Học viện Báo chí và Tuyên truyền là gì

Mục lụcTại sao nên chọn Học viện Báo chí và Tuyên truyềnHọc viện Báo chí và Tuyên truyền có tốt không?Có nên học AJC – Ngôi trường với những điều bất ngờ

Câu hỏi “Học viện Báo chí và Tuyên truyền có tốt không” được rất nhiều bạn trẻ yêu thích ngành báo chí quan tâm. Là học viện đào tạo bài bản về ngành nghề báo chí, chúng ta hãy cùng xem những đánh giá về Học viện Báo chí và Tuyên truyền dưới cái nhìn của các sinh viên trong trường nhé!

Tại sao nên chọn Học viện Báo chí và Tuyên truyền

1. Thông tin chung

Học viện Báo chí và Tuyên truyền (tên tiếng Anh: Academy of Journalism and Communication – AJC) là trường đại học trọng điểm quốc gia của Việt Nam, trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là trường nằm trên địa bàn Thành phố Hà Nội (trường chỉ có duy nhất một cơ sở tại Hà Nội).

Đang xem: Ajc là gì

Học viện Báo chí và Tuyên truyền là gì

Tại sao nên chọn Học viện Báo chí và Tuyên truyền

2. Các ngành đào tạo hệ đại học chính quy của AJC

Triết học: Triết học Mác – Lênin Kinh tế: Quản lý kinh tế; Kinh tế chính trị Mác – Lênin; Kinh tế và Quản lýChủ nghĩa xã hội khoa học: Chủ nghĩa xã hội khoa học- Giáo dục lý luận chính trịLịch sử Đảng: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt NamXây dựng Đảng: Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nướcChính trị học: Chính trị phát triển; Chính sách công; Quản lý côngTuyên truyền: Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa; Văn hóa phát triển; Truyền thông chính sáchBáo chí: Báo in; Ảnh báo chíQuan hệ công chúng – Quảng cáo: Quan hệ công chúng; Quảng cáo và MarketingPhát thanh – Truyền hình: Báo truyền hình; Báo phát thanh; Báo mạng điện tử; Quay phim truyền hìnhQuan hệ Quốc tế: Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế; Thông tin đối ngoạiXuất bản: Biên tập xuất bảnXã hội học: Xã hội học; Công tác xã hộiNhà nước – Pháp luật: Quản lý xã hội; Khoa học quản lý nhà nướcTư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí MinhNgoại ngữ: Biên dịch Ngôn ngữ AnhKiến thức giáo dục đại cươngTâm lý giáo dục và nghiệp vụ sư phạm

Học viện Báo chí và Tuyên truyền có tốt không?

Có nên học AJC – Ngôi trường với những điều bất ngờ

Ngoài đam mê, sở thích với các chuyên ngành, khi trở thành sinh viên trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bạn sẽ cảm thấy thật tuyệt vời và thích thú với môi trường nơi đây.

Ngôi trường của người đẹp

Trường được rất nhiều người gọi với cái tên ” Trường của người đẹp “. Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền là ngôi trường có rất nhiều “mỹ nữ” không chỉ xinh đẹp mà còn tài năng. Thử điểm danh mà xem, đây là ngôi trường một thời của Hoa Hậu Việt Nam Nguyễn Thu Huyền, của Á hậu Dương Ngọc Anh… và rất nhiều mỹ nữ khác.

Xem thêm: Kpi Nhé, Đừng Nhầm Lẫn Với Kri Là Gì ? Một Phân Biệt Kri, Pi Và Kpi

Review học viện Báo chí và Tuyên truyền: Gặp nhiều người nổi tiếng

Học viện Báo chí và Tuyên truyền còn “nức tiếng” bởi những gương mặt của Đài truyền hình xuất hiện trong trường. Tất nhiên, chẳng có lẽ gì khi hồi nhỏ xem vô tuyến, bạn hâm mộ anh này, chị kia và thật hạnh phúc vì bỗng dưng, một ngày đi học gặp họ. Hạnh phúc quá còn gì? Chưa kể, sau này, mọi thông tin cập nhật về người nổi tiếng trong các kênh truyền hình lớn sẽ đến với bạn rất nhanh. 

Thầy cô cực thân thiện và xì tin

AJC có tốt không? Nếu như nhiều trường khác đã áp dụng học tín chỉ, mỗi lớp mấy trăm sinh viên thì trường Báo chí vẫn duy trì hình thức học niên chế. Điểm lợi của hình thức này là thầy cô chủ nhiệm thường theo sát bạn suốt 4 năm. Bởi vậy thầy cô luôn quan tâm đến học sinh rất nhiều. Thầy cô trường Báo còn nổi tiếng thân thiện và xì tin. Bạn có thể dễ dàng chia sẻ tâm sự với thầy cô về chuyện yêu, bạn bè, về dự định tương lai. Đây là điều mà không phải trường nào cũng có. 

Được tham gia nhiều hoạt động văn nghệ thú vị

Trở thành sinh viên trường Báo, bạn sẽ dần trở nên năng động và tự tin. Bởi ở môi trường này, bạn bỗng dưng cần thấy mình phải khác và đặc biệt, nhiều cơ hội mở rộng giúp bạn thể hiện mình. 

Bên cạnh đó, mỗi khi các đêm văn nghệ của trường Báo diễn ra, bạn sẽ phải hoa mắt lên vì các tài năng biểu diễn văn nghệ quá “đỉnh”.

Xem thêm: xóa phần tử trong mảng php

Những nhận xét Học viện Báo chí và Tuyên truyền của sinh viên

Bạn Phạm Thanh Thủy khoa Quan hệ quốc tế chia sẻ: “Nhìn chung học ở trường Báo khá ổn. Môi trường năng động, tích cực với nhiều sinh viên tài năng. Học phí yêu thương.”

Đánh giá của bạn Trần Huyền Mỹ Anh: “ Là học viện nổi tiếng ở khu vực phía Bắc chuyên đào tạo về báo chí truyền thông. Là cái nôi của các nhà báo, biên tập viên hàng đầu Việt Nam, chất lượng giảng dạy tốt, sinh viên cũng rất giỏi.”

Nhận xét của bạn Nguyễn Thị Ngọc Anh: “Cơ sở vật chất tốt. Chất lượng giảng dạy đảm bảo, giảng viên nhiệt tình, ân cần. Là nơi đào tạo các ngành nghề truyền thông và tuyên truyền.”

Vậy, “Học viện Báo chí và tuyên truyền có tốt không?” Nơi đây được đánh giá cao về chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất và năng lực sinh viên. Hy vọng những thông tin trên của Vũ Trụ Sách sẽ giúp ích cho những bạn còn đắn đo có nên theo học các ngành trong ngôi trường này.

Tham khảo đánh giá các trường đại học khác tại
Đại học Ngoại Thương Đại học FPT
Học viện Tài Chính Đại học Mở
Đại học Thương Mại

Học viện Báo chí và Tuyên truyền là gì
Khoa Tuyên truyền - Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Khoa Tuyên truyền trực thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, được thành lập từ ngày 16/01/1962. Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, khoa đã đạt được những thành quả trên lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học về công tác tư tưởng.

Bên cạnh đó, khoa đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì và hạng Ba cùng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý khác…

Học viện Báo chí và Tuyên truyền là gì
Lịch sử hình thành khoa Tuyên truyền (Nguồn ảnh: Cổng thông tin điện tử HVBC&TT)

Từ khi thành lập đến nay, khoa đã đào tạo được trên 10.000 cử nhân hệ đại học chính quy, hơn 200 học viên cao học và nghiên cứu sinh Chính trị học chuyên ngành Công tác tư tưởng.

Khoa Tuyên truyền cũng là cơ sở đầu tiên và duy nhất trong cả nước đào tạo cán bộ Tuyên giáo, đào tạo ngành Chính trị học chuyên ngành Công tác tư tưởng và Quản lý văn hóa - tư tưởng ở cả ba trình độ: cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.

Bên cạnh đó, khoa còn hợp tác với các cơ quan, đơn vị, các trường đại học để tạo môi trường và cơ hội cho sinh viên bồi dưỡng kiến thức về mặt lý luận và thực tiễn.

Ngoài ra, khoa cũng không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo để sinh viên sau khi ra trường có thể thực hiện tốt mục tiêu yêu cầu của nhà trường đó là trở thành cán bộ tuyên giáo.

Các ngành đào tạo và cơ hội việc làm

Năm 2018, Khoa Tuyên truyền - Học viện Báo chí và Tuyên truyền mở thêm chuyên ngành đào tạo mới là Truyền thông chính sách. Từ đó nâng tổng số chuyên ngành đào tạo của khoa lên 3 chuyên ngành chính:

- Quản lý hoạt động tư tưởng - văn hóa

- Văn hóa phát triển

- Truyền thông chính sách

Quản lý hoạt động tư tưởng - văn hóa:

Quản lý hoạt động tư tưởng văn hóa là chuyên ngành ra đời sớm nhất của khoa Tuyên truyền. Khi tham gia học tập chuyên ngành này, sinh viên có cơ hội phát triển và hoàn thiện theo hướng gắn lý luận với thực tiễn, gắn đào tạo với yêu cầu sử dụng cán bộ của hệ thống chính trị và xã hội.

Chuyên ngành này giúp sinh viên có cơ hội làm việc tại:

  • Cơ hội làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, tư tưởng tại trung ương và địa phương.
  • Báo cáo viên, tuyên truyền viên của các ban tuyên giáo, tuyên huấn tại trung ương và địa phương.
  • Cơ quan tuyên giáo các cấp ủy Đảng, tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức nghề nghiệp; cơ quan tuyên huấn của lực lượng vũ trang.
  • Cán bộ, giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị, trường chính trị hoặc các trường đại học, cao đẳng,... giảng dạy môn Giáo dục công dân tại các trường THPT…
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là gì
Một số môn học tiêu biểu của chuyên ngành QLHĐTT-VH (Nguồn ảnh: Cổng thông tin điện tử HVBC&TT)

Văn hóa phát triển:

Văn hóa phát triển là 1 trong 3 ngành đào tạo chủ chốt của khoa Tuyên truyền. Chuyên ngành này sẽ giúp sinh viên trang bị cho bản thân những kiến thức về văn hóa Việt Nam, văn hóa thế giới, về quản lý văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống văn hóa xã hội. 

Chính vì vậy, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có thể làm các công việc như:

- Chuyên viên về văn hóa, quản lý văn hóa ở các các tổ chức, cơ quan Đảng và Nhà nước, các tổ chức xã hội;

- Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy văn hóa trong các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền là gì
Một số môn học tiêu biểu của chuyên ngành VHPT (Nguồn ảnh: Cổng thông tin điện tử HVBC&TT)

Truyền thông chính sách:

Truyền thông chính sách là chuyên ngành mới được thành lập từ năm 2018 tại khoa Tuyên truyền, mặc dù vậy sức hút của ngành này là không thể phủ nhận. Đây là một chuyên ngành rất mới mẻ ở nước ta và nhu cầu nhân lực cho ngành này rất lớn.

Truyền thông chính sách là ngành học có sự giao thoa kiến thức của nhiều lĩnh vực như : Truyền thông, tuyên truyền, báo chí, văn hóa chính trị - xã hội... nên cơ hội việc làm sau khi ra trường là khá đa dạng, hấp dẫn. Đối với sinh viên thuộc chuyên ngành Truyền thông chính sách, khi tốt nghiệp có thể ứng tuyển ở các vị trí sau: 

  • Cán bộ tuyên truyền giáo dục trong các cơ quan từ trung ương đến cơ sở; cán bộ truyền thông ở các văn phòng chính phủ, các bộ ngành Ủy ban nhân dân các cấp.
  • Người phát ngôn phụ trách giao tiếp báo chí của các cơ quan chính quyền, của lực lượng vũ trang, của các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp công lập.
  • Đội ngũ cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về lĩnh vực truyền thông chính sách.
  • Phụ trách các mảng truyền thông ở những cơ quan, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, hoặc là hoạt động truyền thông nội bộ ở trong các doanh nghiệp....
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là gì
Một số môn học tiêu biểu của chuyên ngành TTCS (Nguồn ảnh: Cổng thông tin điện tử HVBC&TT)

Giảng viên

Với kinh nghiệm gần 60 năm thành lập và phát triển, đội ngũ giảng viên khoa Tuyên truyền có năng lực chuyên môn rất cao. Hiện khoa đang có 15 cán bộ, giảng viên hữu cơ tham gia vào quá trình giảng dạy chuyên môn. Trong đó có 2 Phó giáo sư, 6 Tiến sĩ, 7 Thạc sĩ. Ngoài ra, trong quá trình dạy học, khoa còn mời nhiều giảng viên thỉnh giảng là các chuyên gia, giảng viên uy tín trong và ngoài nước để giảng dạy cho sinh viên. 

Học viện Báo chí và Tuyên truyền là gì
Đội ngũ giảng viên khoa Tuyên truyền (Ảnh: Khoa Tuyên truyền)

Đặc biệt,  đội ngũ giảng viên khoa Tuyên truyền có khả năng sử dụng ngoại ngữ, công nghệ kỹ thuật rất tốt. Cùng với đó, tác nghiệp thực tế trong lĩnh vực tuyên giáo, văn hóa, quản lý truyền thông, quan hệ công chúng cao.  

Sinh viên tiêu biểu

Sinh viên  khoa Tuyên truyền sau khi ra trường có thể làm rất nhiều ngành nghề khác nhau. Trong đó, có những gương mặt nổi bật đã từng là sinh viên của khoa. Với mỗi ngành nghề, sinh viên  khoa Tuyên truyền lại ghi dấu ấn nổi bật và có đóng góp lớn.

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý

  • Trương Vĩnh Long - Lớp trưởng lớp Tuyên huấn B (1975 - 1977) - Nguyên ủy viên BCHTW Đảng các khóa VIII, IX, X; Nguyên Bí thư Trung ương Đảng khóa IX.
  • Hà Thị Khiết - Lớp Tuyên truyền 1 - Nguyên Ủy viên BCHTW Đảng khóa VIII, IX, X, XI; Bí thư Trung ương Đảng khóa X, XI; Nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương,....

- Cán bộ Tuyên giáo các cấp

  • Nguyễn Thái Sơn - Lớp Tuyên truyền K3 - UVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.
  • Lâm Hữu Đức - Học viên cao học CTH - CTTT K16, TP.HCM - Trưởng phòng Tuyên huấn Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM,....

- Cán bộ làm công tác Đảng, đoàn thể

  • Lê Quang Trung - CTT - CTTT K28 Tây Ninh - Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ tỉnh Tây Ninh
  • Kim Miên - CTH - CTTT K27 Bạc Liêu - Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bạc Liêu,...

- Giảng viên

  • Lương Ngọc Vĩnh - CTH1 - Tiến sĩ chuyên ngành CTH - CTTT đầu tiên của Việt Nam - Trưởng khoa Tuyên truyền
  • Mai Đức Ngọc - CTH2 - Vụ trưởng Vụ Quản lý đào tạo - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,....

- Cán bộ hoạt động trong lực lượng vũ trang

  • Trần Hải Thắng - QLHĐTTVH K36B - Thiếu tá, Trưởng công an quận Ba Đinh, Hà Nội
  • Lê Minh Hờn - QLVHTT K33, Cần Thơ - Thiếu tá, Trợ lý Quân lực, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Trà Vinh,...

- Phóng viên, người dẫn chương trình

  • Nguyễn Chí Linh - Chính trị 2,  Cao học CTH - CTTT K15 - Phó tổng biên tập Báo Quảng Trị
  • Dương Quang Tùng - CTH-CTTT K25 - Phó Tổng Biên tập VTC News,...

Các hoạt động nổi bật

Hiện nay, sinh viên khoa Tuyên truyền có rất nhiều hoạt động ngoại khóa nổi bật khác nhau. Trong đó, về học tập, sinh viên có những buổi tọa đàm chia sẻ về nhiều vấn đề xã hội như: cộng đồng LGBT,... trong khuôn khổ môn học “Nghệ thuật phát biểu miệng”. 

Học viện Báo chí và Tuyên truyền là gì

Ngoài ra, sinh viên còn có những chuyến đi thực tế chính trị xã hội tại nhiều đơn vị, địa phương khác nhau. Buổi học này giúp sinh viên có thêm hiểu biết, được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các công ty, doanh nghiệp nhà nước.  

Học viện Báo chí và Tuyên truyền là gì
Sinh viên khoa Tuyên truyền thực tế chính trị xã hội tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai

Chào tân sinh viên cũng là hoạt động nổi bật của khoa hàng năm để chào đón thế hệ sinh viên mới. Những năm trở lại đây, chương trình được đặt tên là Spotlight và thu hút được rất nhiều bạn tân sinh viên không chỉ của khoa. 

Học viện Báo chí và Tuyên truyền là gì
Khoa Tuyên truyền tổ chức kết nạp Đảng viên mới

CLB Diễn Thuyết là CLB duy nhất trực thuộc khoa Tuyên truyền. Tại CLB, các bạn được tham gia, trau dồi nhiều về kỹ năng mềm, nhất là kỹ năng hùng biện, thuyết trình, diễn thuyết. 

Học viện Báo chí và Tuyên truyền là gì
CLB Diễn Thuyết (Ảnh: Fanpage CLB)
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là gì
Đội bóng khoa Tuyên truyền (Khoa Tuyên truyền)

Thông tin liên hệ

KHOA TUYÊN TRUYỀN 

SĐT: 0437546963 (Máy lẻ 812)

Email:

Fanpage: Khoa Tuyên Truyền - Học viện Báo chí và Tuyên truyền

(https://www.facebook.com/tuyentruyenajc/)

Địa chỉ: Tầng 9, nhà Hành chính A1, số 36, đường Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội