Giá trị hóa đơn đỏ lớn hơn hợp đồng năm 2024

Hóa đơn bán lẻ chia làm 3 loại chính là hóa đơn bán lẻ 1 liên, hóa đơn bán lẻ 2 liên và hóa đơn bán lẻ 3 liên.

Hóa đơn bán lẻ 1 liên

Hóa đơn bán lẻ liên là hóa đơn chỉ có một liên duy nhất và liên này được giao cho người mua. Hóa đơn bán lẻ 1 liên có vai trò chứng minh việc mua bán hàng hóa đã xảy ra. Bên cạnh đó, hóa đơn bán lẻ 1 liên còn giúp việc đổi trả hàng của người mua diễn ra thuận lợi hơn.

Hóa đơn bán lẻ 1 liên thường được in thành quyển 100 tờ và theo kích thước theo yêu cầu của các đơn vị kinh doanh.

Hóa đơn bán lẻ 2 liên

Hóa đơn bán lẻ 2 liên là loại hóa đơn có 2 liên với 2 màu khác nhau. Trong đó, liên 2 chính là bản sao của liên 1 (giấy in kim in sao kê nội dung của liên 1 sang liên 2) và liên 1 được giao cho khách hàng, liên 2 do cửa hàng lưu trữ.

Hóa đơn bán lẻ 3 liên

Hóa đơn bán lẻ 3 liên là loại hóa đơn thường được đóng thành quyển 50 liên (100 tờ) được đánh số lần lượt, trong đó liên 1 và liên 2 được đánh số giống nhau để dễ dàng tra cứu khi cần.

Hóa đơn bán lẻ 3 liên được nhiều doanh nghiệp lớn, đơn vị vận chuyển… lựa chọn sử dụng để lưu trữ hóa đơn, giao cho khách hàng và đơn vị trung gian.

Hóa đơn bán lẻ 3 liên thường được in thành quyển 50 liên gồm 150 tờ, 3 liên có cùng 1 số để phục vụ cho việc đối chiếu so sánh thuận tiện hơn.

Đối tượng sử dụng từng loại hóa đơn bán lẻ được quy định như thế nào?

Hóa đơn bán lẻ 1 liên thường được các cửa hàng bán lẻ, bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng lựa chọn sử dụng.

Hóa đơn bán lẻ 2 liên thường được cửa hàng, công ty bán hàng hóa cần bảo hành và lưu lại thông tin khách hàng phục vụ cho việc đối chiếu về sau.

Doanh nghiệp chuyên bán buôn với số lượng lớn, công ty chuyển phát, giao vận, nhà hàng (phục vụ cho việc gọi món) thường sử dụng hóa đơn bán lẻ 3 liên.

Hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ như sau:

“Điều 4. Hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ
1. Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp:
a) Hóa đơn, chứng từ giả;
b) Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;
c) Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;
d) Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
đ) Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
e) Hóa đơn mua hàng hoá, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Hóa đơn, chứng từ mua hàng hoá, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hoá đơn, chứng từ không hợp pháp.
2. Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ:
a) Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định;
b) Hóa đơn, chứng từ khống (hoá đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hoá, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;
c) Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;
d) Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;
đ) Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;
e) Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.”

Theo đó, trong trường hợp hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn là trường hợp sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.

Giá trị hóa đơn đỏ lớn hơn hợp đồng năm 2024

Sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn bị xử phạt thế nào? (Hình từ internet)

Xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn?

Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn như sau:

“Điều 28. Xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định này.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.”

Theo đó, trường hợp hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn là trường hợp sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ và trong trường hợp này sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.