Làm sao để biết trẻ sơ sinh khát nước

Lượng dịch và chất điện giải cần cho sự trao đổi chất cơ bản cũng phải được tính đến. Việc duy trì có liên quan tới tốc độ chuyển hoá và ảnh hưởng bởi nhiệt độ cơ thể. Lượng dịch mất khó nhận biết (mất dịch do bay hơi từ da và đường hô hấp) chiếm khoảng một phần ba tổng lượng nước duy trì (ở trẻ nhỏ nhiều hơn một chút và ít hơn ở trẻ vị thành niên và người lớn).

Lượng dịch duy trì có thể được thêm vào như một sự truyền dịch cùng lúc riêng biệt, để tốc độ dịch truyền bù cho lượng dịch mất và dịch tiếp tục mất đi có thể được thiết lập và điều chỉ riêng rẽ với tốc độ dịch duy trì.

Các ước tính cơ bản bị ảnh hưởg bởi sốt (tăng 12% mỗi độ > 37,8° C), hạ thân nhiệt, và hoạt động (ví dụ, tăng trong cường giáp hoặc trạng thái động kinh, giảm trong hôn mê).

Cách tiếp cận truyền thống để tính toán thành phần của dịch duy trì cũng dựa trên công thức Holliday-Segar. Theo công thức đó, bệnh nhân cần

  • Natri: 3 mEq/100 kcal/24 h (3 mEq/100 mL/24 giờ)

  • Kali: 2 mEq/100 kcal/24 giờ (2 mEq/100 mL/24 giờ)

(Lưu ý: 2 đến 3 mEq/100 mL tương đương 20 đến 30 mEq/L [20 to 30 mmol/L].)

Tính toán này chỉ ra rằng dịch duy tri nên có muối 0,2% đến 0,3% với 20 mEq kali/L (20 mmol/L) trong dung dịch dextrose 5%. Các chất điện giải khác (như magiê, canxi) không được thêm vào một cách thường quy. Thông thường, áp lực thẩm thấu huyết thanh kiểm soát sự giải phóng ADH từng khoảnh khắc. Nếu mức độ mất nước ở trẻ đủ nghiêm trọng, giải phóng hormone chống bài niệu (ADH) xảy ra để đáp ứng với thể tích mạch máu và không phải áp lực thẩm thấu (giải phóng ADH). Tuy nhiên, y văn gần đây cho thấy những trẻ mất nước được nhận viện được truyền dung dịch muối 0,2% duy trì dịch đôi khi có thể có tình trạng hạ natri huyết Giảm Natri máu ở trẻ sơ sinh Giảm Natri máu ở trẻ sơ sinh là nồng độ natri huyết thanh 135 mEq/L (> 135 mmol/L). Giảm natri huyết do thần kinh có thể gây co giật hoặc hôn mê. Điều trị là thay thế natri thận trọng với IV... đọc thêm . Sự phát triển này có thể là do sự giải phóng ADH liên quan đến thể tích cũng như sự giải phóng ADH liên quan đến kích thích (ví dụ như căng thẳng, nôn mửa, mất nước, hạ đường huyết). ADH gây tăng giữ nước tự do. Giảm natri huyết phát sinh trong điều trị có thể là một vấn đề lớn đối với trẻ em bị bệnh nặng và những trẻ nhập viện sau phẫu thuật khi stress là một vấn đề lớn.

Do khả năng giảm natri huyết phát sinh trong điều trị, nhiều trung tâm hiện đang sử dụng dung dịch đẳng trương hơn như nước muối 0,45% hoặc 0,9% để duy trì ở trẻ bị mất nước. Sự thay đổi này cũng có lợi cho phép sử dụng dung dịch tương tự để thay thế lượng dịch tiếp tục mất và cung cấp lượng dịch để duy trì, giúp đơn giản hóa việc điều trị. Mặc dù việc lựa chọn dung dịch nào thích hợp vẫn còn nhiều tranh cãi, tất cả các bác sĩ lâm sàng đồng ý rằng điều quan trọng là theo dõi chặt chẽ bệnh nhân mất nước được truyền dịch đường tĩnh mạch, có thể bao gồm giám sát nồng độ chất điện giải trong huyết thanh.

Làm sao để biết trẻ sơ sinh khát nước

Làm sao để biết trẻ sơ sinh khát nước

Do đó, nhận biết được dấu hiệu, biểu hiện con bị mất nước sẽ giúp cha mẹ có hướng xử trí và cách phòng ngừa ngay, han chế tối đa biến chứng nguy hiểm cho con.

Hiện tượng mất nước là gì?

Bé bị mất nước có nghĩa là lượng nước trong cơ thể bé không đủ ở mức cần thiết. Điều này xảy ra khi lượng nước bé nạp vào ít hơn lượng nước bé bị mất đi do nôn mửa, tiêu chảy, sốt hay đổ mồ hôi.

Nếu mất nước ở thể nhẹ thì việc khắc phục không quá khó nhưng ở thể trung và nặng lại có khả năng đe dọa tính mạng của bé. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị mất nước hơn người lớn và tốc độ mất nước của trẻ sơ sinh thường nhanh và nguy hiểm hơn. Vì vậy, mẹ cần lưu ý đề phòng những dấu hiệu mất nước ở trẻ.

Dấu hiệu nhận biết con bị mất nước

Trẻ nhỏ có thể không nói cho bạn biết rằng chúng bị khát nước hay cảm thấy khó chịu như thế nào, nhưng bạn hoàn toàn có thể nhận ra nhờ những dấu hiệu của cơ thể trẻ như sau:

  • Khô miệng.
  • Khô miệng là dấu hiệu mất nước dễ nhận biết ở trẻ nhỏ. Bạn có thể thấy bé tiết ít nước bọt hơn, miệng dính và đôi môi khô.
  • Không đi tiểu trong ít nhất 3 tiếng.
  • Có ít nước mắt hơn bình thường khi bé khóc.
  • Đôi mắt dường như trũng xuống.
  • Da khô, nứt nẻ hơn bình thường.
  • Độ tập trung kém.
  • Bàn tay và bàn chân sờ thấy lạnh và trông lem luốc.
  • Buồn ngủ quá mức hoặc khó chịu.
  • Đi tiêu khó khăn hơn, có thể trẻ sẽ bị táo bón (nếu mất nước không phải là do tiêu chảy).

Làm sao để biết trẻ sơ sinh khát nước
Biểu hiện con mất nước là da khô, miệng khô, khóc không ra nước mắt

Điều trị mất nước cho trẻ như thế nào?

Nước uống bù nước điện giải

Nếu bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi, các bác sĩ sẽ lựa chọn sữa mẹ hoặc sữa công thức làm giải pháp. Bạn sẽ tăng dần số lần cho bé bú bằng cách cho bé bú một lượng ít hơn và thường xuyên hơn so với bình thường.

Nếu bé từ 3 tháng tuổi trở lên, bác sĩ có thể sẽ đề nghị cho bé dùng thêm dung dịch đặc biệt ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức để bổ sung lượng nước, muối và chất điện giải mà cơ thể của bé đã bị mất đi, thường gọi là oresol.

Quá trình bù nước qua đường miệng kéo dài hơn 4 tiếng. Liều lượng oresol phụ thuộc vào trọng lượng của trẻ.

Một chỉ dẫn chung về liều lượng sử dụng oresol như sau: cứ 10 muỗng cà phê, khoảng 50ml cho 1kg cân nặng của bé. Như vậy, nếu bé của bạn nặng khoảng 7,5kg, bé sẽ uống 75 muỗng cà phê, 375 ml hoặc cc cho một lần uống, mỗi lần uống cách nhau 3-4 giờ.

Làm sao để biết trẻ sơ sinh khát nước
Khi thấy con có dấu hiệu mất nước, cha mẹ hãy chủ động bù nước cho bé bằng cách cho con uống nước điện giải

Tốt nhất, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi bác sỹ, thầy thuốc. Sau 4 tiếng, đánh giá xem tình trạng mất nước của trẻ có khá hơn không.

Truyền nước

Các trường hợp mất nước nghiêm trọng phải được truyền nước, đặc biệt là khi trẻ bị mệt lả, lừ đừ. Bố mẹ lưu ý, chỉ nên cho trẻ truyền nước dưới sự giám sát của bác sỹ, y tá.

Dùng thuốc Tây

Thuốc kháng sinh và thuốc kháng virus không điều trị được tình trạng mất nước nhưng giúp chữa khỏi nhiễm trùng dẫn đến tiêu chảy và nôn mửa.

Ngoài các biện pháp trên, cha mẹ có thể thực hiện các cách ổ sung sau để giúp con nhanh chóng hồi phục:

  • Ăn thức ăn lỏng: Cho trẻ uống nước ép trái cây, sinh tố có chứa nhiều nước, như dưa hấu, chuối. Bạn cũng có thể cho trẻ uống nước dừa. Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, loãng. Sữa chua cũng là lựa chọn tốt để chống mất nước.
  • Uống nhiều nước: Cho bé uống từng ngụm nước nhỏ, nhiều lần, đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm. Đừng cho trẻ uống nước trái cây và đồ uống thể thao bán sẵn trên thị trường, vì chúng có chứa đường và natri cao, có thể làm tăng mức độ mất nước. Nếu con bị tiêu chảy thì cha mẹ có thể cắt giảm sữa vì nó dễ gây phân lỏng.

Làm sao để biết trẻ sơ sinh khát nước
Cho bé ăn cháo lỏng cũng là cách bù nước mùa hè hiệu quả

Phòng ngừa mất nước ở con như thế nào?

Cho trẻ uống đủ nước:

Hãy chắc chắn là cho trẻ uống đủ nước, phù hợp với lối sống và thời tiết. Trẻ ở ngoài trời nhiều, đổ nhiều mồ hôi cần uống nước nhiều hơn và thường xuyên hơn. Bạn có thể thêm vài lá bạc hà hoặc một chút nước cốt chanh vào nước để tăng thêm hương vị.

Không được cho trẻ nhỏ ở mọi lứa tuổi uống nước ngọt có gas vì sẽ gây hại cho răng của bé và không tốt cho sức khỏe.

Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiêu hóa:

Vì chúng dễ gây tiêu chảy và nôn mửa. Vệ sinh cho trẻ thật sạch và dạy trẻ rửa tay trước và sau bữa ăn, sau khi ở bên ngoài về nhà. Phòng ngừa nhiễm trùng cũng giảm thiểu nguy cơ bị sốt - một nguyên nhân khác gây mất nước.

Nên mặc cho trẻ loại quần áo mỏng, màu sáng, thoáng khi thời tiết nóng ẩm. Loại quần áo này dễ tản nhiệt, giúp bé không bị quá nóng, đổ mồ hôi gây mất nước.

Thanh Hoa