So sánh màn hình oled và super amoled

Theo Samsung cho biết Super AMOLED là phiên bản cải tiến đáng kể từ AMOLED, nổi bật với các ưu điểm giúp màn hình mỏng hơn, tăng khả năng tiết kiệm pin, độ sáng màn hình được cải thiện,...Có thể ứng dụng trên các thiết bị nghe nhìn như smartphone, TV,...

So sánh màn hình oled và super amoled

Tuy nhiên, tấm màn Super AMOLED có thật sự tốt như những gì Samsung quảng bá? Và chúng có cần thiết đối với nhu cầu sử dụng của chúng ta không?

Màn hình Super AMOLED là gì?

Được biết, Super AMOLED là một công nghệ độc quyền của Samsung, thường được viết tắt là S-AMOLED. Cụ thể, S-AMOLED là mẫu nâng cấp của màn hình AMOLED có tích hợp chức năng cảm ứng (theo Samsung): Thay vì có một lớp riêng biệt cảm biến cảm ứng (touch sensor) ở trên cùng của cụm màn hình AMOLED, thì lớp này được tích hợp vào chính cụm màn hình đó.

Đồng thời, Super AMOLED mang đến trải nghiệm thị giác đặc biệt cho bạn. Nó cung cấp một thang màu (color gamut) rộng với độ rõ nét đáng kinh ngạc, giúp nâng cấp cho độ phân giải. Với tỷ lệ tương phản 100.000:1 đáng trong đợi, màn hình S-AMOLED sẽ tự động thích ứng với các môi trường ánh sáng khác nhau để dễ nhìn hơn đồng thời mang lại chất lượng hình ảnh tuyệt vời khi chơi game hoặc xem nội dung đa phương tiện.

So sánh màn hình oled và super amoled

Thêm vào đó, màn hình S-AMOLED có góc nhìn 180 độ, điều này có nghĩa là chúng ta có thể theo dõi nội dung khá nhiều từ mọi góc độ hoặc xem với nhiều người mà không gây khó chịu. Đồng thời, thời gian phản hồi nhanh trong màn hình, điều này làm cho nó hoàn hảo để xem phim, thể thao hoặc chơi trò chơi dưới mọi nhiệt độ. (Nói chung, độ trễ chuyển động của LCD (Hiệu ứng đổ bóng) tăng lên khi nhiệt độ giảm.)

Cấu tạo màn hình Super AMOLED

Thay cho lớp cảm biến cảm ứng (touch sensor) xếp trên cùng cụm màn hình AMOLED. Với màn hình Super AMOLED, lớp này được nhúng trực tiếp vào cụm màn hình AMOLED. Đây là một thuật ngữ tiếp thị được Samsung sử dụng để chỉ công nghệ màn hình Super AMOLED. Vì vậy, thuật ngữ Super làm cho nó có thể phân biệt với phiên bản cũ hơn AMOLED và S-AMOLED không chỉ giống nhau về tên gọi mà còn giống nhau về chức năng.

So sánh màn hình oled và super amoled

Kết cấu tích hợp tất cả các lớp vào thành 1 nền cảm ứng duy nhất được gọi là “in-cell“. Ngoài ra, S-AMOLED có các điểm ảnh có thể tự tắt, mở và hoạt động độc lập. Chính vì thế công nghệ Always On Display (AOD) được ra đời cùng với màn hình S-AMOLED, với chức năng thông báo tình trạng của thiết bị mà không cần mở khóa màn hình.

So sánh màn hình oled và super amoled

Tuy nhiên, những điểm mạnh của màn hình S-AMOLED đôi khi lại trở thành những điểm yếu mà Samsung cần phải khắc phục:

  • Màu sắc quá rực làm mất đi tính trung thực của hình ảnh, xuất phát từ vấn đề giảm đi 1 lớp chức năng do tích hợp hết trong 1 tấm nền AMOLED
  • Chi phí sản xuất và sửa chữa trở nên đắt đỏ cũng từ việc tích hợp các lớp chức năng lại với nhau (in-cell)

So sánh Super AMOLED và AMOLED

Giống như AMOLED, lớp cảm biến cảm ứng được tích hợp trong màn hình Smartphone Super AMOLED giúp làm giảm độ dày của màn hình. Từ việc loại bỏ lớp cảm biến cảm ứng này, làm giảm mức tiêu thụ pin. Đồng thời, sự phản xạ ánh nắng mặt trời ít hơn so với AMOLED dù cả hai đều có cùng một cách sắp xếp pixel. S-AMOLED thậm chí còn tốt hơn với màn hình sáng hơn 20%, tiêu thụ điện năng thấp hơn 20% và phản xạ ánh sáng mặt trời ít hơn 80%.

So sánh màn hình oled và super amoled

Vì các đặc điểm được nêu phía bên trên, nên công nghệ S-AMOLED rất thích hợp được ứng dụng trên các thiết bị đeo tay như Samsung Galaxy Watch.

So sánh màn hình oled và super amoled

So sánh Super AMOLED và OLED

Màn hình OLED không cần đèn nền như LCD mà trực tiếp phát sáng bởi các đi-ốt hữu cơ được trang bị, nên không có quá nhiều khác biệt giữa OLED và AMOLED cũng như S-AMOLED. Vì vậy, AMOLED hay S-AMOLED cũng chính là OLED.

Khác biệt giữa OLED và AMOLED đó là OLED phân thành 2 loại là PMOLED (Passive-Matrix OLED) và AMOLED (Active-Matrix OLED). Còn với màn hình S-AMOLED thì khác biệt duy nhất là việc tích hợp (nhúng) thêm cảm biến cảm ứng (touch sensor) trực tiếp vào cụm màn hình AMOLED làm cho nó mỏng hơn.

Nên lựa chọn Super AMOLED hay AMOLED?

Bài viết được thực hiện dựa trên cơ sở đánh giá khách quan về những ưu và nhược điểm của các loại màn hình. Tuy nhiên để có thể đi đến kết luận là nên lựa chọn hay loại nào sẽ tốt hơn thì sẽ phụ thuộc vào sở thích và nhu cầu của bạn. Nếu bạn quan tâm về chi phí và cũng muốn cân bằng về tính thẩm mỹ thì AMOLED là một sự lựa chọn hợp lý. Nhưng nếu bạn hướng đến sự hoàn mỹ về hình ảnh và thiết kế thì Super AMOLED sẽ là ưu tiên số một. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát và giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp cho mình.

Màn hình IPS LCD là gì?

IPS (In-Plane Switching) là công nghệ màn hình LCD ra đời vào năm 1996 do công ty Hitachi thiết kế ra. Màn hình IPS có đặc điểm là cho góc nhìn rộng do sử dụng các transistor đặc biệt để điều khiển ánh sáng, giúp hình ảnh rõ ràng và không bị đảo ngược màu sắc khi nhìn từ góc độ khác nhau.

Màn hình AMOLED và Super Amoled khác nhau như thế nào?

Màn hình Super AMOLED có kích thước mỏng hơn do có ít lớp kính hơn so với AMOLED nên loại bỏ được nhiều không khí dư thừa, ánh sáng thoát ra ngoài được nhiều hơn, cải thiện được độ sắc nét và độ sáng lên thấy rõ. Super AMOLED có các điểm ảnh có thể tự tắt, mở và hoạt động độc lập.

Màn hình AMOLED và OLED là gì?

Màn hình AMOLED là một cải tiến từ màn hình OLED cùng chứa các hợp chất hữu cơ phát quang nhưng được trang bị thêm ma trận chủ động, giúp hình ảnh được hiển thị rõ nét và chân thực hơn, giảm hiện tượng bóng mờ và tăng độ tương phản so với các thế hệ trước.

màn hình LCD là gì?

Công nghệ màn hình tinh thể lỏng hay LCD (tiếng Anh: Liquid-Crystal Display) là loại công nghệ hiển thị cấu tạo bởi các tế bào (các điểm ảnh) chứa tinh thể lỏng có khả năng thay đổi tính phân cực của ánh sáng và do đó thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính lọc phân cực.