Phái tính là gì

Sứ Điệp Thăm Viếng Giảng Dạy của Hội Phụ Nữ

Hãy giảng dạy những đoạn thánh thư và những lời trích dẫn đáp ứng nhu cầu của các chị em phụ nữ mà các chị em thăm viếng. Hãy chia sẻ chứng ngôn về giáo lý đó. Mời những người mà các chị em giảng dạy chia sẻ cảm nghĩ của họ và điều họ học được.

Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ: “Tất cả nhân loại—nam và nữ—đều được sáng tạo theo hình ảnh của Thượng Đế. Mỗi người là một đứa con trai hay con gái linh hồn yêu dấu của cha mẹ thiên thượng, và, vì lẽ đó, mỗi người có một thiên tính và một số mệnh thiêng liêng. Phái tính là một đặc điểm cơ bản của từng người cho riêng mục đích về trạng thái tiền dương thế, hữu diệt và vĩnh cửu” (“Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới,” Liahona, tháng Mười năm 2004, 49).

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ: “[Phái tính] phần lớn định rõ chúng ta là ai, tại sao chúng ta hiện diện trên thế gian, và chúng ta phải làm điều gì và trở thành con người như thế nào. Vì các mục đích thiêng liêng, các linh hồn nam lẫn nữ đều khác nhau, riêng rẽ và bổ sung cho nhau… . Sự phối hợp độc nhất của các khả năng thuộc linh, thể xác, tinh thần và tình cảm của cả người nam lẫn người nữ là cần thiết để thi hành kế hoạch hạnh phúc” (“Marriage Is Essential to His Eternal Plan,” Liahona, tháng Sáu năm 2006, 51).

Julie B. Beck, chủ tịch trung ương Hội Phụ Nữ: “Là các con gái linh hồn của Thượng Đế, các phụ nữ ‘đã nhận được các bài học đầu tiên trong thế giới linh hồn và được chuẩn bị để xuống thế gian’ (GLGƯ 138:56). Họ ở trong số ‘những bậc vĩ nhân cao quý ’ (GLGƯ 138:55) là những người ‘cất tiếng reo mừng’ (Gióp 38:7) vào lúc sáng thế vì họ sẽ được ban cho một thể xác với cơ hội để được thử thách trên trần thế (xin xem Áp Ra Ham 3:25). Họ mong ước được sát cánh làm việc với những người nam ngay chính để hoàn thành các mục tiêu vĩnh cửu mà không ai có thể đạt được nếu làm việc riêng rẽ. Các vai trò của phụ nữ không bắt đầu trên thế gian và cũng không kết thúc nơi đây. Một phụ nữ trân quý vai trò làm mẹ trên thế gian thì sẽ trân quý vai trò làm mẹ trong thế giới mai sau” (“‘Tấm Lòng của Một Người Mẹ,’” Liahona, tháng Năm năm 2004, 76).

Margaret D. Nadauld, cựu chủ tịch trung ương Hội Thiếu Nữ: “Các phụ nữ của Thượng Đế không thể nào giống như các phụ nữ của thế gian. Thế gian đã có đủ những phụ nữ cứng rắn rồi; chúng ta cần các phụ nữ dịu dàng. Đã có đủ những phụ nữ thô lỗ rồi; chúng ta cần những phụ nữ tử tế… . Chúng ta đã có đủ những phụ nữ danh tiếng và giàu có rồi; chúng ta cần thêm nhiều phụ nữ có đức tin” (“Niềm Vui để Được Làm Người Phụ Nữ,” Liahona, tháng Giêng năm 2001, 18).

Anh Cả M. Russell Ballard thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ: “Bản tính của những người nam và những người nữ trong thời tiền dương thế và trên thế gian đã được chính Thượng Đế định rõ… . [Đôi khi các phụ nữ] hỏi: ‘Giá trị của một phụ nữ tùy thuộc một cách đặc biệt vào vai trò của người ấy với tư cách là một người vợ và người mẹ chăng? Câu trả lời thì rất giản dị và rõ ràng: Không… . Mỗi người nam và người nữ ngay chính đóng một vai trò đầy ý nghĩa trong tiến trình tăng trưởng liên tục của vương quốc của Thượng Đế… .

“… Các chị em thân mến, chúng tôi tin tưởng nơi các chị em. Chúng tôi tin tưởng và kỳ vọng nơi sự thiện lành và sức mạnh của các chị em, … Và chúng tôi tin rằng kế hoạch của Thượng Đế là dành cho các chị em để trở thành các hoàng hậu và nhận được các phước lành cao quý nhất mà bất cứ người phụ nữ nào cuối cùng cũng có thể nhận được hoặc nhận được trong thời vĩnh cửu” (“Women of Righteousness,” Liahona, tháng Mười Hai năm 2002, 36–37).

Hẳn nhiên, khi loài người biết phân biệt đàn ông và đàn bà thì ý niệm về phái tính đã xuất hiện. Phái tính chỉ sự liên kết giữa giới và những bản tính đặc trưng cho từng phái riêng biệt và nó không ngừng được nhận diện trong đời sống cũng như trong tất cả các ngành khoa học. Trong hệ thuật ngữ liên quan đến phái tính, chúng tôi tạm đưa ra công thức dịch: Phái tính = phái (gender) + giống/giới/giới tính (sex). Như vậy, phái nam = nam giới (the male sex) + masculinity (tính nam/bản tính nam); phái nữ = nữ giới (the fair sex) + femility (tính nữ/bản tính nữ). Đến nay, trong từ điển tiếng Việt cũng như một số từ điển ngoại ngữ khác không hề có một thuật ngữ nào với hàm nghĩa khái quát như thế. Mặc dù vậy, phái tính và ý thức phái tính đã, đang và vẫn sẽ luôn hiện hữu trong mọi lĩnh vực của đời sống con người.

Những quan niệm truyền thống về phái tính

“Đàn bà được sinh ra từ chiếc xương sườn của đàn ông…”

Theo Kinh thánh, Thượng Đế sáng tạo ra thế giới trong vòng 7 ngày với đủ biển cả, ao hồ, sông suối, chim muông. Trong ngày thứ 7, Người nghĩ thêm ra một loài động vật mà Người cho là “sẽ hoàn hảo nhất trong các loại động vật”. Và chàng Adam xuất hiện từ đó. Để tránh cho Adam khỏi buồn bã nơi vườn Địa Đàng, Thượng Đế đã dùng một “cái xương sườn thừa của ông Adam” (do thiếu nguyên liệu!) để tạo nên con người thứ hai là Eva làm bạn đồng hành. Mắc lỗi lầm do ăn “trái cấm” ở vườn Địa Đàng, Adam và Eva bị Đấng tối cao đày xuống mặt đất, bắt sống cuộc sống như những sinh vật khác (sẽ phải tự kiếm ăn, sẽ già đi, sẽ

bị bệnh tật rồi trở về với cát bụi). Và hình phạt lớn nhất mà Thượng đế đặt lên Eva là hàng tháng sẽ phải mất đi một lượng máu từ trong cơ thể, sẽ phái mang nặng, đẻ đau,…

Với những suy tư trên phương diện triết học, đại triết gia Aristoteles xác quyết rằng đàn bà tự bản chất đã thấp kém hơn đàn ông. Aristoteles cho rằng đàn bà chỉ là vật chất, phát triển một cách bừa bãi, hỗn loạn nếu không có đàn ông, nhờ có những hạt giống của họ, mang đến cho các vật chất này hình thái, mặt mũi:

“Giống cái (female) là giống cái do thiếu thốn các đặc tính nào đó; chúng ta nên xem bản tính giống cái như bị đau buồn vì sự khiếm khuyết tự nhiên”.

Kể từ sau Aristoteles, có rất nhiều triết gia, thần học gia, trí thức, văn sĩ,… đã lặp đi lặp lại ý kiến trên như thể là một định đề toán học hay một định luật hóa học, vật lý. Chính vì là “phần phụ”, “phần thừa ra” từ thân thể Adam nên các Eva luôn ở thế lệ thuộc, phải phục tùng đàn ông, trở thành “phái yếu” (the weaker sex). Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, một nửa nhân loại tự mệnh danh là “phái mạnh” (the stronger sex) đã xây dựng một mô hình xã hội theo sở thích, nhu cầu và quyền lợi của riêng mình. Dĩ nhiên, trong cái trật tự và khuôn khổ của một xã hội theo “hình ảnh người đàn ông” này thì không có chuyện bình quyền về phái tính. Phụ nữ luôn là người chịu nhiều thiệt thòi, bị chèn ép, khinh miệt và bị bóc lột. Ở phương Tây, tín đồ Do Thái không bao giờ khởi đầu một nghi lễ phụng tự khi xung quanh chưa hội đủ bảy người đàn ông mặc dù có sự hiện diện của cả trăm ngàn người phụ nữ tại đó; còn ở Pháp, chỉ cách đây vài thế kỷ, người phụ nữ thượng lưu vẫn còn bị cột chặt trong cái “vòng đai trinh tiết”; và thậm chí ở một nước dân chủ tiên phong như Hoa Kỳ thì quyền bầu cử của phụ nữ cũng chỉ được áp dụng từ đầu thể kỷ XX mà thôi.

Sự phân biệt phái tính không chỉ tồn tại trong tư duy và trong đời sống xã hội mà còn được thể hiện ngay trong ngôn ngữ. Nền văn hóa phương Tây được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là nền văn hóa trọng dương vật. Nền văn hóa ấy

được thể hiện rất rõ qua cấu trúc ngôn ngữ thông qua các cặp đối lập. Người ta có thể thấy ngay một sự thật hiện hữu là ngôn ngữ chỉ phụ nữ phái sinh ngay trên bề mặt, kết cấu ngôn ngữ chỉ nam giới. Trong tiếng Anh, chữ “man” vừa có nghĩa là đàn ông vừa có nghĩa là nhân loại. Đàn ông là gốc, “man” là gốc, từ đó nảy sinh ra nhánh “woman” (đàn bà); Mr (ông) là gốc, từ đó nảy sinh ra Mrs (bà); và cuối cùng, “male” (nam) phái sinh “female” (nữ). Như vậy, khởi nguồn từ cặp nam – nữ, trong ngôn ngữ châu Âu hình thành những cặp đối lập tương ứng như trật tự - hỗn loạn, hiển ngôn – im lặng, hiện diện – vắng mặt, nói – viết, sáng – tối, lành mạnh – nguy hại, thuần lý – phi lý,… trong đó tất cả những mỹ từ đều thuộc về đàn ông, dành cho đàn ông.

“Đàn bà và tiểu nhân thật khó nuôi dạy…”

Ở phương Đông, Khổng Tử và hàng ngàn lớp Nho gia kế tiếp vẫn một mực khẳng định “phụ nhân nam hóa”. Họ cho rằng “đàn bà thật khó dạy” bởi quan niệm người phụ nữ không có khả năng tiếp thu cái hay và cái mới và mặt khác rất khó bỏ tính nết xấu. Đạo Khổng khoác lên người phụ nữ một cái áo cố hữu của bản chất ngu dốt, thiếu năng lực và ý chí cầu tiến. “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” cũng xuất hiện từ đó. Có lẽ chính vì vậy, trong hệ thống Nho giáo, người phụ nữ suốt đời bị lệ thuộc và phải phục tùng. Nho giáo kìm chân người phụ nữ bên chiếc cối xay, bên xó bếp sau những lũy tre làng bởi tam tòng tứ đức. Quan niệm trọng nam khinh nữ theo thời gian, dần ăn sâu vào tâm thức người dân phương Đông. Thực tế, Nho giáo không chỉ biến phụ nữ thành món đồ sở hữu của phái nam, trở thành những “con ở” không công mà còn hạ thấp phẩm giá, năng lực của người phụ nữ bằng những quy định hà khắc: không cho phép phụ nữ đi học, tham gia Khoa cử và đặc biệt là không thể làm quan. Và như vậy, sự nông nổi, thấp kém, ngu muội, dốt nát của đàn bà không phải là do yếu tố cá nhân mà nằm sâu ở vấn đề “phái tính”.

Sự phân biệt phái tính cũng được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ phương Đông. Nền văn hóa Âm – Dương này coi những gì thuộc Dương là đàn ông, còn những gì thuộc Âm là phụ nữ. Những cặp từ phái sinh tương ứng như mặt trời- mặt trăng, ngày – đêm, nóng – lạnh, lửa – nước, chủ động – bị động,… cũng chính là kết quả của lối tư duy thống trị bởi nam giới.

Ý thức phái tính và Chủ nghĩa nữ quyền

Ý thức về bản sắc nữ - bước khởi đầu của sự xác lập Chủ nghĩa nữ quyền

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, những quan niệm mang tính truyền thống về phái tính ở cả phương Đông và phương Tây đã khiến cho người phụ nữ trở thành kẻ lệ thuộc. Tư tưởng phụ nữ là “phái yếu”, là “kẻ phụ thuộc”, là những kẻ dốt nát, ngu muội và “khó dạy” không phải chỉ là “cái tròng” mà chế độ nam quyền gắn vào cổ những người phụ nữ, mà đôi khi do chính người phụ nữ công nhận, tự đặt nó lên cổ mình. Không phải ngẫu nhiên mà ở trên tận thiên đàng, những người phụ nữ phương Tây vẫn không dứt ra khỏi “nghiệp chướng” của đời mình là là trở thành kẻ phục vụ, phục tùng nam giới. Ở phương Đông, cũng không phải ngẫu nhiên mà những luật lệ hà khắc của Nho giáo như những sợi dây vô hình siết chặt đời sống người phụ nữ cả về thể xác lẫn tinh thần (Trung Quốc, Việt Nam,…) và rồi để cả thế giới nhìn nhận và coi đức tính “tùng – thuận” là hình ảnh tiêu biểu, đặc trưng của người phụ nữ (Nhật Bản).

Bước sang cuộc sống hiện đại, khi đa số phụ nữ đi làm, giá trị của người phụ nữ dần dần tỉ lệ thuận với những đóng góp của họ về kinh tế, văn hóa đối với gia đình và xã hội. Họ bắt đầu ý thức về bản thân mình, nhìn nhận lại mình và đi tìm lại bản sắc.

Trong giới nghiên cứu hiện tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ bản sắc. Bản sắc (identity) là một khái niệm quan trọng trong các ngành khoa học xã hội nói chung. Tựu chung lại, người ta đưa ra hai cách hiểu phổ biến về bản sắc, quy về việc giản hóa luận khái niệm này trong lĩnh vực tâm lý học hoặc xã hội học.

Trong cách hiểu thứ nhất, bản sắc được nhìn nhận như là một đặc tính cố định của con người, có thể đồng nhất con người quá khứ với con người hiện tại và tương lai.

          Ngược lại, bản sắc trong cách hiểu thứ hai là một khái niệm linh động, nó được nhìn nhận như là một thành quả con người đạt được trong quá trình xã hội hóa hoặc toàn cầu hóa những nguyên tắc xã hội được áp đặt lên họ.

Các nhà nữ quyền luận đã tìm cách dung hòa cách hiểu hai khái niệm này. Họ thừa nhận sự tương tác phức tạp giữa các quá trình tâm lý bên trong với những tác động bên ngoài xã hội. Họ chú ý đến vấn đề phái tính, chủng tộc và đồng tính luyến ái.

Công cuộc đi tìm bản sắc nữ kết thúc bằng lời khẳng định bất hủ của nữ văn sĩ người Pháp Simone de Beauvoir trong tác phẩm “Le Deuxième Sexe” (Giới thứ hai) được xuất bản vào năm 1949: “On ne nait pas femme, on le devient” (Người ta không bẩm sinh là đàn bà, mà trở thành đàn bà). Theo nhiều nhà nghiên cứu thì tác phẩm này chính là một mũi tên bắn trúng vào thành trì của bản thể luận cho rằng “phụ nữ sinh ra đã là phụ nữ”. “Giới thứ hai” có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của Chủ nghĩa nữ quyền trong xã hội hiện đại.

Ý thức về diễn ngôn của phụ nữ - một bước tiến của Chủ nghĩa nữ quyền

Có thể chia phong trào nữ quyền trên thế giới thành ba giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất được đánh dấu bằng sự kiện xảy ra vào tháng 10 năm 1789 khi một nhóm phụ nữ xông vào trụ sở Quốc dân đại hội ở Paris, đòi quyền bình đẳng nam nữ ngay sau khi Đại cách mạng Tư sản Pháp bùng nổ. Từ đó, nhiều phong trào đòi quyền bình đẳng nam nữ diễn ra liên tiếp ở nhiều nơi trên thế giới cho đến tận đầu thế kỷ XX. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến khoảng đầu thập kỷ 60 khi các lý thuyết nữ quyền xuất hiện, phát triển sôi động và kết quả của nó là đại đa số các nước trên thế giới đều xác định nam nữ bình quyền trong Hiến pháp. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn từ khoảng cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 đến nay với sự phát triển mạnh mẽ của lý thuyết phê bình nữ quyền, đòi bình đẳng nam nữ trên nhiều phương diện của đời sống xã hội từ chính trị, kinh tế đến văn học, nghệ thuật.

Trong văn học, các nhà nữ quyền thuộc “thế hệ thứ ba” đã cố gắng xác lập những cách thức, phương pháp viết và đọc văn chương cho riêng phụ nữ. Barbara Johnson cho rằng “Vấn đề giới tính thực chất là vấn đề ngôn ngữ”. Trường phái nữ quyền Anh – Mỹ thời kỳ này chú trọng đến nền văn chương của chính nữ giới với việc đề cao người đọc, người viết là nữ giới và về nữ giới. Các nhà phê bình nữ quyền luận Pháp lại chú ý đến vấn đề cấu trúc luận. Ở đó, họ tìm kiếm những cách thức khả thể cho cách viết của nữ giới, đặt trọng tâm vào một lối viết “thân thể” với những đặc trưng chỉ nữ giới mới có, để phân biệt với nam giới. Thuật ngữ “Écristure féminine” (lối viết nữ) được coi là diễn ngôn chính thức của nữ giới trong thời kỳ này. Các tác giả nữ dùng ngôn ngữ như một phương tiện hữu hiệu để tìm lối thoát, để “cởi trói” và để khẳng định vai trò của mình trong đời sống xã hội và trong nghệ thuật.

                                                                                                                                                                               ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

Giảng viên Trường Đại học Hà Nội