Cuộc đời có bao nhiêu đâu mà hững hờ năm 2024

Chúng ta vẫn đi trên con đường của mình cho dù có nắng lên hay mưa đến. Có đoạn gập ghềnh khúc khuỷu cũng có nơi đầy hoa thơm cỏ lạ, trên hành trình ấy cuộc sống sẽ cho ta những bài học, để ở mỗi một khúc quanh cuộc đời, ta lại lên đường hành trang đầy ắp những điều mới mẻ.

Hãy yêu lấy con đường mà ta đi, đừng hững hờ với giọt sương buổi sớm đọng trên ngọn cỏ, với nắng hoàng hôn trên ngã ba sông.

Thân phận đời người chỉ là hữu hạn trong cái vô hạn của đất trời. Rồi còn lại gì ngoài cái bao la hư vô, như một vì sao xa chợt tắt , tất cả chỉ là khoảng không vĩnh cửu.

Ta đợi ngày bờ lau tóc trắng Ngồi bên nhau hát khúc phiêu du Cuộc đời ơi! mây trôi qua cửa Nắm tay nhau ta về chốn hư không.....

Cuộc đời con người thật sự dài được bao nhiêu, mới đó đã đi được nửa chặng đường cuộc sống. Mỗi ngày thức dậy cảm nhận được hơi thở của cuộc sống quanh ta, vẫn cảm thấy mình hừng hực những đam mê những khát vọng. Nhưng ngày tháng đã dần ngắn lại, mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày gần hơn cho một sự chia ly.

Cuộc đời có bao nhiêu đâu mà hững hờ năm 2024

Hãy chân thành và rộng mở tâm hồn ra với mọi người, bạn sẽ nhận biết được giá trị đích thực của cuộc sống. Chúng ta sẽ chẳng còn là kẻ lữ hành cô độc, một mình một bóng nữa nếu chúng ta biết lắng nghe và quan tâm và sẽ chia. Bạn sẽ tìm ra rất nhiều điều thú vị và mới mẽ trong chính cuộc sống xung quanh mình. Hãy mở lòng ra đừng hững hờ với cuộc sống, tôi tin rằng bạn sẽ có rất nhiều những người bạn đồng hành cùng sẽ chia trên suốt quãng đường đời, bạn sẽ không còn là kẻ lữ hành cô độc.

Tượng rất đẹp nhưng anh ấy không bán vì anh chỉ ở trong khuôn viên vườn và nhà, không giao lưu với bên ngoài. Vài ngày mới có người mua thực phẩm gửi đến. Chi phí hàng tháng của hai mẹ con anh ấy là do những người anh chị em ở nơi khác chu cấp. Ngôi nhà anh ấy đang ở cũng là do vợ chồng người anh trưởng của gia đình xây lên.

Tuy bây giờ anh ấy đã hơn 50 tuổi, gầy gò khắc khổ nhưng nhìn vào dáng dấp và nét mặt vẫn có thể biết anh ta đã từng là một người đẹp trai và rất nghệ sĩ. Những lúc rảnh anh ta thường ngồi đàn ghita và hát.

Chiều nay phố núi se se lạnh, tôi đang trong tâm trạng vừa bị người ta lừa gạt trong kinh doanh nên chán ngán cuộc đời về đây nghỉ dưỡng với tâm tư buồn não nề, bỗng nhiên bắt vào tiếng đàn của anh ta. Anh ta đang hát một bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Câu hát trầm buồn “…cuộc đời đó, có bao lâu mà hững hờ…” của anh ta vô tư, hoang hoải. Anh ta đàn hát trong vô thức, hát chỉ vì thói quen đàn hát, không hát cho ai, không gửi gắm đến ai…

Chính những cái “không” đó lại chạm vào tâm tôi, khiến tôi ngộ ra một điều làm tôi xúc động đến ứa nước mắt. Ừ lạ nhỉ, một thông điệp thật đời được cất lên từ một người tự kỷ sao lại khiến tôi thức tỉnh một cách đặc biệt đến thế.

Trên đường đời này, ai mà chẳng có những lúc gặp phải thất bại. Nhưng cũng trên con đường ta đã từng đi qua, chẳng phải ta cũng đã gặp muôn vàn may mắn thuận lợi đó sao. Vậy thì hà cớ gì mà ta cứ chăm chăm vào những thất bại để mà phẫn chí để mà dằn vặt buồn khổ.

Thân phận đời người chỉ là hữu hạn trong cái vô hạn của cuộc đời. Anh ấy bị tự kỷ, cô đơn, sống khổ hạnh thế mà anh ấy có buồn cuộc đời đâu, cớ sao mình chỉ vì đồng tiền bị mất mà mình lại trở nên sân hận cuộc đời đến mất ăn mất ngủ thế nhỉ.

Cuộc đời con người thật sự dài ngắn bao nhiêu, ta không thể biết. Chỉ biết, mới ngày nào tóc còn xanh như rừng cây nay đã bạc thưa cả mái đầu. Trong cuộc đời ngắn ngủi vội vã này, ai cũng là một lữ khách trên con đường của riêng mình. Và con đường ấy chỉ là đường một chiều, không có chuyện phân vân quay đầu khi phía trước gập ghềnh khúc khuỷu. Cái nghiệt ngã của cuộc đời là ai rồi cũng phải đi đến cuối con đường.

Cuộc đời ngắn thế, nếu chúng ta cứ bận lo toan làm sao cho toàn điều như ý để sống thì chúng ta dễ trở thành người lúc nào cũng đang ở trạng thái chuẩn bị sống mà đến khi rời khỏi cõi đời rồi, cũng chưa bao giờ được sống.

Nhiều khi mải bận rộn kiếm tiền mà ta quên rằng cuộc sống vô thường cả niềm vui lẫn nỗi buồn. Ta thử nghiệm lại xem có bao giờ ta buồn mãi chưa, và đã bao giờ ta vui mãi chưa? Hiểu thế rồi mà sao ta cứ ôm nỗi trầm buồn khiến tâm can mình héo hon mà mình không hề hay biết…

Cuộc đời ngắn ngủi thế; sao ta không sống trọn vẹn từng phút giây, vui thì cứ vui đi, cần chi phân vân niềm vui này dài bao lâu; buồn thì cứ buồn đi sao phải lo lắng nỗi buồn này đến bao giờ mới trôi qua. Đừng gồng nữa, hãy thả lỏng để sống đi, sống cả với những thuận lợi, sống cả với những khó khăn; sống với những thành công và cả với những thất bại vì “…cuộc đời đó, có bao lâu mà hững hờ…”

1. Hồi chiều, tôi xem được một bức ký họa, nội dung miêu tả hành trình kiếp người chính là ta đã cõng trên lưng mình một cách nặng nề: danh, lợi, tình ái... Cuối hành trình ấy là nấm mồ, chắc chắn là mình sẽ không thể mang theo được gì cả.

Bức họa ấy thiết nghĩ theo tinh thần Phật dạy, như tiếng chuông khẽ nhắc lại một lần nữa cho chính mình và cho những ai đã nhiều lần quên mất sự thật ấy, nghĩ rằng những thứ đó mang lại hạnh phúc, đưa mình lên "đỉnh" nên đã chạy tìm cũng như ôm giữ không mỏi mệt.

Cuộc đời có bao nhiêu đâu mà hững hờ năm 2024

Ảnh Internet

2. Hôm qua tôi lại đến nơi có câu mang đại ý, khi mình chết, những gì mình xài thì đã hết, những gì còn lại thì người khác xài và mình chỉ mang theo những gì đã cho đi. Đó thực ra là bài học giá trị, khiến con người đang mê chợt tỉnh, nếu chịu nhớ và hành trì thì chắc sẽ làm được nhiều việc thiện lành, chịu cho đi hơn là giữ chặt, chịu xả hơn là nắm, chịu hỷ hơn là cau mày...

Rồi tôi nhớ tựa sách "Bàn tay cũng là hoa" của Sư Ông Nhất Hạnh, có lần tôi diễn theo nội dung của tựa và kết luận: cái miệng cũng là hoa, con mắt cũng là hoa, bàn chân cũng là hoa... Tức ta biến mọi bộ phận cơ thể mình thành hoa, nghĩa là làm cho mọi cử chỉ, ý niệm, lời nói của mình trở nên đẹp đẽ, mang ý hướng dâng tặng, làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.

Chúng ta có thể tu ngay từ những câu nói hay hình ảnh đơn giản mà mình gặp hằng ngày. Thậm chí ngay cả một tên người nếu mình chịu nhớ thì mình cũng có thể có một bài pháp vi diệu cho đời mình.

Nhớ tên của một người suốt đời tận tụy cho cuộc sống chính là ta sẽ nguyện đi theo hạnh nguyện, đường hướng mà người ấy đã đi, đang đi.

Nhớ về một buổi chiều thong dong trong góc nhỏ nào đó, hoặc một buổi sáng vô lo giữa đất trời bình yên đón nắng lên - chính là lúc ta ôn lại bài pháp "cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ". Thực tế, ta hững hờ với mình nhiều lắm, như là ta cứ lao xao bận rộn kiếm tiền miết, chẳng bao giờ biết sẻ chia, đó là ta đang khiến mình nghèo hơn nhưng mình lại (dại dột) nghĩ theo chiều hướng ngược lại. Như là, ta cứ ôm nỗi trầm buồn một người nào đó hoài khiến bụng dạ mình héo hon mà mình không hề hay biết, không chịu tháo cũi để nỗi buồn bay ra...

Nói chung, ta thường bị đánh lừa một cách ngoạn mục bởi nhiều lý lẽ mà mình đã nghe riết thành quen.

Nghe hoài điều tầm bậy được số đông đồng tình, cổ súy, kêu là quá đúng, đúng quá... thì ta sẽ nghĩ điều đó thành chuẩn luôn. Do vậy, hãy cẩn trọng và nhớ lời Đức Thế Tôn dạy mình về chân lý, nhắc mình nhớ đó không phải là điều được số đông thừa nhận, dẫu biết, đa số điều được số đông chấp nhận là một dạng thức đúng, được chọn lọc tinh tế từ cuộc sống.

3. Nghĩ về hạnh phúc, về sự bình an của cuộc sống, tôi nghĩ chúng ta nên thay đổi tư duy, từ chỗ mình sẽ làm ông gì, bà gì, sẽ đạt danh phận gì, kiếm được bao nhiêu tiền... sang chỗ chúng ta đang làm gì, những điều đang làm có làm mình hạnh phúc hay mình có an vui với những điều đang làm, đang có?

Đóng vai nào đó trên sân khấu đời mà mình không thật thích, không thực có khả năng, con đường để đạt vai diễn ấy khiến ta trả giá nhiều thứ quá, nhất là lui sụt đạo đức, đánh đổ nhân cách, đạo đức hoặc phải từ bỏ đường hướng tâm linh cao thượng... thì chắc chắn đấy là hệ lụy chứ không phải thành công. Bởi vì, phía sau vai diễn ấy luôn là nỗi ê chề, là đã leo lưng cọp rồi nên ráng cưỡi và sẽ tạo nghiệp chướng dài lâu.

Do vậy, khi bạn không có khả năng làm lãnh đạo thì đừng mơ nắm quyền, vì nếu bạn cầm cây cờ ấy vào tay chắc chắn sẽ thân hoại mạng chung, hại thân hai đời hơn là giúp mình giúp người. Khi bạn không có sắc thì mơ chi hoa hậu, hoa vương cho khổ; đừng quên mình cũng có thể tỏa sáng theo một cách khác, tỏa sáng một cách phù hợp với những gì đang có, đang là.

Sự đóng góp của mỗi người không giống nhau, nhưng không có bất kỳ thứ gì là không có giá trị trong cuộc đời này. Cơn đau có thể dạy bạn biết cách bảo hộ tốt hơn, thất bại giúp mình vững chãi hơn trong hành trình chinh phục ước mơ... Vậy thì, thay vì cảm thấy lo sợ, chán ghét những điều ấy, bạn hãy nhìn những điều ấy một cách nhẹ nhàng, nhỡ mai mốt nó có tới với mình cũng sẽ không cảm thấy trời đã sụp dưới chân mình, không thấy đời mình đã tới chân tường, cùng đường! Vậy nghe.