Sự tôn nghiêm là gì

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng (trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…).

Định nghĩa - Khái niệm

tôn nghiêm tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ tôn nghiêm trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ tôn nghiêm trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ tôn nghiêm nghĩa là gì.

- t. (Nơi) uy nghi, trang nghiêm, được mọi người hết sức coi trọng. Nơi thờ cúng tôn nghiêm.
  • Ngũ Viên Tiếng Việt là gì?
  • chuyển tiếp Tiếng Việt là gì?
  • thiện nhân Tiếng Việt là gì?
  • tự phát Tiếng Việt là gì?
  • Nhơn Lộc Tiếng Việt là gì?
  • mai sau Tiếng Việt là gì?
  • thủ tục Tiếng Việt là gì?
  • nhiên liệu Tiếng Việt là gì?
  • tôn chỉ Tiếng Việt là gì?
  • tròn trặn Tiếng Việt là gì?
  • Việt Tiến Tiếng Việt là gì?
  • tiếng tăm Tiếng Việt là gì?
  • phương kế Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của tôn nghiêm trong Tiếng Việt

tôn nghiêm có nghĩa là: - t. (Nơi) uy nghi, trang nghiêm, được mọi người hết sức coi trọng. Nơi thờ cúng tôn nghiêm.

Đây là cách dùng tôn nghiêm Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ tôn nghiêm là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Khi con người đã có danh lợi sẽ phát hiện ngoài những thứ đó, cuộc sống cần những thứ cần thiết khác quan trọng hơn, đó là sự tôn nghiêm và tự do.

Nói đơn giản, tự do là hài lòng mãn nguyện, không bị ràng buộc; tôn nghiêm là không phải chịu sự tủi nhục, ấm ức nào. Ngược lại, bị gò bó, ràng buộc tức mất tự do, còn tủi nhục, ấm ức, áp bức nào là mất tôn nghiêm.

Trong thời kì chiến tranh độc lập ở Mỹ, Patrick Henry từng nói “mất tự do đồng nghĩa với cái chết”, sau đó những người theo đuổi tự do đã lấy câu đó làm châm ngôn cho mình. Khi Đảng thống trị sử dụng quân sự, vũ lực, chính trị, văn hoá, tôn giáo để đàn áp giai cấp bị trị khiến họ không dám nói lên ước muốn mình, không dám làm việc mình thích, đấy chính là mất tự do. Những người phạm pháp bị giam tù mất tự do vì họ sử dụng không đúng cái tự do của mình. Họ tự làm tự chịu, giam cầm những thành phần bất hảo đó để bảo vệ tự do cho số đông là điều cần thiết, nên làm. Thông thường người ta quan niệm rằng, tự do tức thân thể không bị giam cầm, tù túng, tâm lý không bị ràng buộc ức chế; muốn làm gì, nói gì cũng được. Xưa nay, tự do mà mọi người nhắc đến đều xuất phát từ tâm lý của người đi chinh phục. Để có cơ hội phát triển tham vọng của mình, họ bành trướng cái tôi và tìm dù mọi cách để giành lấy môi trường hoàn cảnh bên ngoài, thực ra ai cũng đều biết đấy là sự tự do không chính đáng, tự do trên cơ sở cướp mất tự do của người khác.

Vì thế thời đại cách mạng Pháp, bà Manon Jeanne Phlipon có câu nói nổi tiếng “Tự do, tự do, biết bao nhiêu tội ác đã nhân danh ngươi để gây bao tội ác”. Tự do nhằm thỏa mãn tham vọng ngông cuồng của mình, song song với việc làm đó là hạn chế hoặc cướp mất sự tự do của người khác. Đấy cũng được gọi là tự do nhưng đó là tự do bất chính.

Tự do đích thực phải là sự tự do chung sống hài hoà giữa mình và người. Tự do phải kết hợp lợi ích cá nhân và tập thể, không được đặt tự do cá nhân lên tự do của tập thể, của xã hội. Nếu ai cũng chỉ biết tự do cá nhân sẽ làm cho xã hội đại loạn, nảy sinh nhiều vấn đề nan giải, thậm chí chiến tranh và hủy diệt. Ngày nay trên thế giới thường xảy ra chiến tranh, xung đột, mâu thuẫn do có quá nhiều người, quá nhiều thế lực lợi dụng tự do, chỉ biết tự do của cá nhân hoặc tập thể nhỏ của mình trong xã hội.

Tôn nghiêm là gì? Có người nói “tôn nghiêm của bản thân do người khác mang lại”, đây là quan niệm sai lầm! Chúng ta thường nói, phải tôn trọng chính mình trước mới được người khác tôn trọng sau. Ta muốn nhắc nhở, chính chúng ta nếu không biết tôn trọng mình làm sao có được sự tôn trọng từ người khác? Muốn tôn trọng bản thân trước hết phải tôn trọng người khác. Tôn trọng người khác là gián tiếp tôn trọng mình. Chỉ biết yêu cầu người khác tôn trọng mình chứ không biết tôn trọng người khác, nếu bạn có được cũng chỉ là sự tôn trọng bên ngoài, trong lòng họ có thể sẽ là sự khinh bỉ.

Tôn nghiêm đích thực bao gồm cả tính tự trọng trong đó. Tôn trọng trách nhiệm bản thân, tôn trọng thân phận mình, tôn trọng người khác, xây dựng mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau. Người làm cha mẹ phải có hành vi cử chỉ đúng với tư cách người làm cha mẹ, không nên có tính gia trưởng, xem mình là trung tâm, là quyền uy tối cao trong nhà, muốn làm gì thì làm. Muốn được con cái tôn trọng phải biết thương yêu, chăm sóc, quan tâm nuôi dạy con cái. Khi làm được như thế bạn mới đủ tư cách để làm cha, làm mẹ, mới có sự tôn trọng thực sự của con cái, nếu không chỉ là sự tôn trọng rỗng tuếch thậm chí còn đánh mất sự tôn nghiêm của mình trong lòng con cái.

Tôn nghiêm và tự do có được từ người khác cũng có thể do mình cho người khác sự tôn nghiêm và tự do mà nên. Tự do và tôn nghiêm theo kiểu cướp mất tự do người khác, bắt người khác tôn trọng mình có thể làm được nhưng không thực, không dài lâu.

Hiện nay người muốn tự do, muốn được tôn trọng trong xã hội có quá nhiều trong khi đó lại thiếu người biết tôn trọng, biết cho người khác sự tự do vì thế xã hội ngày càng hỗn loạn.

Nếu chúng ta muốn xây dựng cõi tịnh độ, cõi thiên đường ngay trong cuộc đời này nhất định phải tìm tự do và tôn nghiêm theo cách thứ hai.

– Trích “Tìm lại chính mình” HT Thích Thánh Nghiêm

Ý nghĩa của từ tôn nghiêm là gì:

tôn nghiêm nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 4 ý nghĩa của từ tôn nghiêm. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa tôn nghiêm mình


6

Sự tôn nghiêm là gì
  3
Sự tôn nghiêm là gì


t. (Nơi) uy nghi, trang nghiêm, được mọi người hết sức coi trọng. Nơi thờ cúng tôn nghiêm.

Nguồn: informatik.uni-leipzig.de


4

Sự tôn nghiêm là gì
  3
Sự tôn nghiêm là gì


trang nghiêm, gợi sự coi trọng, tôn kính nơi thờ cúng tôn nghiêm Đồng nghĩa: oai nghiêm, uy nghiêm


1

Sự tôn nghiêm là gì
  2
Sự tôn nghiêm là gì


t. (Nơi) uy nghi, trang nghiêm, được mọi người hết sức coi trọng. Nơi thờ cúng tôn nghiêm.. Các kết quả tìm kiếm liên quan cho "tôn nghiêm". Những từ phát âm/đ [..]

Sự tôn nghiêm đang có dấu hiệu bị xem nhẹ, thậm chí là đang bị "bỏ rơi" trong hệ thống giá trị của con người thời nay. Đó thật sự là một điều nguy hiểm, bởi con người mất tôn nghiêm thì xã hội mà họ đang sống không thể nào văn minh và tốt đẹp được!

Thật ra, rất nhiều người cho rằng sự tôn nghiêm của bản thân là điều gì đó quá lớn lao hay đầy huyễn hoặc. Tuy nhiên, gìn giữ sự tôn nghiêm của bản thân là điều đơn giản nhất mà mỗi cá nhân đều có thể thực hiện được.


1. Vị đại thần Văn Thiên Tường đời Nam Tống từng nói câu: "Nhân sinh tự cổ thùy vô tử. Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh". Có nghĩa là: Con người xưa nay ai mà không chết. Chỉ làm sao lưu lại lòng son với sử xanh. Lòng son ở đây có thể hiểu đó chính là thanh danh, là sự tôn nghiêm của một con người.

Làm người, ai cũng cần có tôn nghiêm của mình. Tôn nghiêm không có khoảng cách giàu nghèo hay cao thấp, sang hèn, tôn nghiêm là sự bình đẳng. Dù là vĩ nhân hay dân thường, ai nấy đều có tôn nghiêm. 

Tôn nghiêm là bộ mặt của mỗi cá nhân, là đạo đức, khí tiết khiến người khác tôn trọng, tin yêu mình. Một con người có thể không có nhiều thứ như tiền bạc, của cải và danh vọng, nhưng nếu ngay cả tôn nghiêm cũng không còn nữa, thì cuộc đời của họ xem ra không có giá trị gì. Chính vì thế nhiều người xem sự tôn nghiêm của bản thân là tính mạng của mình mà quyết tâm bảo vệ.

Từ xưa, những tấm gương về tôn nghiêm rất nhiều. Đó là những nhân sĩ, người yêu nước thà làm ngọc vỡ chứ không làm ngói lành, thà chết đứng chứ quyết không quỳ mà sống; họ dù buộc phải mất đi tính mạng cũng đã bảo vệ tôn nghiêm của mình. 

Sách có ghi lại rằng, thi sĩ Đào Uyên Minh đầu đời Nam Tống quyết không chịu cúi đầu trước năm đấu gạo; Tô Vũ, vị đại thần đời Tây Hán thà lưu đày đi chăn cừu ngoài cửa ải xa xôi chứ không chịu đầu hàng; nhà văn nổi tiếng Chu Tự Thanh thà chết đói cũng không chịu nhận lương thực cứu tế của Mỹ lúc bấy giờ...

Vậy câu hỏi đặt ra là làm gì để có được tôn nghiêm? Còn nhớ trong một bản kinh, đức phật Thích Ca Mâu Ni có giảng một ý rằng: Không vì lời nói của người đời mà ta thành cao quý hay đê tiện, sự cao quý hay đê tiện của bản thân là do thân, khẩu và ý của bản thân mà thành. 

Thân ở đây chính là hành động; khẩu là lời nói và ý chính là tư duy, suy nghĩ của mỗi người. Như vậy, sự tôn nghiêm của một con người dựa vào sự tu dưỡng của bản thân qua những hành động, lời nói tốt đẹp chứ không tự dưng có được, cũng không phải ai mang đến cho mình.

Chính vì thế, sự tôn nghiêm của bản thân mỗi người không tự nhiên mất đi, cũng không ai có khả năng cướp mất mà tất cả do chính bản thân mình đánh mất bằng những lời nói, hành động không phù hợp. Đây cũng là một lý lẽ thực tế rất cơ bản rằng, tự kính trọng mình thì được người khác kính trọng, tự hạ thấp mình thì sẽ bị người khác lên án, chê trách và khinh miệt.

Rất tiếc là trong dòng thời sự xã hội gần đây, những câu chuyện về sự đánh mất tôn nghiêm xuất hiện khá nhiều. Không đến mức bi quan khi cho rằng, đó là những chỉ dấu cho thấy xã hội mà chúng ta đang sống ngày càng xấu đi; song, nó nhất định là một lời cảnh tỉnh thật sự về sự tôn nghiêm đang có dấu hiệu bị xem nhẹ, thậm chí là đang bị "bỏ rơi" trong hệ thống giá trị của con người thời nay. Đó thật sự là một điều nguy hiểm, bởi con người mất tôn nghiêm thì xã hội mà họ đang sống không thể nào văn minh và tốt đẹp được!

2. Có nhiều lý do để ai đó đánh mất tôn nghiêm của bản thân mình; có thể vì sinh tồn, vì danh, vì lợi, vì thiếu ý thức văn hóa... Cụ thể hơn trong đời sống, đó là có người chấp nhận quỳ xuống để có việc, a dua nịnh hót hay luồn cúi để tiến thân; có người bất chấp giá trị đạo đức vì tiền của, thậm chí có người đã bán rẻ nhân cách của mình,... Với những hành động này, sự tôn nghiêm đã xa dần với họ.

Chuyện các cô giáo ở Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh, bị ép đi uống rượu tiếp quan khách vừa qua cũng là một câu chuyện liên quan đến sự tôn nghiêm. Ở đây, phía ép các cô giáo đi tiếp rượu, là UBND thị xã Hồng Lĩnh và các quan khách có mặt trong tiệc rượu hôm đó đã thiếu tôn nghiêm.

Tại sao người ta lại có thể sẵn sàng đề nghị những nữ nhân viên, đồng nghiệp của mình đến tiệc rượu để làm vui lòng khách, cho dù nhiều người trong số họ vẫn gọi những phụ nữ tiếp rượu ở các nhà hàng, quán karaoke bằng những từ không hay? 

Chưa nói chuyện bị quấy rối bởi những người đàn ông dở tỉnh dở say, chỉ cần nghĩ đến việc những người đồng nghiệp, những nhân viên của mình phải hỉ hả nói cười với những người không quen biết, phải xuất hiện trong một buổi tiệc rượu chỉ với thân phận góp vui, người ta đã thấy bất nhẫn. Ấy vậy mà lãnh đạo của các cô giáo ở Hồng Lĩnh vẫn ép các cô tiếp rượu quan khách. Đó là hành động rất đáng trách.

Ở vai trò quan khách cũng vậy, nếu có ý thức giữ gìn tôn nghiêm của bản thân, quan khách đó hẳn đã không thể vui vẻ thoải mái trong bữa tiệc như thế. Có thể nhiều người sẽ có góc nhìn cảm thông với các quan chức bởi sống trong thời đại này, ai trong chúng ta cũng đôi lần có mặt ở một buổi tiệc rượu như vậy, trong vai của người mời khách hoặc trong vai là khách. 

Và có lẽ, nhiều người đều không cho việc có những người phụ nữ trẻ tiếp rượu là điều gì đó to tát; thậm chí có những phụ nữ mong muốn được như thế.

Song, điều đó không phải là ở hầu hết phụ nữ, nếu không nói chỉ là một số ít nào đó. Còn lại, họ đều ở trong tình trạng bị ép buộc và tất nhiên họ mang đầy cay đắng, thậm chí tủi nhục vì điều ấy. 

Cho nên, những người là khách đã từ chối tham gia những buổi tiệc rượu kiểu như thế, cá nhân tôi rất quý mến. Tất nhiên, cũng không phải vì thế có thể trách những người ở lại tham gia, bởi ở đó có những người ngại ngùng, cảm thấy xấu hổ và có cả những người hỉ hả thỏa mãn. Sự tôn nghiêm có hay không của những con người khác nhau là ở chỗ này.

Nói qua chuyện cô giáo bị ép tiếp rượu quan khách vốn ồn ào mấy ngày qua để thấy rằng, tôn nghiêm của bản thân phải được ý thức gìn giữ nghiêm khắc, nó dễ dàng bị đánh mất chỉ một phút lơ là, mất cảnh giác bởi những chuyện đôi khi được cho là... bình thường trong đời sống hôm nay!

Hoàng Lãm