Bảo quản và chế biến thực phẩm là gì

Bảo quản và chế biến thực phẩm là gì

Vậy chế biến và bảo quản thực phẩm như thế nào là đúng?

Những lưu ý trong chế biến thức ăn

Đối với nhóm rau củ, nên rửa dưới vòi nước chảy, không nên thái nhỏ hoặc ngâm ngập trong chậu nước. Cách này sẽ tránh được việc các vitamin B, C và một số khoáng chất hòa tan vào trong nước. Lúc nấu nên đun sôi nước rồi mới cho rau vào, như vậy sẽ hạn chế lượng vitamin C bị hao hụt.

Đối với nhóm quả, sau khi rửa bằng nước sạch, không nên gọt quá sâu phần vỏ vì các chất dinh dưỡng và một số hoạt chất sinh học tốt cho cơ thể có nhiều ở ngay lớp vỏ.

Với nhóm thịt cá tươi, cần rửa sạch dưới vòi nước, không ngâm lâu tránh thực phẩm bị trương, rữa. Khi vo gạo, không nên vo kỹ quá, sẽ làm mất đi lượng vitamin, nhất là các vitamin tan trong nước (như các vitamin nhóm B).

Lưu ý, tất cả các nhóm thực phẩm tươi, sống cần phải được nấu ngay, ăn ngay sau khi sơ chế. Sơ chế xong, để thời gian quá lâu cũng sẽ làm mất các chất dinh dưỡng, như rau quả thái nhỏ để lâu sẽ làm mất vitamin C, beta-caroten...

Cần phối hợp nhiều loại rau trong một món, vừa tạo cảm giác ngon miệng lại cung cấp đồng thời nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể thêm khỏe mạnh.

Dầu ăn nên sử dụng một lượng vừa đủ và không dùng dầu đã qua sử dụng, rất có hại cho sức khỏe.

Trong số các cách chế biến món ăn thì cách ăn tươi sống hoặc hấp được cho là tốt hơn cả vì giữ được nhiều chất dinh dưỡng của thực phẩm, trong khi cách chế biến theo kiểu nướng/rang, rán/chiên lại làm mất nhiều chất dinh dưỡng.

Sử dụng và bảo quản thực phẩm an toàn

Thức ăn đã nấu chín cần được che đậy cẩn thận và nên ăn ngay khi vừa nấu xong. Không nên ăn thức ăn sau khi chế biến quá 2 giờ. Thức ăn còn thừa muốn giữ lại phải bảo quản đúng cách và cần đun sôi lại thức ăn trước khỉ sử dụng. Không để lẫn lộn thức ăn chín và thức ăn sống.

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh: Thức ăn vừa nấu chín phải để nguội mới cho vào tủ lạnh, để riêng thức ăn sống và chín. Thực phẩm tươi sống như thủy sản, thịt gà, các loại phủ tạng động vật cần chế biến sạch. Tất cả thực phẩm để bảo quản trong tủ lạnh phải được gói kín hoặc để trong khay, hộp có nắp kín.

Nhiệt độ thích hợp để bảo quản thực phẩm:

Các loại thực phẩm

Nhiệt độ

Thực phẩm thông thường

8°C

Sữa

4°C

Thịt, cá tươi

3°C

Kem lạnh

-18°C

Thịt, cá ướp đá

- 20°C

Thực phẩm bảo quản ấm

60°C

Rã đông thực phẩm

- Để thực phẩm nguyên trong bao gói và ngâm vào nước lạnh hoặc dưới vòi nước. Không nên ngâm thức ăn trực tiếp vào nước để rã đông bởi dịch bào có chất dinh dưỡng sẽ tan ra và hòa vào nước, thực phẩm sẽ mất chất dinh dưỡng và bị nhão.

- Trước một ngày sử dụng, nên chuyển nguyên liệu từ ngăn đá xuống ngăn lạnh để rã đông. Đây là phương pháp được xem là tối ưu và an toàn nhất nhưng tốn nhiều thời gian. Nếu cần, có thể tái đông trở lại bằng cách chuyển trở lại ngăn đá để bảo quản lâu hơn.

- Rã đông trong lò vi sóng cũng rất tốt vì điện trường cao tần sẽ gây nên nội ma sát trong bản thân thực phẩm, khiến thực phẩm nóng lên, tan đông nhưng không làm vỡ tế bào. Với phương pháp này, thực phẩm phải được chế biến ngay vì một phần thịt có thể đã hơi bị chín. Nếu dùng không hết, có thể bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh, nhưng thực phẩm phải được nấu chín, vì lúc này thực phẩm có thể đã nhiễm vi sinh rồi. Ngoài ra, thịt, cá đông lạnh có thể được quay, nướng trong lò vi sóng mà không cần phải rã đông.

- Trong bảo quản thực phẩm, cần lưu ý không làm rã đông nhiều lần. Khi rã đông lần thứ nhất, các tinh thể đá tan thành nước, phần nào đã phá vỡ nhiều tế bào của nguyên liệu và mất chất dinh dưỡng. Khi rã đông lần thứ hai, các chất dinh dưỡng lại bị rã tiếp và trôi ra ngoài thông qua dịch bào và nước đá làm mất nhiều chất dinh dưỡng. Hơn nữa, khi rã đông, các vi sinh vật gây bệnh cũng thâm nhập và phát triển nhanh.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng

Nguyên liệu thực phẩm là gì? Đây là câu hỏi mà chúng tôi nhận được khá nhiều trong thời gian vừa qua. Bởi mỗi người sẽ có những cách hiểu về nguyên liệu thực phẩm khác nhau. Để giúp cho các bạn có được câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất. Chúng tôi đã tổng hợp các thông tin chi tiết dưới đây, bạn hãy tham khảo nhé.

Nguyên liệu thực phẩm là gì?

Nguyên liệu thực phẩm được hiểu đó chính là các nông sản thực phẩm tự nhiên. Ở dạng thô hay đơn lẻ hoặc có thể đã qua chế biến rồi. Các nguyên liệu thực phẩm được cung cấp từ các công ty, doanh nghiệp đều phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có đầy đủ giấy tờ và đảm bảo về chất lượng sản phẩm. Sau đó mới được đưa ra thị trường để tiêu thụ.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại nguyên liệu thực phẩm khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Mỗi loại nguyên liệu sẽ chứa các chất dinh dưỡng để đảm bảo cung cấp đủ các chất thiết yếu cho cơ thể.

Bảo quản và chế biến thực phẩm là gì
Tìm hiểu nguyên liệu thực phẩm là gì?

Sau khi đã hiểu nguyên liệu thực phẩm là gì? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu các nguyên nhân gây ra sự hư hỏng và làm giảm chất lượng của các nguyên liệu thực phẩm.

Nguyên nhân dẫn đến hư hỏng và giảm chất lượng các nguyên liệu thực phẩm

Khi lưu trữ các nguyên liệu thực phẩm, chúng ta sẽ phải trải qua rất nhiều các quá trình, vậy nên chất lượng của những nguyên liệu này sẽ giảm dần và lâu sẽ dẫn đến hư hỏng. Những nguyên nhân dẫn đến sự hư hỏng và làm giảm chất lượng của các nguyên liệu thực phẩm bao gồm:

Thứ nhất là do yếu tố môi trường bên ngoài

Hầu hết mọi nguyên liệu thực phẩm sẽ phải chịu tác động bởi các yếu như nhiệt độ, độ ẩm và các thành phần có trong môi trường. Đây là quá trình gây ra sự biến đổi hóa sinh khiến cho nguyên liệu bị hư hỏng và giảm chất lượng đi.

Nhiệt độ

Đây chính là yếu tố quyết định đến thời gian bảo quản nguyên liệu thực phẩm. Nhất là đối với những nguyên liệu rau củ quả tươi, thịt, cá tươi. Tùy vào từng loại nguyên liệu, sẽ phù hợp với các nhiệt độ khác nhau. Để đảm bảo giữ được độ tươi ngon và giá trị dinh dưỡng ban đầu của nguyên liệu.

Với nhiệt độ thấp sẽ giúp bảo quản các nguyên liệu như thịt cá được lâu hơn. Nhưng nếu bảo quản các nguyên liệu này ở nhiệt độ môi trường hay nhiệt độ cao. Sẽ dẫn đến tình trạng ôi thịu rất nhanh.

Đối với rau củ quả chì nên bảo quản ở nhiệt độ lạnh vừa phải. Ở nhiệt độ quá thấp sẽ khiến cho rau củ quả bị đóng băng, khiến cho các tế bào bị phá hủy. Dẫn đến việc hư hỏng nguyên liệu.

Bảo quản và chế biến thực phẩm là gì
Nguyên liệu bị hư hại do bảo quản ở nhiệt độ không phù hợp

Với các nguyên liệu khô thì việc bảo quản dễ dàng hơn, chỉ cần ở nhiệt độ môi trường. Nhưng tránh những nơi ẩm thấp vì sẽ gây ra tình trạng bị mốc nguyên liệu.

Nếu bảo quản nguyên liệu ở nhiệt độ không thích hợp, sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại phát triển. Các nguyên liệu sẽ nhanh chóng bị hư hỏng.

Độ ẩm trong không khí

Độ ẩm là điều kiện thuận lợi nhất để vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, nhất là các vi khuẩn nấm mốc.

Những rau củ quả tươi thì độ ẩm sẽ quyết định tốc độ bay hơi. Nếu như độ ẩm trong môi trường càng thấp thì tốc độ bay hơi sẽ càng cao và nhanh. Điều này làm cho rau củ quả sẽ bị héo và mất nước. Chất dinh dưỡng trong nguyên liệu sẽ bị giảm đi và dần dẫn đến hư hỏng.

Để các loại thịt cá tươi trong mỗi trường không khí ẩm cao thì sẽ sinh ra các vi khuẩn có hài. Khiến cho nguyên liệu bị hỏng rất nhanh.

Các thành phần trong môi trường

Các thành phần trong không khí, ánh sáng hay tác động cơ học. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc chuyển hóa các thành phần có trong nguyên liệu. Làm thay đổi mùi vị, giảm chất lượng và là nguyên nhân gián tiếp làm cho nguyên liệu thực phẩm bị hư hỏng.

Thứ hai do yếu tố bên trong của nguyên liệu thực phẩm

Những yếu tố bên trong như các enzim có trong thực phẩm, bao bì đóng gói sản phẩm, các vi sinh vật và sự tương tác của môi trường bên ngoài lên bao bì và thực phẩm. Mỗi yếu tố sẽ là những nguyên nhân làm cho các nguyên liệu thực phẩm bị hỏng trong quá trình bảo quản.

Vi sinh vật bên trong thực phẩm

Các sinh vật bên trong thực phẩm sẽ phát triển rất mạnh, nếu như việc bảo quản các nguyên liệu không đúng cách và không đảm bảo vệ sinh.

Enzim có trong thực phẩm

Trong các loại thực phẩm đều chứa một lượng enzim nhất định. Đây là chất xúc tác gây ra các phản ứng sinh học. Điều này sẽ làm biến đổi các thành phần có trong các nguyên liệu. Làm giảm đi chất lượng và lâu dần các nguyên liệu sẽ hư hỏng.

Bao bì, đóng gói nguyên liệu

Bảo quản và chế biến thực phẩm là gì
Bao bì giúp các nguyên liệu bảo quản được lâu hơn

Bảo bì bên ngoài của những nguyên liệu, được coi là một trong những yếu tố giúp việc bảo quản nguyên liệu được tốt hơn và dài hơn. Ngăn cản các ánh nắng trực tiếp chiếu vào nguyên liệu, và một số những bao bì còn có khả năng thấm ẩm rất tốt.

Kỹ thuật bảo quản nguyên liệu thực phẩm đảm bảo nhất

Bảo quản các nguyên liệu thực phẩm là điều vô cùng quan trọng. Với riêng từng loại thực phẩm như thịt cá, rau, củ quả hay các loại đồ khô đều có những phương pháp bảo quản khác nhau. Nhằm giữ lại được độ tươi ngon cũng như các chất dinh dưỡng và an toàn cho người sử dụng.

Phương pháp bảo quản đông lạnh

Có lẽ đây là phương pháp phù hợp với rất nhiều các loại nguyên liệu thực phẩm. Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến kể cả trong thương mại, và các gia đình. Việc bảo quản đông lạnh sẽ giúp các sản phẩm lưu trữ được lâu hơn, các vi sinh vật sẽ không hoạt động được vì các enzim tăng trưởng chậm.

Phương pháp đóng hộp

Những nguyên liệu đã được nấu chín thì việc bảo quản vào hộp, chai, lọ là điều rất cần thiết. Mỗi nguyên liệu sẽ có thời gian bảo quản khác nhau, bạn cần chú ý khi sử dụng để tránh việc bị hỏng.

Phương pháp sấy khô

Với phương pháp sấy khô là cách bảo quản chúng ta có thể thấy khá nhiều hiện nay. Cách này sẽ làm giảm hoạt động của nước, nhằm ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn. Chúng ta thấy các loại thịt và hoa quả, các loại ngũ cốc thường sử dụng phương pháp sấy khô.

Bảo quản và chế biến thực phẩm là gì
Sử dụng phương pháp sấy khô để bảo quản nguyên liệu

Phương pháp hút chân không

Ngày nay, phương pháp hút chân không đang được rất nhiều người sử dụng để bảo quản các nguyên liệu thực phẩm. Môi trường chân không sẽ loại bỏ những vi khuẩn oxy cần thiết, ngăn chặn các nguyên liệu bị hư.

Những lưu ý khi lựa chọn nguyên liệu thực phẩm

Khi đã nắm được những thông tin cần thiết về nguyên liệu thực phẩm là gì và cách bảo quản như thế nào. Ngoài ra để bảo vệ sức khỏe của mình khi sử dụng các nguyên liệu thực phẩm, bạn cần phải lưu ý một số những vấn đề như sau:

Lựa chọn các nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Người sử dụng nên chọn những nguyên liệu có nguồn gỗ xuất xứ rõ ràng. Ngày tháng sản xuất và hạn sử dụng. Thông tin nhãn mác đầy đủ và không có tình trạng bị hỏng hay mùi khó chịu khi mua.

Bảo quản và chế biến thực phẩm là gì
Nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đảm bảo về chất lượng

Lựa chọn thực phẩm tươi sống

Các loại rau củ quả, thịt, hải sản là những nguyên liệu không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Cần lựa chọn rau củ theo mùa, tránh mua các loại rau củ trái mùa vì sẽ có nguy cơ bị phun thuốc kích thích rất cao. Không mua các loại củ đã mọc mầm, hay những loại rau củ đẹp mã. Chọn rau còn tươi không có tình trạng bị dập nát hay héo úa.

Chọn mua thịt, hải sản, cá  còn tươi sống. Có màu tươi đặc trưng, riêng thịt khi ấn vào phải có độ đàn hồi, không bị nhão và có nước. Không có mùi hôi hay mùi lạ từ thịt.

Hy vọng với bài viết nguyên liệu thực phẩm là gì? đã giúp các bạn có thêm những thông tin bổ ích, giúp các bạn có thêm kiến thức để giúp cho bữa ăn của gia đình mình vừa đảm bảo an toàn vệ sinh, lại vừa ngon miệng.

Công ty Thực Phẩm Đồng Xanh chuyên cung cấp thực phẩm sạch tại TPHCM giá sỉ khách hàng có nhu cầu mua thực phẩm tươi ngon, an toàn thực phẩm gọi cho chúng tôi Hotline: 0936685268 giao hàng tận nhà.