Hình ảnh so sánh bài tôi đi học

Đề bài: Phân tích những hình ảnh so sánh trong truyện ngắn Tôi đi học

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Phân tích những hình ảnh so sánh trong truyện ngắn Tôi đi học
 

I. Dàn ý Phân tích những hình ảnh so sánh trong truyện ngắn Tôi đi học (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu đôi nét về Thanh Tịnh và truyện ngắn tôi đi học

2. Thân bài

- Phân tích những hình ảnh so sánh:+ Hình ảnh "những cảm giác trong sáng" nảy nở như "mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng":

+ Hình ảnh " ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ" thoáng qua trong tâm trí như "một làn mây lướt ngừng trên ngọn núi"...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích những hình ảnh so sánh trong truyện ngắn Tôi đi học tại đây.

II. Bài văn mẫu Phân tích những hình ảnh so sánh trong truyện ngắn Tôi đi học (Chuẩn)

Trong cuộc đời ai cũng sẽ có những khoảng thời gian đáng nhớ, đó là những kỉ niệm quý giá sẽ theo ta đến suốt cuộc đời. Ai cũng có những kỉ niệm như vậy và với Thanh Tịnh có lẽ điều mà ông không thể nào quên được là ký ức về buổi đầu tiên đến trường. Bao tâm tư, xúc cảm được nhà thơ gửi gắm qua tác phẩm " Tôi đi học". Trong tác phẩm có những hình ảnh so sánh đặc sắc mang đậm giá trị nghệ thuật.

Buổi học đầu đời luôn để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng mỗi người, thật vậy cảm giác ấy mạnh mẽ đến mức cứ mỗi độ thu về con người ta lại bồi hồi nhớ lại. Đó là những ngày thu se se lạnh, bầu trời quang đãng, cũng là bầu trời ấy nhưng đó đã là chuyện của 30 năm về trước. Thế nhưng dù thời gian có qua đi, dù con người kia có lớn lên và trưởng thành nhưng từng dòng kí ức, từng xúc cảm của một thủa cắp sách đến trường ông vẫn không thể nào quên được. Cảm giác ấy thật trong sáng, mọi thứ diễn ra tự nhiên như "mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng". Hoa cỏ đại diện cho sự thanh cao, sự tinh khôi thuần khiết của đất trời, hoa luôn mang đến cho con người ta một cảm giác dễ chịu, thanh lọc tâm hồn con người. Thật vậy Thanh Tịnh đã sử dụng hình ảnh những bông hoa tươi để miêu tả những cảm xúc đang dâng trào trong lòng mình là tự nhiên và ông đang đón nhận chúng, hòa mình vào để sống lại những ngày tháng xưa cũ.

Là trẻ con ai mà chẳng có lúc ngây dại, đôi khi cố tỏ ra rằng mình đã trưởng thành, nhiều lúc muốn tự tay mình làm việc thế nhưng cái non nớt vụng về lại không cho phép chúng thực hiện được mong muốn của mình. Và khi còn là một đứa trẻ Thanh Tịnh cũng đã từng như vậy. Vào cái ngày đầu tiên cắp sách đến trường, lẽo đẽo bước chân theo mẹ đầy bồi hồi, xúc động. Cũng là con đường làng quá đỗi quen thuộc, vẫn là những cảnh vật thường ngày thế nhưng hôm nay mọi thứ bỗng thay đổi đến lạ và đứa trẻ ấy cũng đã nhận ra được sự thay đổi đó đến từ việc hôm nay mình đi học. Khoác trên vai mình bộ quần áo mới và đứa trẻ ấy bỗng cảm thấy mình đã lớn, trong cái suy nghĩ non nớt ấy nảy ra bao nhiêu điều, cậu cảm thấy mình cần có trách nhiệm với cuộc sống của mình hơn, cảm thấy mình phải chăm chỉ học tập và không còn có thời gian ham chơi với lúc bạn như thường ngày. Để chứng minh rằng mình đã lớn lên cậu bé muốn tự mình cầm sách vở, muốn được hãnh diện với bạn bè thế nhưng khi nghe mẹ bảo để mẹ cầm cho thì cậu lại nghĩ đó là công việc của người thạo. Ý nghĩ non nớt đầy thơ dại ấy đột nhiên nảy ra như những đám mây lướt ngang qua trên ngọn núi để rồi bây giờ sau mấy chục năm hồi tưởng lại tác giả lại không kìm nổi lòng mình.

Hình ảnh so sánh tiếp theo mà tác giả sử dụng đó chính là ngôi trường Mĩ Lí. Trường học là nơi giáo dục con người, là mái ấm thứ hai mà bất kì con người nào đều dành trọn tuổi thơ bên nó. Thật vậy Thanh Tịnh đã thật khéo léo khi so sánh "trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Áp". Trong suy nghĩ của một đứa trẻ ngày đầu tiên bước chân vào ngôi trường rộng lớn ấy ngoài cảm giác lạ lẫm, bối rối em còn nhận ra vẻ uy nghi và trang nghiêm của ngôi trường, ngày trước cũng đã có lần ghé qua ngôi trường khi đi chơi với lũ bạn nhưng khi ấy trong mắt đứa trẻ ngôi trường chỉ là thứ xa lạ nhưng bây giờ khi sắp trở thành một phần của nó em lại cảm thấy nó xinh xắn và uy nghiêm biết bao. Nhận thức về ngôi trường của đứa trẻ đã bắt đầu thay đổi và đó là những xúc cảm đầu tiên của chặng đường trưởng thành hơn.

Đặt chân đến những nơi xa lạ, phải làm quen với những thứ lạ hoắc ai mà chẳng có phần lo sợ. Thật vậy ở hình ảnh so sánh cuối cùng tác giả đã khéo léo dùng hình ảnh những chú chim non trên bờ tổ để tượng trưng cho hình ảnh của những chú bé cùng cảnh ngộ với mình. Chúng chỉ là những tờ giấy trắng ngây dại, e sợ, ngập ngừng khi bước ra thế giới rộng lớn. Bẽn lẽn, lo âu thế nhưng tất cả đều khao khát học hành, mang trong mình những ước mơ về một tươi lai tươi sáng, ước mơ chinh phục thế giới, làm chủ vận mệnh của mình.

Và đó cũng là hình ảnh so sánh cuối cùng trong tác phẩm, một hình ảnh mang đậm ý nghĩa thể hiện được đúng tâm trạng của những đứa trẻ non nớt. Dù thời gian qua đi nhưng những xúc cảm về buổi đầu tiên cắp sách đến trường sẽ chẳng thể phai nhạt trong lòng mỗi người, không chỉ riêng tác giả mà ai trong chúng ta cũng đã có những kí ức như vậy. Đó là những kí ức đẹp vô vàn sẽ theo ta đến hết cuộc đời.

-------------------HẾT------------------

Cùng trở về với những cảm xúc trong sáng và những kí ức của ngày đầu đến trường qua tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh, các em có thể tham khảo thêm những bài văn mẫu đặc sắc khác như: Thuyết minh truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh, Chất trữ tình trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh, Phân tích tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường qua truyện ngắn Tôi đi học, Cảm nhận của em về chất thơ trong truyện Tôi đi học.

Trong truyện ngắn Tôi đi học, tác giả Thanh Tịnh đã sử dụng rất thành công thủ pháp so sánh để làm nổi bật lên tâm trạng của nhân vật tôi trong lần đầu đến trường. Bài Phân tích những hình ảnh so sánh trong truyện ngắn Tôi đi học là nội dung tham khảo mà các em không nên bỏ qua khi tìm hiểu, phân tích truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh.

Dàn ý phân tích nghệ thuật đặc sắc của truyện Tôi đi học Phân tích truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh Viết đoạn văn nhận xét về những hình ảnh so sánh trong văn bản Tôi đi học Dàn ý phân tích truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ Sơ đồ tư duy bài Tôi đi học

Bài văn Phân tích các hình ảnh so sánh trong truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 8.

Hình ảnh so sánh bài tôi đi học

Đề bài: Phân tích các hình ảnh so sánh trong truyện ngắn "Tôi đi học" của Thanh Tịnh.

   Tôi đi học là một trong những sáng tác đặc sắc của Thanh Tịnh. Với giọng văn trong trẻo, nhẹ nhàng kết hợp với những hình ảnh so sánh đặc sắc đã tạo nên cái hay riêng cho tác phẩm này.

   Hình ảnh so sánh đầu tiên chính là hình ảnh: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. Biện pháp so sánh ngang bằng nhấn mạnh những rung cảm tinh tế của nhân vật tôi khi nhớ lại ngày đầu tiên đến trường. Hình ảnh so sánh thật độc đáo “cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” kết hợp với nghệ thuật nhân hóa vừa cho thấy những cảm nhận trong sáng hồn nhiên, lại vừa cho thấy sự hứng khởi, háo hức của một tâm hồn non nớt khi nghĩ về ngày đầu tiên đến trường.

   Bước đến sân trường và cảm nhận khung cảnh nơi đây, tâm hồn tinh tế ấy lại có những cảm nhận hết sức sâu sắc về ngôi trường: “Trước mắt tôi là trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”. Lấy hình ảnh cái đình làng Hòa Ấp để so sánh với ngôi trường, cho thấy sự cảm nhận rõ ràng của nhân vật tôi về vẻ trang nghiêm, tráng lệ của ngôi trường.

   Và hình ảnh so sánh cuối cùng lại nói lên những ước mơ, khao khát của nhân vật tôi: “Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ”. Những cô bé cậu bé mới nhập trường như những chú chim non ngập ngừng, e sợ trước cuộc sống mới, nhưng cũng đầy hào hứng, tự tin khát khao được trưởng thành, khôn lớn. Dù chỉ là hình ảnh so sánh hết sức giản dị những đã nói lên tâm tư của biết bao thế hệ học trò.

   Với tác phẩm này, Thanh Tịnh không sử dụng quá nhiều hình ảnh so sánh, nhưng mỗi hình ảnh lại tạo được dấu ấn riêng, rất đặc sắc và phù hợp. Giúp cho câu văn mềm mại, uyển chuyển, tăng sức hấp dẫn cho sự diễn đạt, tăng chất trữ tình cho tác phẩm. Không chỉ vậy các hình ảnh này còn cho thấy tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của một bạn nhỏ ngày đầu tiên đến trường.

Tham khảo Dàn ý phân tích những hình ảnh so sánh trong truyện ngắn Tôi đi học, qua đó nắm được những ý chính và cách triển khai các luận điểm nhằm hoàn thành bài viết một cách hoàn chỉnh nhất. 

Hình ảnh so sánh bài tôi đi học

Dàn ý phân tích những hình ảnh so sánh trong truyện ngắn Tôi đi học - Bài mẫu 1

1. Mở Bài 

Giới thiệu đôi nét về Thanh Tịnh và truyện ngắn tôi đi học

2. Thân Bài

- Phân tích những hình ảnh so sánh:

+ Hình ảnh "những cảm giác trong sáng" nảy nở như "mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng":

+ Hình ảnh " ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ" thoáng qua trong tâm trí như "một làn mây lướt ngừng trên ngọn núi".

+ Hình ảnh " trường Mĩ Lí" trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như "cái đình làng Hòa Áp".

+ Hình ảnh " mấy cậu học trò" như "những con chim con đứng bên bờ tổ"

3. Kết Bài

Khẳng định lại giá trị của những hình ảnh so sánh đối với tác phẩm

Dàn ý phân tích những hình ảnh so sánh trong truyện ngắn Tôi đi học - Bài mẫu 2

Hình ảnh so sánh bài tôi đi học

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Tôi đi học” là một tác phẩm khá thành công của nhà văn Thanh Tịnh, đặc biệt là ở nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn.

- Nêu vấn đề: Sử dụng nghệ thuật so sánh vô cùng thành công, vừa gần gũi thân thuộc, lại vừa trong sáng, nhẹ nhàng diễn tả hết sức ấn tượng sự thay đổi tâm trạng của nhân vật chính là một trong những thành công lớn về nghệ thuật của truyện ngắn “Tôi đi học”.

2. Thân bài:

a. Luận điểm 1: Phân tích các hình ảnh so sánh

* Hình ảnh so sánh trong đoạn hồi tưởng

“…những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”: Hình ảnh “cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng gợi ra cho người đọc một cảm giác trong sáng, nhẹ nhàng mà đầy đẹp đẽ.

* Hình ảnh so sánh trong đoạn kỉ niệm trên đường đến trường

- “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi” : Hình ảnh “làn mây lướt ngang trên ngọn núi” gợi sự bay bổng, nhẹ nhàng, thoáng chốc, có chút mộng mơ, ngây thơ. Việc so sánh một khái niệm vô hình (ý nghĩ) với một vật thể hữu hình (làn mây) đã thể hiện sự ngây ngô, trí tưởng tượng phong phú của một tâm hồn trẻ thơ.

* Hình ảnh so sánh trong đoạn nhân vật tôi tập trung ở sân trường:

- “ …trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”: So sánh trường học với nơi linh thiêng, trang trọng như ngôi đình cổ kính đã cho thấy niềm tự hào, trân trọng, thái độ nghiêm túc pha chút hài hước, ngây ngô của cậu học trò nhỏ với ngôi trường thân thương.

- “ Họ như con chim đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ..”: Hình ảnh so sánh rất tinh tế. Nó vừa diễn tả đúng tâm trạng nhân vật, vừa gợi cho người đọc liên tưởng về một thời tuổi nhỏ đứng giữa mái trường thân yêu. Mái trường đẹp như cái tổ ấm, mỗi học trò ngây thơ, hồn nhiên như một cánh chim đầy khát vọng và biết bao bồi hồi lo lắng nhìn bầu trời rộng, nghĩ tới những chân trời học vấn mênh mang…..

b. Luận điểm 2: Hiệu quả của các hình ảnh so sánh tạo nên sự thành công trong nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật

- Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh với những hình ảnh so sánh vừa gần gũi thân thuộc lại vừa vô cùng trong sáng lãng mạn, nhẹ nhàng diễn tả hết sức ấn tượng sự thay đổi tâm trạng của học trò, sựu ngây ngô, đáng yêu và những suy nghĩ của cậu về thế giới xung quanh.

3. Kết bài: 

Khẳng định lại hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp so sánh: Tạo ra thành công về nghệ thuật, hấp dẫn người đọc, góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Xem thêm: 

---/---

Trên đây là Dàn ý phân tích những hình ảnh so sánh trong truyện ngắn Tôi đi học do Top lời giải sưu tầm được, mong rằng với nội dung tham khảo này các em có thể triển khai bài văn của mình tốt nhất, chúc các em học tốt môn Văn!