Các tiêu chí đánh giá sự kiện năm 2024

Làm cách nào để biết sự kiện của bạn có diễn ra thành công hay không? Một sự kiện dù thành công cách mấy thì cũng khó tránh khỏi những sai sót nhỏ nhặt. Để đánh giá, đo lường được mức độ thành công của một sự kiện cần phải dựa vào 4 tiêu chí đánh giá sau sự kiện dưới đây.

1. Phản hồi của khách tham dự

Cách tốt nhận được phản hồi là thông qua bản thông tin phản hồi. Một bảng câu hỏi tốt là bảng câu hỏi không chứa nhiều hơn 10 câu hỏi vì điều này sẽ tạo cảm giác làm phiền người được khảo sát, cho nên chỉ hỏi những câu hỏi liên quan và phục vụ mật thiết nhất cho nhu cầu đánh giá sau sự kiện của bạn.

Tuy nhiên tâm lý chung của người tham dự là làm biếng không muốn điền vào các bản khảo sát một cách tự nguyện. Vì thế, để chắc chắn rằng khách hàng của bạn cung cấp cho bạn thông tin phản hồi, có thể đính kèm vé, xem việc điền đầy đủ vào nó như một phần "thủ tục" để nhận quà trước khi ra về hay để bốc thăm trúng thưởng.

Đừng quên đề cập đến dòng cảm ơn cuối cùng trong bản thông tin phản hồi. Việc đó sẽ làm cho người điền thông tin cảm thấy được trân trọng, nên nếu có những lần sau thì họ cũng sẽ vui vẻ đóng góp phản hồi cho bạn.

2. Thăm dò mức độ hài lòng của khách hàng/cấp trên/nhà tài trợ

Việc thăm dò mức độ hài lòng của khách hàng hay cấp trên là hết sức quan trọng bởi bạn có thể là người tổ chức sự kiện cho công ty khác hay cho chính công ty của bạn. Việc bạn chủ quan nhìn thấy Event mà bạn tổ chức diễn ra suông sẻ, thành công, bạn hài lòng về điều đó không có nghĩa là khách hàng hay cấp trên của bạn cũng nhìn nhận như vậy. Khách hàng/cấp trên của bạn mới là người “đặt hàng” buổi sự kiện này nên việc đánh giá thành công của sự kiện còn phụ thuộc vào mục tiêu ban đầu mà họ đã đặt ra. Vì vậy, để hợp tác lâu dài với nhau, bạn nên thăm dò mức độ hài lòng của khách hàng/cấp trên một cách thấu đáo và khéo léo.

3. Họp “nóng” sau sự kiện (lượng giá)

Nên có một cuộc họp được tiến hành ngay sau khi sự kiện diễn ra để mọi người cùng nhau ngồi lại và thẳng thắng đưa ra những góp ý và quan điểm của mình về quá trình tiến hành sự kiện. Cuộc họp lượng giá là một cuộc họp ngắn để đánh giá năng suất làm việc của cả đội không nên quá căng thẳng, mà nên diễn ra trong không khí thoải mái, có thể diễn ra trong không khí thoải mái ở buổi tiệc "khao quân" hậu Event.

Cuộc họp vừa giúp vừa giúp người quản lý sự kiện ghi chép và lưu lại để làm báo cáo, vừa giúp cả nhóm cùng rút kinh nghiệm cho việc tổ chức sự kiện lần sau.

4. Tổng kết và rút kinh nghiệm bài học

Tuy là một tiêu chí nhỏ nhưng lại vô cùng có ích cho các đơn vị tổ chức sự kiện chuyên nghiệp. Nhận ra những khuyết điểm của bản thân nhằm tránh lặp lại những sai lầm. Việc tổng kết lịch trình, thời gian cho thấy sự trùng khớp hay sai lệch giữa thực tiễn với những kế hoạch đã định sẵn.

Từ những tiêu chí trên, bạn có thể đánh giá mức độ thành công của sự kiện dù lớn hay nhỏ, tổ chức lễ khánh thành, tiệc tất niên hay team buiding,… nhằm rút kinh nghiệm cho những sự kiện sau.

Thuê công ty tổ chức sự kiện là xu hướng được nhiều đơn vị lựa chọn khi tổ chức các chương trình khác nhau từ tiệc nội bộ cho đến quảng cáo sản phẩm, thương hiệu. Hiện nay có rất nhiều công ty event được thành lập bắt buộc bạn phải biết cách nhìn nhận đánh giá để lựa chọn được đơn vị uy tín. Sau đây là một số gợi ý từ kinh nghiệm thực tiễn của chúng tôi.

Các chương trình mà công ty đó đã tổ chức

Bạn đừng tin hoàn toàn vào những lời thuyết trình từ họ hay những thông tin quảng cáo trên internet… Bởi đó đều là những lời lẽ hoa mỹ mà họ tự trang điểm cho mình. Cách tốt nhất là nhìn vào những gì họ đã làm. Tức bạn tìm hiểu xem họ đã từng hợp tác với những đơn vị nào, đã từng thực hiện bao nhiêu sự kiện, những sự kiện đó được đánh giá ra sao?

Nếu những sự kiện của họ đã thực hiện có tiếng vang được khách hàng và giới truyền thông đánh giá cao thì đó là công ty bạn có thể tin tưởng để hợp tác.

Đội ngũ nhân viên của công ty

Đối với lĩnh vực tổ chức sự kiện ngoài kinh nghiệm thì yếu tố quan trọng không kém đó là sự sáng tạo là ý tưởng đột phát… Những điều này chỉ có thể thực hiện được từ một đội ngũ nhân viên giỏi, chuyên nghiệp. Ngoài ra cũng hãy đảm bảo rằng công ty đó có nguồn nhân lực dồi dào để có thể tổ chức chương trình của bạn suôn sẻ.

Các gói dịch vụ mà công ty tổ chức sự kiện cung cấp

Điều này có ý nghĩa rất lớn đấy. Công ty cung cấp càng nhiều gói dịch vụ liên quan đến lĩnh vực tổ chức sự kiện thì càng được ưu tiên. Không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi khuyên bạn chú ý tới điều này bởi tổ chức sự kiện sẽ phải huy động tới rất nhiều dịch vụ khác nhau như thuê sân khấu, âm thanh, ánh sáng, nhà bạt, bàn ghế… Và nếu công ty đó cung cấp toàn diện có nghĩa là họ không phải đi thuê. Điều này sẽ giúp họ tiết kiệm chi phí và do đó mức giá cũng sẽ hợp lý hơn so với những đơn vị khác. Hơn thế họ luôn chủ động được mọi thứ để đảm bảo sự kiện luôn suôn sẻ.

Các tiêu chí đánh giá sự kiện năm 2024

Những nhận xét từ khách hàng

Đây cũng là yếu tố quan trọng bạn không nên bỏ qua. Khi vào face, website đừng quên đọc kỹ những bình luận đánh giá từ khách hàng về công ty, về dịch vụ của họ. Thông tin từ khách hàng luôn là nguồn tư liệu quý để bạn biết được nhiều thông tin hữu ích đấy.

Mối quan hệ trong giới truyền thông của công ty đó

Một công ty event chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm chắc chắn sẽ có mối quan hệ tốt với báo đài cùng các đơn vị truyền thông khác. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp cho sự kiện của bạn được quảng bá truyền thông rộng rãi hơn làm tăng hiệu quả lên.

Ngoài các tiêu chí trên nếu có thể bạn hãy tìm hiểu thế mạnh của công ty đó. Chẳng hạn như công ty này tổ chức hội nghị chuyên nghiệp còn công ty kia lại tổ chức roadshow hiệu quả hơn. Bạn căn cứ vào đó lựa chọn đúng đắn cho sự kiện sắp tới của mình.

1 sự kiện thành công là sự kiện cần đạt những tiêu chí gì?

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỘT SỰ KIỆN THÀNH CÔNG LÀ GÌ?.

Hoàn thành được các mục đích và mục tiêu của sự kiện. ... .

Đối tác, khách tham dự phản hồi tốt về sự kiện. ... .

Ngân sách chi cho sự kiện đúng với chi phí ban đầu đề ra. ... .

Giải quyết được các rủi ro bất ngờ (nếu có) ... .

Làm việc chuyên nghiệp..

Chủ đề của sự kiện là gì?

Theme (chủ đề) sự kiện là diện mạo của tổ chức sự kiện bao hàm tất cả những gì liên quan đến phần nhìn như cách trang trí, set up, màu sắc, bố cục… trong sự kiện. Chúng ta có thể hiểu nôm na rằng Concept là xương sống, các ý tưởng con là những xương sườn còn Theme là bộ da.

Tổ chức sự kiện bao gồm những công việc gì?

Làm tổ chức sự kiện sẽ bao gồm những công việc gì?.

Xây dựng kết nối với các chuyên viên điều phối sự kiện. ... .

Tiếp nhận và lên kế hoạch theo yêu cầu. ... .

Thuyết trình trình bày kế hoạch. ... .

Cố vấn nhân viên thực thi sự kiện. ... .

Kiểm tra, theo dõi và giám sát (kể từ khi sự kiện bắt đầu đến kết thúc) ... .

Lập báo cáo kết quả.

Những tố chất cần có người tổ chức sự kiện là gì?

Tóm tắt:.

Sự cẩn thận..

Sức khỏe..

Sự linh hoạt..

Khả năng chịu đựng áp lực..

Kỹ năng giao tiếp..

Kỹ năng tổ chức sắp xếp..

Sự cầu thị.