm gia đình

Gia đình là chốn duy nhất bao dung và tha thứ cho mọi lỗi lần của ta, là nơi để ta dựa vào sau mỗi thất bại, khó khăn của cuộc sống. Tình cảm gia đình là tình cảm trân quý nhất, thiêng liêng nhất mà ta có được. Dưới đây là những câu ca dao về tình cảm gia đình hay và ý nghĩa nhất:

  1. Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

  1. Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon.

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đàn.

  1. Dì ruột thương cháu như con

Rủi mà không mẹ cháu còn cậy trông.

Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ

Nuôi con khó nhọc đến giờ

Trưởng thành con phải biết thờ song thân.

Tác giả của ca dao là ai
Những bài ca dao hay về tình cảm gia đình

Ca dao về tình yêu quê hương đất nước

Tình yêu quê hương là thứ tình cảm chân chất nhất, mộc mạc nhất, giản dị nhất nhưng cũng sâu lắng nhất. Nó thấm sâu vào máu của mỗi con người. Dù không mãnh liệt như tình yêu đôi lứa, không bao la như tình cảm gia đình nhưng nó mang lại cho ta cảm giác bình yên và ấm áp đến lạ thường! Mời các bạn cùng thưởng thức những câu ca dao quê hương, đất nước:

  1. Đầm sen, bãi sậy, rừng tràm,

Kinh dài xé đất, cây xanh rợp trời.

  1. Ai đi trẩy hội chùa Hương

Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm

Mớ rau sắng, quả mơ non

Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?

  1. Nhà Bè nước chảy chia hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về!

Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh.

  1. Vọng Phu thuộc dãy núi Bà

Phước Sơn chất ngất gọi là núi Ông

Phải chi đây đó vợ chồng

Gánh tương tư khỏi nặng lòng nước non.

Ca dao về tình bạn

Tình bạn là tình cảm thiêng liêng và chân thành nhất. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những câu ca hay nhất về tình bạn!

  1. Bạn bè là nghĩa tương tri

Sao cho sau trước một bờ mới nên.

Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời.

Tình bạn là mối duyên thừa trời cho.

Năm thân áo vải ướt đầm cả năm.

  1. Sống trong bể ngọc kim cương

Không bằng sống giữa tình thương bạn bè.

Ca dao châm biếm hài hước

Ca dao không chỉ là tiếng nói yêu thương tình nghĩa về tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa,… mà còn mang tính giải trí cao, châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu của con người.

  1. Muốn ăn gắp bỏ cho người,

Gắp đi gắp lại, lại rơi vào mình.

  1. Chồng người đánh giặc sông Lô

Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần

Chồng người cưỡi ngựa bắn cung

Chồng em ngồi bếp cầm thun bắn ruồi.

Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói gieo quẻ nói rằng,

Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn.

Thấy gái thì thèm như chửa thèm chua.

Ngồi bên cửa sổ đưa thư kén chồng.

Tác giả của ca dao là ai
Ca dao hài hước, châm biếm

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ ca dao là gì. Đừng quên truy cập thường xuyên vào muahangdambao.com để update thêm nhiều câu ca dao chế, ca dao Nam Bộ hay nhé!