Phản ứng và tính cách của đôn ki hô tê

Lập bảng so sánh sự tương phản giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa (Ngoại hình, tính cách, suy nghĩ)

Phản ứng và tính cách của đôn ki hô tê

https://thuthuat.taimienphi.vn/lap-bang-so-sanh-su-tuong-phan-giua-don-ki-ho-te-va-xan-cho-pan-xa-ngoai-hinh-tinh-cach-suy-nghi-54130n.aspx
Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa được coi là cặp hình tượng nổi tiếng bậc nhất của nền văn học thế giới. Tìm hiểu thêm về đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió cũng như sự đối lập của cặp thầy trò này, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích cảnh Đánh nhau với cối xay gió, Cảm nhận về đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, Phân tích nhân vật Đôn-ki-hô-tê trong Đánh nhau với cối xay gió.

d) Sự tương phản trong tính cách của Đôn Ki – hô – tê và Xan – chô – Pan – xa có ý nghĩa gì trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió?

Bài làm:

Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki – hô – tê và Xan – chô – Pan – xa tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học. Sự đối lập ở các khía cạnh của nhân vật này làm nổi bật điểm tương ứng của nhân vật kia. Qua đó, điều này giúp tác giả thể hiện nội dung của đoạn trích, đó là sự chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền của Đôn Ki – hô – tê , phê phán thói thực dụng, thiển cận của Xan – chô – Pan – xa cũng như con người trong đời sống xã hội.

Vì sao nói Đôn ki hô tê và Xan chô Pan xa là một cặp nhân vật tương phản? Chỉ ra những nét tương phản giữa hai nhân vật

Tính cách của nhân vật Đôn-ki-hô-tê được bộc lộ như thế nào

Trang trước Trang sau

Câu hỏi: Tính cách của nhân vật Đôn-ki-hô-tê được bộc lộ như thế nào trong văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” ?

Nội dung chính

  • Vì sao nói Đôn ki hô tê và Xan chô Pan xa là một cặp nhân vật tương phản? Chỉ ra những nét tương phản giữa hai nhân vật
  • Tính cách của nhân vật Đôn-ki-hô-tê được bộc lộ như thế nào
  • Phân tích nhân vật Đôn Ki-hô-tê trong truyện Đánh nhau với cối xay gió
  • Dàn ý phân tích nhân vật Đôn Ki-hô-tê

Trả lời:

Quảng cáo

- Trí tuệ: mê muội (đọc quá nhiều truyện hiệp sĩ)

+ Thấy cối xay lại nghĩ bọn khổng lồ gian ác

+ Khi bị quật ngã lại cho rằng đó là do pháp sư yểm bùa biến những tên khổng lồ thành cối xay

- Tư tưởng: tiêu diệt cái xấu khỏi mặt đất, theo tinh thần hiệp sĩ

- Hành động: bất chấp nguy hiểm, những lời can ngăn vẫn lao vào đánh nhau với cối xay gió

- Tính cách: dũng cảm, khắc khổ, cứng nhắc.

- Quan niệm sống: quên mình vì việc nghĩa (quên cả chuyện ăn, ngủ, chăm lo cho bản thân)

↠ Đôn-ki-hô-tê là nhân vật có lý tưởng tốt- hành hiệp trượng nghĩa- nhưng hành động thì điên rồ, phi thực tế bởi chính những ảo tưởng, mê muội khi đọc chuyện kiếm hiệp.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi về các tác phẩm Ngữ văn lớp 8 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

Trang trước Trang sau

Phân tích nhân vật Đôn Ki-hô-tê trong truyện Đánh nhau với cối xay gió

  • Dàn ý phân tích nhân vật Đôn Ki-hô-tê
  • Phân tích nhân vật Đôn Ki-hô-tê - Mẫu 1
  • Phân tích nhân vật Đôn Ki-hô-tê - Mẫu 2
  • Phân tích nhân vật Đôn Ki-hô-tê - Mẫu 3
  • Phân tích nhân vật Đôn Ki-hô-tê - Mẫu 4
  • Phân tích nhân vật Đôn Ki-hô-tê - Mẫu 5
  • Phân tích nhân vật Đôn Ki-hô-tê - Mẫu 6
  • Phân tích nhân vật Đôn Ki-hô-tê - Mẫu 7

Dàn ý phân tích nhân vật Đôn Ki-hô-tê

I. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê” là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Xéc-van-téc, nhà văn nổi tiếng của văn học Tây Ban Nha.
  • Giới thiệu và khái quát nhân vật: Qua đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”, nhân vật chính - Đôn Ki-hô-tê hiện lên với những phẩm chất của một người hiệp sĩ giang hồ dù đó chỉ là sự ngô nghê, ảo tưởng, hão huyền.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc xuất thân và ngoại hình

  • Đôn Ki-hô-tê là một lão quý tộc nghèo vì quá say mê truyện hiệp sĩ nên muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ.
  • Ngoại hình: gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi trên lưng một con ngựa còm Rô-xi-nan-tê.

2. Phẩm chất, tính cách

* Lòng dũng cảm của một hiệp sĩ giang hồ trừ gian diệt ác, cứu người lương thiện

  • Khi gặp những chiếc cối xay gió, Đôn Ki-hô-tê đã mường tượng chúng thành những kẻ khổng lồ xấu xa. Vì vậy ông đã quyết tâm một mình lao vào “giao chiến giết hết bọn chúng” và “quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất”.
  • Trên con đường phiêu lưu của mình, Đôn Ki-hô-tê luôn chọn những con đường có nhiều nguy hiểm bởi lẽ trên những con đường ấy mới có thể “gặp nhiều chuyện phiêu lưu khác nhau”.
  • Sau khi thất bại ở cuộc chiến với cối xay gió, Đôn Ki-hô-tê dùng luôn 1 cành cây khô gắn cái mũi sắt để làm thành ngọn giáo, sẵn sàng chuẩn bị cho cuộc chiến tiếp theo.

=> Lòng dũng cảm, sẵn sàng đương đầu với khó khăn dù những điều đó chỉ là Đôn Ki-hô-tê tự tưởng tượng mà ra.

* Coi khinh những điều tầm thường, thực dụng của con người

  • Dù bị thương sau trận chiến, Đôn Ki-hô-tê vẫn không kêu than, rên rỉ bơi theo ông, hiệp sĩ giang hồ sẽ chẳng hề gì mấy vết thương đau đớn thể xác, dù “xổ cả gan ruột ra ngoài”. Đây có lẽ là điều ông đã học tập được từ các hiệp sĩ giang hồ trong những truyện phiêu lưu ông đã đọc.
  • Đặc biệt, Đôn Ki-hô-tê không lấy việc ăn uống, rượu chè làm thích thú. Bởi đó chỉ là những nhu cầu của những con người tầm thường, thực dụng.

=> Đôn Ki-hô-tê coi thường những nhu cầu tầm thường của con người

* Tình yêu say đắm và tấm lòng thủy chung

  • Đôn Ki-hô-tê say đắm một phụ nữ nông dân, thậm chí còn ban cho chị ta cái tên công nương Đuyn-xi-nê-a.
  • Trong trận chiến với cối xay gió, Đôn Ki-hô-tê vẫn nghĩ đến người phụ nữ trong lòng ông và cầu mong nàng cứu giúp cho ông khỏi hiểm nguy. Dù trong lúc nguy nan nhất, Đôn Ki-hô-tê vẫn nghĩ đến người yêu và lấy đó làm động lực để chiến đấu mạnh mẽ hơn.
  • Suốt đêm không ngủ để nghĩ tới nàng Đuyn-xi-nê-a của lão.
  • Không cần ăn uống vì chỉ nghĩ đến người yêu cũng thấy no.

=> Mặc dù chỉ là do lão tự tưởng tượng theo truyện hiệp sĩ nhưng cũng có thể thấy, Đôn Ki-hô-tê là một người yêu say đắm, chung thủy.

III. Kết bài

  • Khái quát lại nhân vật: Đôn Ki-hô-tê dù có những phẩm chất tốt nhưng lại là nhân vật đại diện cho những con người mơ mộng, ảo tưởng, hão huyền, không thực tế.
  • Liên hệ, đánh giá sự thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn nổi tiếng Xéc-van-téc.