So sánh dự án điện và nhiệt điện năm 2024

Điện hạt nhân có thể cạnh tranh về chi phí sản xuất với một số các dạng sản xuất điện năng khác là nhận định chung của nhiều chuyên gia. Chi phí đầu tư nhà máy điện hạt nhân lớn hơn so với nhà máy điện than và lớn hơn nhiều so với nhà máy điện khí nhưng chi phí vận hành lại rẻ hơn.

Một khi xây dựng xong và đưa vào vận hành, nguyên liệu chủ yếu để nhà máy điện hạt nhân hoạt động là các bó thanh nhiên liệu (thông thường là uranium) kể từ lúc nạp liệu sẽ trải qua quãng thời gian vài năm trong lò phản ứng, với giá thành tương đối ổn định. Nhà máy điện hạt nhân có ưu điểm là hoạt động hầu như liên tục, thậm chí 2 năm mới phải dừng để thay nhiên liệu, trong khi nhà máy thuỷ điện có thể phải dừng hoặc giảm công suất hoạt động vào mùa khô.

Năm 2013, Viện Thông tin năng lượng Mỹ (NEI) đã công bố số liệu về các chi phí đồng mức trung bình đối với các công nghệ sản xuất điện được đưa vào vận hành năm 2018. Theo đó: Điện hạt nhân tiên tiến, khí đốt tự nhiên (tuabin khí tiên tiến) và than thông thường trong khoảng 10-11 UScent/kWh; Điện khí tự nhiên chu trình hỗn hợp 6,6 UScent/kWh; Điện than tiên tiến với công nghệ thu và nén carbon (CCS) 13,6 UScent/kWh; Điện gió trên đất liền 8,7 UScent/kWh; Điện gió xa bờ 22,2 UScent/kWh; Năng lượng mặt trời PV 14,4 UScent/kWh; Năng lượng nhiệt mặt trời 26,2 UScent/kWh. Tuy nhiên, chi phí chấm dứt hoạt động và chi phí xử lý chất thải đã được hoàn toàn tính đến khi đánh giá tính kinh tế của ĐHN trong khi đó các dạng sản xuất điện năng khác không tính các chi phí này vào chi phí sản xuất.

Thêm vào đó, nếu tính thêm chi phí ngoài (là chi phí do hoạt động của nhà máy điện gây ra những tác động đối với xã hội; là những chi phí thực tế phát sinh liên quan đến sức khỏe và môi trường) thì điện hạt nhân sẽ có một lợi thế đáng kể về tính kinh tế so với sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch. Một nghiên cứu lớn của châu Âu về chi phí ngoài của các chu trình nhiên liệu khác nhau được công bố năm 2001 có tên là Extern E. đã chỉ ra rằng nếu xét thuần túy về tiền thì chi phí ngoài của điện hạt nhân bằng khoảng 1/10 chi phí ngoài của điện than. Như vậy, nếu những chi phí này thực sự được tính thì giá điện than, điện khí sẽ cao hơn rất nhiều.

Không những thế, việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân đơn giản hơn nhà máy thuỷ điện rất nhiều. Nó không đòi hỏi diện tích mặt bằng lớn, không làm biến đổi chất lượng nước hay làm mất cân bằng sinh thái.

Về lĩnh vực môi trường, chất thải hạt nhân thực sự không đáng sợ bằng chất thải của nhiên liệu hoá thạch hay các dạng phát điện khác vì chúng có số lượng nhỏ và có thể quản lý được. Chẳng hạn như xỉ than của nhà máy nhiệt điện chạy than còn phát tán thẳng vào môi trường với khối lượng lớn tro bụi có hàm lượng kim loại cao, gây hại cho sức khoẻ con người.

Điện hạt nhân: Yêu cầu từ thực tế

Việt Nam là một nước đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đi theo với nó là việc phát triển mạnh mẽ các ngành nghề sản xuất trong nước và gia công cho nước ngoài. Năng lượng chi phí cho công cuộc này là vô cùng lớn. Việt Nam không phải là quốc gia có nguồn năng lượng dồi dào. Nguồn năng lượng không tái tạo như dầu thô chỉ có thể khai thác 20 năm nữa, than đá mặc dù còn khá dồi dào (nếu tính cả việc khai thác bể than Đồng bằng Sông Hồng), nhưng theo các nghiên cứu gần đây, trong cân bằng năng lượng của Việt Nam, việc phát triển nhiệt điện chạy than với tổng công suất vào năm 2025 lên tới 35.750MW (phương án cơ sở) đến 48.350 MW (phương án cao) tương đương với tổng sản lượng nhiệt điện từ 198,3-256,5 tỷ kWh là không khả thi về khả năng cung cấp than (do việc nhập khẩu than sẽ không có thị trường).

Theo các chuyên gia nếu chúng ta không sản xuất điện theo hướng sử dụng năng lượng sạch mà cứ dùng năng lượng truyền thống (than đá, thủy điện, dầu mỏ) thì mối nguy không chỉ từ việc cạn kiệt nguồn năng lượng này mà còn là lượng ô nhiễm thải ra môi trường vô cùng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và sinh thái, hậu họa khó lường và con cháu chúng ta là người phải hứng chịu.Như vậy, việc phát triển các dự án điện hạt nhân lại càng là yêu cầu khách quan và rất cấp thiết.

"Đề nghị chuyển than sang khí tại Trung tâm điện lực Long An hiện chưa đủ thông tin để đánh giá. Bởi chưa rõ phương án xây dựng kho cảng, đường ống dẫn khí ở đâu, chi phí thế nào, tác động tới giá điện ra sao nên chưa thể quyết định được" - ông Lực nói.

Đồng thời nêu quan điểm: nếu tỉnh có thể kêu gọi nhà đầu tư làm cảng, có phương án cụ thể, quy mô và công suất thì cơ quan chuyên môn mới có cơ sở để xem xét, đánh giá và báo cáo cấp thẩm quyền ra quyết định.

So sánh thêm ưu - nhược điểm của hai phương án lựa chọn nhiệt điện than hay nhiệt điện khí, ông Lực cho biết trong điều kiện địa hình tại Long An, các tàu chở than có trọng tải 40.000 - 50.000 tấn có lợi thế hơn để vận chuyển. Đặc biệt với các luồng quốc gia khi được nạo vét, cải tạo thì tàu trọng tải 70.000 tấn chở than có thể vào được, việc cấp nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện than sẽ có tính khả thi cao hơn và hiệu quả rõ nét hơn.

Trong khi đó, dự án đề xuất quy mô công suất lên tới gần 3.000MW, nếu chuyển sang dùng khí thì phải cần 3 - 4 triệu tấn khí nhập khẩu/năm, đặt ra yêu cầu về nguồn cung, kho cảng lớn. Nguồn khí có giá rất cao và không ổn định nên cũng sẽ ảnh hưởng tới giá điện. Do đó, khi làm dự án điện khí cần phải có đầy đủ các thông tin, đánh giá tương đối tin cậy mới đưa ra quyết định.

Vì sao khó bỏ điện than?

Quy hoạch điện VIII (thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2045) được Chính phủ phê duyệt, giao Bộ Công thương làm đầu mối triển khai xây dựng xác định những nguồn điện lớn, quan trọng cấp quốc gia, gắn với dự báo được nhu cầu tiêu thụ cho cả giai đoạn, các phương án nguồn, lưới điện có tính khả thi cao, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, có đánh giá tác động môi trường.

TS Nguyễn Mạnh Cường - phó trưởng phòng Phát triển hệ thống điện, Viện Năng lượng, Bộ Công thương - cho rằng nếu như quy hoạch điện VII vẫn chủ yếu dựa vào nguồn điện truyền thống như thủy điện, nhiệt điện than, điện khí... thì quy hoạch điện VIII sẽ là ưu tiên nhiều hơn cho năng lượng tái tạo, nhưng phải đảm bảo vận hành hệ thống điện an toàn, ổn định.

"Hiện tỉ lệ năng lượng tái tạo trong tổng cơ cấu nguồn đang nghiên cứu cho quy hoạch điện VIII có thể ở các mức 20%, 50%, thậm chí là 80% trong tương lai. Song điện gió và điện mặt trời phần nhiều do thời tiết quyết định, cần phải đảm bảo làm sao không được để cung ứng điện bị gián đoạn, nên cách thiết kế phải khác so với trước" - TS Cường nói.

Đặt trong bối cảnh hiện nay các nguồn điện gặp nhiều khó khăn, ông Lực cũng khẳng định không thể "bỏ ngay nhiệt điện than". Để đảm bảo hệ thống điện với nhu cầu phụ tải tăng trên 10%, chỉ có nhiệt điện than mới đáp ứng được vì đảm bảo ổn định nguồn tốt nhất.

Chưa kể, nguồn nhiệt điện than có mức giá hợp lý để các thành phần kinh tế - xã hội sử dụng sản xuất, kinh doanh, trong khi các nguồn khác như năng lượng tái tạo có giá thành cao. Điện là đầu vào cho sản xuất hàng hóa, nếu giá tăng có thể tác động đến giá thành sản phẩm, chi phí chi trả của người dân. Vì vậy, huy động điện khí hay điện tái tạo giá cao chiếm tỉ lệ càng lớn, sẽ càng làm tăng giá điện, từ đó tạo sức ép lên đời sống người dân và sản xuất, kinh doanh.

Về lo ngại nhiệt điện than có thể gây ra ô nhiễm, ông Lực cho biết hiện đã có nhiều dự án nhiệt điện than có công nghệ hiện đại được đầu tư và đã có một số dự án đi vào vận hành, kiểm soát được ô nhiễm, với mức độ đều thấp hơn so với tiêu chuẩn Việt Nam cho phép.

Vị trí nhạy cảm

Theo PGS.TS Phùng Chí Sỹ - Hội Thiên nhiên và môi trường Việt Nam, việc chuyển đổi công nghệ từ nhà máy điện than sang nhà máy điện khí là điều đáng mừng, bởi các nhà máy nhiệt điện khí đỡ phát sinh các chất như bụi, SO2, CO...

Tuy nhiên vị trí nhà máy cách TP.HCM khoảng 20km là vị trí tương đối "nhạy cảm", tất nhiên nếu muốn biết ảnh hưởng cụ thể thế nào còn phải dựa vào công suất, ống khói nhà máy và điều kiện khí tượng…

PGS.TS Lê Văn Khoa - ĐH Bách khoa TP.HCM - cho rằng một dự án nhà máy điện than, điện khí trước khi triển khai chắc chắn phải có đánh giá tác động về môi trường. Việc sử dụng công nghệ khí phát điện thì hành lang kỹ thuật đòi hỏi nghiêm ngặt hơn, bởi quy mô ảnh hưởng lớn hơn.