4 mục đích của giáo dục so sánh

Các cụ xưa có câu: "Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau". Lời dạy ấy hàm ý chê bai những kẻ khôn lỏi, ích kỷ, thấy lợi cho mình thì nhanh nhảu, nhưng khi gặp phải khó khăn, trở ngại thì chùn lại, tìm mọi cách để đùn đẩy cho người khác.

Tuy nhiên, nếu tách rời vế sau của câu nói: "Lội nướcđi sau”, mang nó vào cuộc sống theo một khía cạnh riêng hẳn sẽ thấy nổi lên lợi thế của người được kế thừa những bài học kinh nghiệm, nhiều khi là xương máu của những người đi trước.

Ấy vậy mà trong nghiên cứu giáo dục của những nước tiên tiến người ta dạy gì, học gì, dạy và học như thế nào không phải là vấn đề quá khó và không có tiền lệ, nhưng hình như không thể thực hiện. Vì vậy, GS Nguyễn Xuân Hãn khi trao đổi về chương trình sách giáo khoa ở bậc phổ thông mới đã nói: cách làm của chúng ta "chẳng giống mộtai”. Còn GS.TS Nguyễn Lân Dũng thì đã trả lời bên hành langQuốcHội với các nhà báo: nước nhà đang có một chương trình giáo dục "biệt lập"hẳn với thế giới .Nhàvăn Nguyên Ngọc lại nhận thấy triết lý giáo dục Việt Nam ngày nay "không giống bất cứ một nước nào".

Trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Đại đoàn kết:nếu là Bộ trưởng BộGiáo dục & Đào tạo, GS. NGND Nguyễn Văn Chiển đã nói: trước hết ông sẽ dành "3 - 4 tháng đểđi xem ở các nước ngoài ngườita làm Giáo dục như thế nào".Thực ra không thể có chuyện Bộ trưởng đi như vậy. Đi "xem ở các nước ngoài người ta làm giáo dục như thế nào"phải là những bộ phận chuyên môn cung cấp thông tin và tư vấn cho Bộ trưởng. Đâu đến mức đích thân ngài Bộ trưởng phải bỏ nước, bỏ nhà, bỏ Bộ mà đi lang thang tới 3 - 4 tháng nơi đất khách quê người.

Thế giới đang ngày một rộng mở. Qua lâurồi cái thủa "Kín cổng, caotường", "Đèn nhàai nhà ấy rạng".Mong muốn và hô hào "tiếp thu thànhtựu’ của người, "thu hẹp khoảng cách", “liên thông, hội nhập"với người, thậm chí còn thừa thãi bản lĩnhvà giàu chất lãng mạn tới mức "đi tắt đónđầu”, "đuổi kịp và vượt”... Thật là những mỹ từ cô đọng súc tích, thuyết phục biết bao! ấy vậy mà chẳng hiểu xem người thế nào, tathế nào, người đi đường nào, người đang ở đâu, ta ở đâu, ra sao? Điều ấy mới thật là lạ. Chính cái sự lạ ấy đã khiến ngành Giáo dục Việt Nam cứ ì ạch, cứ loay hoay, làm mãi những việc "chẳng giống mộtai ", như “cốt chỉ để cho mình" chẳng giống một ai. Rồi càng đổi mới, sáng tạo lại càng trở nên lạ lẫm, lạ lẫm ngay cả với chính bản thân mình.

Có việc lớn nào mà không phải mò mẫm, nhất là những công việc đang đòi hỏi sự đổi mới, cải cách. Nhưng đó là sự mò mẫm dưới ánh sáng của lương tâm, của khoa học, của kinh nghiệm và thực tiễn, chứ không phải trong cái bóng tối của sự tham lam, liều lĩnh, ích kỷ và vô trách nhiệm. Thiết nghĩ, nếu cứ theo đà này, kết cục nếu không rơi vào nơi nước siết, vực xoáy thì cũng vẫn và sẽ mãi mãi loanh quanh, tụt hậu.

Ngẫm về lợi thế của người đi sau sẽ thấy rất rõ tầm quan trọng đặc biệt của khoa học giáo dục. So sánh đối với sự phát triển của giáo dục.Mỗi quốc gia, nhất là quốc gia chậm phát triển phải nghiên cứu nước mình, so sánh với các nước khu vực và thế giới về thực trạng giáo dục.

Thực tế cho thấy, khoa học giáo dục. So sánh hầu như chưa được quan tâm, hơn nữa vẫn còn đang là khái niệm khá mới mẻ ở Việt Nam. Cả nước chưa hề có một tổ chức hay trung tâm nghiên cứu nào về giáo dục so sánh. Ngay trong các cơ quan khoa học có nhiệm vụ chuyên nghiên cứu về khoa học giáo dục, đường lối, chiến lược phát triển giáo dục như Viện Khoa học giáo dục, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục trước đây, và nay là Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục dường như cũng không có những bộ phận độc lập, chuyên sâu về lĩnh vực khoa học này.Trong khi đó trên thế giới, đây là một ngành khoa học đã có lịch sử phát triển từ rất lâu. Nó đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học giáo dục cũng như thúc đẩy sự phát triển sự nghiệp giáo dục của mỗiquốc gia. Hầu hết các Trường Đại học lớn ở các nước phát triển, ngay từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã thành lập những trung tâm hoặc Viện nghiên cứu về giáo dục so sánh. Ngày nay, Hiệp hội giáo dục so Sánh và Quốctế của thế giới bao gồm hàng trăm nước thành viên đang thường xuyên hoạt động rất hiệu quả với mục tiêu trao đổi kinh nghiệm về giáo dục, liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học... Tại Trung Quốc, Viện Nghiên cứu giáo dục so sánh và Quốctế thuộc trường Đại học Bắc Kinh được thành lập từ năm 1965, nay trở thành một trong 12 cơ quan nghiên cứu khoa học trọng điểm của Uỷ ban giáo dục quốc dân...

Những sự bất cập, những nỗi nhức nhối, những khối u... của giáo dục nước Việt, với bao nhiêu xót xa và cả hàng đống những câu chuyện cười ra nước mắt, vì đã nghe, đã thấy, đã nói, đã gióng chuông... quá nhiều nên lâu nay kể cả già trẻ, lớn bé, khôn ngoan hay khờ khạo, có học hay thất học... ai ai hẳn cũng đã rõ. Song hiện tại hầu như vẫn chưa có một phương cách hữu hiệu nào giúp thoát khỏi tình trạng này. Điều ấy khiến mỗi người trong chúng ta không thể không tiếp tục đặt dấu hỏi.

Đúng là từ lâu, đã đến lúc phải xem lại cách nghĩ, cách làm đối với giáo dục. Nhưng nghĩ thế nào, làm thế nào? Sao chúng ta không chú trọng vào việc lợi dụng thế mạnh của người đi sau?

Đã đành chẳng ai muốn đi sau chỉ để dành lấy cái thế mạnh bất đắc dĩ.Nhưng đã là người đi sau, mà muốn vượt lên ngang bằng, thậm chí xa hơn những người đi trước thì không thể không nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của họ. Không những thế, trong thời đại ngày nay, nền giáo dục của mỗi nước nếu muốn liên thông, hội nhập quốc tế cũng đồng nghĩa với phát triền thì chắc chắn buộc phải đáp ứng một hệ thống không nhỏ những liêu chí cơ bản và chung nhất của giáo dục thế giới.

Chất lượng cuộc sống cùng với tất cả những điều tết đẹp, kể cả sự sáng tạo hay những phát minh vĩ đại nhất mà chúng ta đang có ngày hôm nay là gì? Đó chẳng phải là kết quả của sự kế thừa và phát huy liên tục những thành tựu của chính con người trong suốt hàng ngàn, hàng vạn năm đó sao?

Giáo dục Việt Nam lúc này đang có rất nhiều việc phải làm. Dẫu không phải là cách làm duy nhất hay giải pháp quan trọng bậc nhất, nhưng vai trò của khoa học giáo dục so sánh đối với giáo dục rõ ràng là hết sức to lớn.

Cần dành cho khoa học giáo dục so sánh một vị trí xứng đáng trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học giáo dục cũng như trong quá trình nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển giáo dục nước nhà. Hãy nhìn ra thế giới với thái độ hết sức cầu thị, và nhìn nhận bản thân mình thật nghiêm túc rồi chúng ta mới có thể biết và sẽ biết phải làm gì, và làm như thế nào.

Mục đích của giáo dục là gì?

Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá ...

Mục đích giáo dục tổng quát của Việt Nam hiện nay là gì?

Theo dự thảo chiến lược thì mục tiêu tổng quát đến năm 2030 của giáo dục Việt Nam là phát triển toàn diện con người Việt Nam, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm nền tảng cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc.

Giáo dục mang lại lợi ích gì cho xã hội?

Giáo dục cung cấp cho con người nguồn tri thức và kỹ năng để tham gia các hoạt động tổ chức xã hội, xây dựng đời sống văn minh, hạnh phúc. Con người có nền tảng giáo dục tốt sẽ luôn sống có trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội.

Nét đặc trưng cơ bản của giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội là gì?

Như vậy, sự truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình phát triển xã hội loài người chính là nét đặc trưng cơ bản của giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội đặc biệt.