Mức trọng yếu tổng thể là gì

Kiểm toán, một loại hình dịch vụ đặc thù của các doanh nghiệp hiện nay và cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát của nhà nước đối với các doanh nghiệp. Mức trọng yếu trong kiểm toán đang là vấn đề được mọi người quan tâm hiện nay. Như vậy thì mức trọng yếu trong kiểm toán là gì? Các quy định về mức trọng yếu trong kiểm toán như thế nào. Để tìm hiểu hơn về mức trọng yếu trong kiểm toán các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về mức trọng yếu trong kiểm toán nhé.

Mức trọng yếu tổng thể là gì

Mức trọng yếu trong kiểm toán

  • Kiểm toán là bao gồm những việc như: Thu thập số liệu, các thông tin liên quan đến tài chính từ phòng kế toán. Sau đó, từ những tài liệu thông tin thu thập được công ty kiểm toán sẽ phân tích, đánh giá tất cả các thông tin và số liệu này. Sau khi đã thực hiện thẩm định, đánh giá độ xác thực của thông tin thu thập được dực trên các chuẩn mực kế – kiểm thì báo cáo mức độ phù hợp giữa thông tin được kiểm tra.

Tính trọng yếu được định nghĩa như sau:

  • Là một mức giá trị do kiểm toán viên xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính”.

Việc xác định mức trọng yếu của kiểm toán viên mang tính xét đoán chuyên môn và phụ thuộc vào nhận thức của kiểm toán viên về nhu cầu của người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính. Trong trường hợp này, kiểm toán viên có thể giả định rằng, người sử dụng báo cáo tài chính:

  • Có sự hiểu biết hợp lý về hoạt động kinh doanh, về kinh tế và tài chính, kế toán và quan tâm nghiên cứu thông tin trên báo cáo tài chính với sự cẩn trọng một cách hợp lý;
  • Hiểu rằng báo cáo tài chính được lập, trình bày và được kiểm toán trên cơ sở mức trọng yếu;
  • Nhận thức được tính không chắc chắn tiềm tàng trong việc xác định giá trị do việc sử dụng các ước tính kế toán, các xét đoán và yếu tố của các sự kiện xảy ra trong tương lai;
  • Đưa ra các quyết định kinh tế hợp lý trên cơ sở các thông tin trên báo cáo tài chính.

Ý nghĩa:

  • Tính trọng yếu giúp cho kiểm toán viên xác định nội dung, phạm vi, thời gian của các thủ tục kiểm toán, giúp kiểm toán viên xác định thông tin trên báo cáo tài chính có trung thực và hợp lí không.
  • Kiểm toán viên sử dụng tính trọng yếu để đánh giá ảnh hưởng của những sai sót đến báo tài chính. Nếu kiểm toán viên xác định rằng báo cáo tài chính là trung thực trên mọi khía cạnh trọng yếu, điều này có nghĩa là báo cáo tài chính của doanh nghiệp vẫn có thể tồn tại những gian lận, sai sót, nhưng những gian lận, sai sót này vẫn ở mức chấp nhận được.

Đánh giá:

Việc đánh giá tính trọng yếu là vấn đề phụ thuộc rất lớn vào bản thân mỗi kiểm toán viên do phụ thuộc vào tính chủ quan và khả năng xét đoán nghề nghiệp.

  • Tính trọng yếu là khái niệm tương đối hơn là tuyệt đối.
  • Tính trọng yếu phải được xem xét trên cả 2 mặt định tính và định lượng.

Về mặt định lượng, tính trọng yếu luôn phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ giữa các sai phạm. Tuỳ vào từng doanh nghiệp mà độ lớn của từng sai phạm có thể là trọng yếu hoặc không trọng yếu. Hoặc nếu xét đơn lẻ thì một sai phạm không phải là trọng yếu nhưng nếu xét tổng hợp các sai phạm thì lại thành trọng yếu.

Về mặt định tính, trọng yếu nói lên bản chất của sai phạm. Có những sai phạm không xác định độ lớn nhưng vẫn được coi là trọng yếu như các sai phạm liên quan đến: luật pháp, chính sách chế độ, qui tắc; tính trung thực của quản lí cấp cao; liên quan đến doanh thu, lợi nhuận; sai phạm mang tính dây chuyền hoặc đã được chỉ ra nhưng không được sửa chữa kịp thời.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về mức trọng yếu trong kiểm toán và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến mức trọng yếu trong kiểm toán. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về mức trọng yếu trong kiểm toán đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc hay yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về mức trọng yếu trong kiểm toán vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail:
  • Website: accgroup.vn

Ngày hỏi:26/03/2019

Xin chào anh chị, tôi đang tìm hiểu các quy định về kiểm toán báo cáo tài chính. Tôi có chút vấn đề mong được giúp đỡ, anh chị cho tôi hỏi việc xác định mức trọng yếu thực hiện trong kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Hướng dẫn tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp ban nhề kem theo Quyết định 01/2019/QĐ-KTNN, thì xác định mức trọng yếu thực hiện như sau:

a) Mức trọng yếu thực hiện là mức giá trị do KTVNN xác định ở mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN, nhằm giảm khả năng sai sót tới mức thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và các sai sót không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN. Trong trường hợp liên quan đến mức trọng yếu đối với khoản mục, mức trọng yếu thực hiện cũng được xác định để làm giảm khả năng xảy ra các sai sót không được điều chỉnh hoặc không được phát hiện trong khoản mục đó tới mức thấp có thể chấp nhận được;

b) Xác định mức trọng yếu thực hiện dựa trên mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN và tỷ lệ phần trăm (%) tương ứng:

Mức trọng yếu thực hiện

=

Tỷ lệ phần trăm (%) xác định mức trọng yếu thực hiện

X

Mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN

c) KTNN xây dựng khung hướng dẫn để xác định mức trọng yếu thực hiện đối với kiểm toán BCTCDN áp dụng theo thông lệ kiểm toán BCTCDN trong khoảng từ 50% - 75% mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN đã xác định ở trên;

d) Việc chọn tỷ lệ nào (trong khung) áp dụng cho từng cuộc kiểm toán cụ thể là tùy thuộc vào xét đoán chuyên môn của KTVNN. Tuy nhiên khi áp dụng tỷ lệ nào, KTVNN cần giải thích rõ lý do lựa chọn (mô tả bằng văn bản và có tài liệu kèm theo). Thông qua quá trình tìm hiểu đơn vị được kiểm toán và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu, nếu KTVNN xác định rủi ro có sai sót trọng yếu của BCTCDN càng cao thì mức trọng yếu thực hiện càng nhỏ (tương ứng tỷ lệ xác định mức trọng yếu thực hiện trên mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN càng nhỏ) để phần chênh lệch giữa mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN và mức trọng yếu thực hiện có thể bao phủ được các sai sót không phát hiện được và các sai sót không điều chỉnh.

Ví dụ: Thông thường xác định mức trọng yếu thực hiện được xác định ở tỷ lệ phần trăm (%) thấp (trong khung hướng dẫn) khi có các yếu tố như: Tình hình tài chính yếu kém; có thay đổi nhân sự chủ chốt; thay đổi lĩnh vực kinh doanh; hệ thống kiểm soát nội bộ khiếm khuyết hoặc hoạt động không hiệu quả; năng lực nhân viên không đạt yêu cầu;...

đ) Mức trọng yếu thực hiện đối với khoản mục cần lưu ý thường được xác định ở mức thấp trong khung tỷ lệ xác định mức trọng yếu thực hiện tại Chính sách xác định trọng yếu kiểm toán của KTNN.

e) Trong một số trường hợp đặc biệt, tùy thuộc hoàn cảnh của cuộc kiểm toán, tỷ lệ % xác định mức trọng yếu thực hiện có thể vượt khung hướng dẫn tại Điểm c Khoản 3 Điều này nếu như KTVNN xét đoán rằng mức trọng yếu đó là phù hợp. Tuy nhiên, mức trọng yếu thực hiện luôn luôn phải thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN do khi lập kế hoạch kiểm toán, việc thiết kế các thủ tục kiểm toán để phát hiện các sai sót trọng yếu một cách đơn lẻ dẫn tới khả năng ảnh hưởng lũy kế của các sai sót không trọng yếu đơn lẻ có thể làm cho BCTCDN còn chứa đựng các sai sót trọng yếu hoặc còn có những sai sót có thể không được phát hiện qua quá trình kiểm toán. KTVNN cần phản ánh trong hồ sơ kiểm toán những diễn giải chi tiết hơn về nguyên nhân xác định mức trọng yếu thực hiện vượt quá khung và mức trọng yếu thực hiện vượt khung này phải được sự đồng ý của Lãnh đạo KTNN (Đoàn kiểm toán phải nêu rõ trong tờ trình Khi xét duyệt KHKT tổng quát hoặc điều chỉnh KHKT tổng quát - nếu có).

Trên đây là quy định về xác định mức trọng yếu thực hiện trong kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Trân trọng!

Lưu ý khi kiểm toán các đơn vị trong lĩnh vực công

A2. Đối với các đơn vị trong lĩnh vực công, cơ quan quản lý Nhà nước là đối tượng chủ yếu sử dụng báo cáo tài chính. Đồng thời, báo cáo tài chính có thể được cơ quan quản lý Nhà nước sử dụng để đưa ra các quyết định khác ngoài các quyết định kinh tế. Do đó, việc xác định mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính (và mức trọng yếu hay các mức trọng yếu cho đối với các nhóm các giao dịch, số dư tài khoản và hay thông tin thuyết minh cụ thể) trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của các đơn vị trong lĩnh vực công chịu ảnh hưởng bởi pháp luật, các quy định và nhu cầu sử dụng thông tin tài chính của cơ quan quản lý Nhà nước và công chúng liên quan đến các chương trình của lĩnh vực công.

Sử dụng tiêu chí để xác định mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính

A3. Việc xác định mức trọng yếu đòi hỏi các xét đoán chuyên môn. Thông thường, kiểm toán viên sử dụng một tỷ lệ phần trăm (%) áp dụng cho một tiêu chí được lựa chọn làm điểm khởi đầu trong việc xác định mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc xác định tiêu chí phù hợp bao gồm:

· Các yếu tố của báo cáo tài chính (ví dụ tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn, doanh thu, chi phí);

· Các khoản mục trên báo cáo tài chính mà người sử dụng thường quan tâm (ví dụ, để đánh giá tình hình hoạt động, người sử dụng báo cáo tài chính thường quan tâm đến các khoản mục lợi nhuận, doanh thu hoặc tài sản ròng);

· Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán, đặc điểm ngành nghề và môi trường kinh doanh mà đơn vị đang hoạt động;

· Cơ cấu sở hữu vốn của đơn vị được kiểm toán và cách thức đơn vị huy động vốn (ví dụ, nếu đơn vị hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn vay thì người sử dụng báo cáo tài chính có thể quan tâm nhiều hơn đến tài sản và quyền của chủ nợ đối với tài sản này hơn là quan tâm đến lợi nhuận của đơn vị);

· Khả năng thay đổi tương đối của tiêu chí đã được xác định.

A4. Một số ví dụ về các tiêu chí phù hợp, tùy thuộc vào từng trường hợp của đơn vị được kiểm toán, có thể bao gồm các khoản mục thu nhập được báo cáo như lợi nhuận trước thuế, tổng doanh thu, lợi nhuận gộp và tổng chi phí, tổng vốn chủ sở hữu hoặcvà giá trị tài sản ròng. Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh liên tục thường được sử dụng cho các đơn vị hoạt động vì mục tiêu lợi nhuậnkinh doanh. Khi lợi nhuận trước thuế từ hoạt động liên tục dễ bị biến động, các tiêu chí khác có thể sẽ phù hợp hơn như lợi nhuận gộp hoặc tổng doanh thu.

A5. Liên quan đến các tiêu chí đã được lựa chọn, các dữ liệuthông tin tài chính phù hợp thường bao gồm các số liệu về kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của các kỳ trước, các số liệu về kết quả kinh doanh và tình hình tài chính lũy kế đếnbắt đầu từ đầu kỳ này cho đến thời điểm hiện tại, và kế hoạch hay dự đoán cho kỳ hiện tại, được điều chỉnh khi có biến động lớn theo từng trường hợp củanhững sự thay đổi đáng kể của đơn vị được kiểm toán (ví dụ, một giao dịch hợp nhất kinh doanh lớn) và những thay đổi liên quan trong ngành nghề hay môi trường kinh doanh mà đơn vị đang hoạt động. Ví dụ, khi ở điểm khởiban đầu, mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính được xác định cho một đơn vị cụ thể ở mứcdựa vào một tỷ lệ phần trăm nhất định trêncủa lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh liên tục. Khi có các biến động bất thường làm tăng hoặc giảm đáng kể lợi nhuận trước thuế, kiểm toán viên có thể xác định mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính bằng cách sử dụng một mức lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh liên tục đã loại trừ ảnh hưởng của các biến động bất thường, dựa vào kết quả kinh doanh của các kỳ trước.

A6. Mức trọng yếu phải được xác định gắn liền với báo cáo tài chính mà kiểm toán viên thực hiện kiểm toán. Khi báo cáo tài chính được lập cho kỳ kế toán dài hơn hoặc ngắn hơn 12 tháng, ví dụ đối với một số đơn vị mới thành lập hoặc thay đổi kỳ kế toán, mức trọng yếu cần phải được xác định dựa trên báo cáo tài chính được lập cho kỳ kế toán đó.

A7. Kiểm toán viên phải sử dụng xét đoán chuyên môn khi xác định tỷ lệ phần trăm áp dụng cho tiêu chí đã lựa chọn. Tỷ lệ phần trăm và tiêu chí được lựa chọn thường có mối liên hệ với nhau, như tỷ lệ phần trăm áp dụng cho mức lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh liên tục thường cao hơn tỷ lệ phần trăm áp dụng cho tổng doanh thu. Ví dụ, kiểm toán viên có thể cân nhắc mức năm phần trăm (5%) trên lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh liên tục đối với đơn vị hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, trong khi đó kiểm toán viên có thể cân nhắc tỷ lệ 1% trên tổng doanh thu hoặc tổng chi phí là phù hợp đối với đơn vị hoạt động phi lợi nhuận. Tuy nhiên tỷ lệ phần trăm cao hơn hoặc thấp hơn có thể được coi là phù hợp tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Lưu ý khi kiểm toán các đơn vị nhỏ

A8. Khi lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh liên tục của một đơn vị hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận thường xuyên ở mức thấp, có thể do chủ doanh nghiệpsở hữu đồng thời là người quản lýgiám đốc doanh nghiệp đã thu lại phần lớn lợi nhuận trước thuế dưới dạng tiền lương và các khoản thu nhập khác thì tiêu chí lựa chọn để xác định mức trọng yếu là lợi nhuận trước tiền lương, các khoản thu nhập khác và thuế có thể sẽ phù hợp hơn.

Lưu ý khi kiểm toán các đơn vị trong lĩnh vực công

A9. Khi kiểm toán các đơn vị trong lĩnh vực công, tổng chi phí hoặc chi phí thuần (chi phí trừ thu nhập) có thể là tiêu chí phù hợp cho hoạt động của từng chương trình. Khi đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công có quản lý tài sản công, tài sản có thể là tiêu chí phù hợp để xác định mức trọng yếu.

Mức trọng yếu hay các mức trọng yếu cho các nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh (Tham chiếu: Đoạn 10)
A10. Các yếu tố có thể dẫn đến sự tồn tại của một hoặc một số nhóm các giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh mà theo đó các sai sót mặc dù thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính nhưng có thể gây ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính, bao gồm:

· Pháp luật và các quy định hoặc khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng có thể gây ảnh hưởng đến kỳ vọng của người sử dụng báo cáo tài chính liên quan đến giá trị hay thông tin thuyết minh của một số khoản mục nhất định trên báo cáo tài chính (ví dụ, giao dịch với các bên liên quan và tiền lươnghù lao của Ban Giám đốc và Ban quản trị);

· Những thông tinCác thuyết minh quan trọng liên quan đến ngành nghề mà đơn vị được kiểm toán đang hoạt động (ví dụ, chi phí nghiên cứu và phát triển khai của một công ty dược);

· Người sử dụng báo cáo tài chính quan tâm đến một lĩnh vực hoạt động nhất định của đơn vị, cần được thuyết minh riêng rẽ trên báo cáo tài chính (ví dụ, việc mới mua một bộ phận kinh doanh).

A11. Khi xem xét trường hợp cụ thể của đơn vị được kiểm toán, nếu có sự tồn tại của nhữngcác nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh như đã nêu tại đoạn A10 thì kiểm toán viên có thể cần thu thập thêm thông tintìm hiểu về quan điểm và kỳ vọng của Ban quản trị và Ban Giám đốc đơn vị.

Mức trọng yếu thực hiện

A12. Việc lập kế hoạch kiểm toán chỉ để phát hiện những sai sót trọng yếu một cách đơn lẻ dẫn tới việc bỏ qua một thực tế là ảnh hưởng lũy kế củatổng hợp các sai sót không trọng yếu đơn lẻ có thể làm cho báo cáo tài chính còn chứa đựng cáccó sai sót trọng yếu. Việc này cũng chưa tính đến những sai sót có thể không được phát hiện. Mức trọng yếu thực hiện là một mức giá trị hoặc các mức giá trị do kiểm toán viên xác định nhằm giảm xuống một mức độ thấp hợp lý khả năng các ảnh hưởng tổng hợp của các sai sót không chưa được điều chỉnh và không chưa được phát hiện vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính xuống một mức độ thấp hợp lý. Tương tự như vậy, mức trọng yếu thực hiện liên quan tới mức trọng yếu được xác định cho một nhóm các giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh cụ thể cũng được đưa ra để làm giảm tớixuống mức thấp có thể chấp nhận được khả năng có thể xảy ratổng hợp các sai sót không chưa được điều chỉnh hoặc không chưa được phát hiện trong nhóm các giao dịch, số dư tài khoản và hay thông tin thuyết minh cụ thể đó vượt quá mức trọng yếu đối với nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thuyết minh cụ thể đó. Việc xác định mức trọng yếu thực hiện không chỉ đơn thuần là một phép tính cơ học mà yêu cầu phải có những xét đoán chuyên môn. Việc xét đoán này phụ thuộc vào hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị được kiểm toán, được cập nhật thay đổi trong suốt quá trình thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro, và bản chất, phạm vi mức độ của những sai sót đã phát hiện trong các cuộc kiểm toán trước và đánh giá của kiểm toán viên về các sai sót trong kỳ hiện tại.

Điều chỉnh mức trọng yếu trong quá trình kiểm toán

A13. Mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính và mức trọng yếu hoặc các mức trọng yếu trên đối với các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tinhay thuyết minh có thể cần phải được sửa đổiđiều chỉnh khi có các tình huống phát sinh trong quá trình kiểm toán (ví dụ, đơn vị được kiểm toán quyết định bán một bộ phận kinh doanh chính), có thêm các thông tin mới hay việc thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán làm thay đổi hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị được kiểm toán và hoạt động của đơn vị đó. Ví dụ trong quá trình kiểm toán, nếu kết quả kinh doanh thực tế khác khá nhiều so với kết quả dự kiến vào cuối kỳ mà kết quả dự kiến đó đã được sử dụng để xác định mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính thì kiểm toán viên cần phải sửa đổiđiều chỉnh lại mức trọng yếu này.