Năm 1689, thành phố Hồ Chí Minh có tên gọi là gì

Chúng ta đều biết về tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh là theo tên vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước chỉ xuất hiện sau năm 75. Vậy trước đây thì sao? Phải tìm tòi một chút thôi. Vì dân ta phải biết sử ta chứ, còn bằng không biết thì tra gú gồ.

Sử sách ghi lại giai đoạn hình thành của thành phố là bắt đầu từ 1623, khi chúa Nguyễn có mối quan hệ ban giao tốt đẹp với nước Chân Lạp, nhờ vào cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn và vua Chey Chetta II. Nhiều người Việt vì thế đã tìm đến làm ăn sinh sống tại vùng đất này bên cạnh người dân bản xứ. Nước Chân Lạp sau đó bị suy vong khi đã trải qua giai đoạn 11 năm trị vì sáng suốt của Chey Chetta II.

Tiếp theo đó là vào năm 1679, chúa Nguyễn nhận bảo trợ cho những nhóm người Hoa “phản Thanh phục Minh” và cho phép họ khai phá đất hoang ở vùng Nam bộ. Mãi đến năm 1689, chúa Nguyễn mới sai Nguyễn Hữu Cảnh kinh lý vào miền Nam, nhằm mục đích mở rộng bờ cỏi và khẳng định chủ quyền, Nguyễn Hữu Cảnh đã cho lập một số phủ, huyện trong đó có phủ Gia Định, sự kiện này là móc đánh dấu sự ra đời của thành phố. Lúc này vùng Nam bộ mới chính thức được sát nhập vào cương thổ của nước Việt.

Dưới thời Nguyễn Ánh, phủ Gia Định và vùng Nam bộ tiếp tục được mở rộng và phát triển về nhiều mặt. Riêng phủ Gia Định có lúc được gọi là thành, lúc khác được là kinh, trấn do có những biến cố về chính trị.

Đến năm 1790 khi thực dân Pháp chiếm được Gia Định, đã gấp rút quy hoạch và xây dựng Gia Định thành một khu đô thị lớn để phục vụ cho mục đích khai thác thuộc địa, thành lập thành phố Sài Gòn. Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn trở thành trung tâm quan trọng, không chỉ hành chính mà còn kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả Đông Dương, được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông.

Đến năm 1955, thành phố Sài Gòn trở thành thủ đô của nước Việt Nam Cộng Hòa với tên gọi thông dụng là “Saigon”. Sau 1975, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bị xóa bỏ. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đổi tên Sài Gòn thành “Thành phố Hồ Chí Minh“.

Vậy là chúng ta có một số kiến thức “fastfood” về lịch sử của Thành phố Hồ Chí Minh, các tên gọi trong quá khứ và các thời khắc thay đổi tên gọi.

Related links
ho chi minh
Hồ Chí Minh

Thẻ báo chí, chí công, chí thành, hồ nước, hồ văn, lịch sử tp. hồ chí minh, nhà hồ, quan minh

Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776, năm 1674, Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ "Lũy Sài Gòn" (theo Hán Nho viết là "Sài Côn"). Đây là lần đầu tiên chữ "Sài Gòn" xuất hiện trong tài liệu Việt Nam. Vì thiếu chữ viết nên chữ Hán "Côn" được dùng thế cho "Gòn". Nếu đọc theo Nôm là "Gòn", còn không biết đó là Nôm mà đọc theo chữ Hán thì là "Côn".

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account