Nợ phải trả là tài khoản gì năm 2024

Cho tôi hỏi, nguyên tắc kế toán các khoản nợ phải trả được pháp luật quy định như thế nào? – Công Minh (Ninh Bình).

1. Nguyên tắc kế toán các khoản nợ phải trả

Nguyên tắc kế toán các khoản nợ phải trả được quy định tại Điều 50 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

1.1. Theo dõi chi tiết các khoản nợ phải trả

Các khoản nợ phải trả được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải trả, đối tượng phải trả, loại nguyên tệ phải trả và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.

Nợ phải trả là tài khoản gì năm 2024
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023

Nợ phải trả là tài khoản gì năm 2024

Nguyên tắc kế toán các khoản nợ phải trả theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)

1.2. Nguyên tắc phân loại các khoản phải trả

Việc phân loại các khoản phải trả là phải trả người bán, phải trả nội bộ, phải trả khác được thực hiện theo nguyên tắc:

1.2.1. Phải trả người bán

Phải trả người bán gồm các khoản phải trả mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản và người bán (là đơn vị độc lập với người mua, gồm cả các khoản phải trả giữa công ty mẹ và công ty con, công ty liên doanh, liên kết). Khoản phải trả này gồm cả các khoản phải trả khi nhập khẩu thông qua người nhận ủy thác (trong giao dịch nhập khẩu ủy thác);

1.2.2. Phải trả nội bộ

Phải trả nội bộ gồm các khoản phải trả giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc;

1.2.3. Phải trả khác

Phải trả khác gồm các khoản phải trả không có tính thương mại, không liên quan đến giao dịch mua, bán, cung cấp hàng hóa dịch vụ:

- Các khoản phải trả liên quan đến chi phí tài chính, như: khoản phải trả về lãi vay, cổ tức và lợi nhuận phải trả, chi phí hoạt động đầu tư tài chính phải trả;

- Các khoản phải trả do bên thứ ba chi hộ; Các khoản tiền bên nhận ủy thác nhận của các bên liên quan để thanh toán theo chỉ định trong giao dịch ủy thác xuất nhập khẩu;

- Các khoản phải trả không mang tính thương mại như phải trả do mượn tài sản, phải trả về tiền phạt, bồi thường, tài sản thừa chờ xử lý, phải trả về các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn,…

1.3. Phân loại các khoản phải trả

Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải trả để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn.

1.4. Ghi nhận khoản phải trả khi có bằng chứng cho thấy một khoản tổn thất có khả năng chắc chắn xảy ra

Khi có các bằng chứng cho thấy một khoản tổn thất có khả năng chắc chắn xảy ra, kế toán phải ghi nhận ngay một khoản phải trả theo nguyên tắc thận trọng.

1.5. Kế toán các khoản phải trả có gốc ngoại tệ

Kế toán phải xác định các khoản phải trả thỏa mãn định nghĩa của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (được hướng dẫn chi tiết ở Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái) để đánh giá lại cuối kỳ khi lập Báo cáo tài chính.

2. Kiểm toán Báo cáo tài chính trong trường hợp sử dụng đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ

Báo cáo tài chính mang tính pháp lý để công bố ra công chúng và nộp các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam là Báo cáo tài chính được trình bày bằng Đồng Việt Nam và phải được kiểm toán (theo quy định tại Điều 6 Thông tư 200/2014/TT-BTC).

3. Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán

Theo quy định tại Điều 7 hông tư 200/2014/TT-BTC thì khi có sự thay đổi lớn về hoạt động quản lý và kinh doanh dẫn đến đơn vị tiền tệ được sử dụng trong các giao dịch kinh tế không còn thoả mãn các tiêu chuẩn nêu tại khoản 2, 3 Điều 4 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì doanh nghiệp được thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán. Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới. Doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.