Có bao nhiêu loại rủi ro kiểm soát ddược năm 2024

Các phương pháp kiểm soát rủi ro bao gồm các hành động hoặc các biện pháp liên quan được thực hiện nhằm loại bỏ hay giảm thiểu khả năng tiếp xúc trực tiếp với các mối nguy. Khi xem xét đến các phương pháp kiểm soát, chúng ta thường đề cập đến hệ thống phân cấp độ ưu tiên của các phương pháp trên.

6 phương pháp, kỹ thuật kiểm soát rủi ro

Phương pháp loại bỏ

Loại bỏ hoàn toàn mối nguy hoặc thói quen làm việc nguy hiểm là biện pháp kiểm soát tốt nhất. Ví dụ như ngắt điện các trang thiết bị/máy móc đang hoạt động để tiến hành sửa chữa hoặc bảo trì, bảo dưỡng giúp loại trừ đáng kể các rủi ro liên quan khi làm việc với điện.

Phương pháp thay thế

Thay thế một hay nhiều vật liệu hoặc quy trình bằng một hay nhiều vật liệu, quy trình khác an toàn hơn. Việc này có thể có khả năng tạo ra mối nguy khác nhưng nhìn chung vẫn đảm bảo giảm thiểu mối nguy hại, các rủi ro hoặc các bệnh nghề nghiệp liên quan.

Ví dụ, thợ điện có thể cần phải làm việc hoặc tiếp xúc với thiết bị điện trong điều kiện bất khả kháng khi chúng vẫn trong trạng thái hoạt động và không được ngắt điện (đối với một trong các lý do được pháp luật cho phép). Trường hợp này có thể thay thế bằng việc ngắt các bộ phận, thiết bị xung quanh để giảm các mối nguy và rủi ro khi làm việc có thể xảy ra.

Phương pháp cô lập

là phương pháp kiểm soát rủi ro bằng việc ngăn người lao động tiếp xúc với các máy móc/thiết bị, đi vào làm việc tại các khu vực đang cần cách ly. Các thiết bị/máy móc trong khu vực cách ly cần được khóa lại và được giám sát chặt chẽ.

Các biện pháp kiểm soát kỹ thuật

Sử dụng biện pháp kiểm soát kỹ thuật để giảm thiểu rủi ro bằng việc ngăn người lao động ở gần các mối nguy hiểm hoặc loại bỏ mối nguy hiểm, ví dụ: đặt vật che chắn, cách ly, lắp đặt các thiết bị phòng chống để bảo vệ an toàn cho người lao động khi vận hành máy móc/thiết bị.

Các biện pháp kiểm soát quản trị

Áp dụng các tiêu chuẩn về quy trình vận hành, làm việc an toàn hoặc cung cấp các khóa đào tạo, hướng dẫn và huấn luyện an toàn để giảm các nguy cơ và kiểm soát rủi ro có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Ví dụ như thiết lập các khu vực cấm vào, sử dụng biển cảnh báo cho các khu vực làm việc, các đầu việc liên quan,...

Phương tiện bảo vệ cá nhân (PPE)

Phương tiện/thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) bao gồm: găng tay, kính, bịt tai, giày bảo hộ, mặt nạ phòng độc/chống bụi để giảm tiếp xúc với môi trường làm việc nguy hiểm. PPE được sử dụng như biện pháp kiểm soát tạm thời trong khi thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro khác. Một điểm cần lưu ý là biện pháp này cần dựa theo yêu cầu trên cơ sở là hành vi con người khi thực hiện và phải được giám sát chặt chẽ.

Có bao nhiêu loại rủi ro kiểm soát ddược năm 2024

Phân cấp mức độ ưu tiên các biện pháp kiểm soát rủi ro (Nguồn: IDTEK)

Việc phân cấp các biện pháp kiểm soát rủi ro theo thứ tự ưu tiên như trên là để loại bỏ các yếu tố nguy hại, tai nạn sự cố tương tự không xảy ra. Bên cạnh đó, các giải pháp như loại bỏ, thay thế, cô lập hoặc kiểm soát kỹ thuật vẫn đáng tin cậy hơn so với biện pháp dựa trên hành động của con người.

Dù là bất kỳ biện pháp kiểm soát nào đi chăng nữa thì việc truyền đạt thông tin, hướng dẫn hay đào tạo là cần thiết trong quá trình đánh giá rủi ro giúp giảm thiểu đáng kể các tai nạn lao động khi làm việc, tránh tác động tiêu cực đến sức khỏe làm việc của người lao động.

Thực hiện đánh giá rủi ro trên phần mềm cấp phép làm việc IDPermit

Một quy trình đánh giá rủi ro “đạt yêu cầu” là quy trình đưa ra được phương pháp, hoặc kỹ thuật kiểm soát rủi ro giúp đảm bảo an toàn khi làm việc cho người lao động, giảm thiểu những tác động có thể gây nên bệnh nghề nghiệp. Mỗi một quy trình như vậy thông thường sẽ cần phải trải qua vô số bước đánh giá, phê duyệt bằng giấy tờ thủ công để có thể đưa ra biện pháp kiểm soát rủi ro cuối cùng.

Tuy nhiên, tốn kém và mất thời gian là hai vấn đề mà quy trình đánh giá rủi ro truyền thống bằng giấy tờ đang gặp phải. Vì vậy dưới sự tác động của đại dịch Covid-19 trong 2 năm trở lại đây cộng thêm xu thế chuyển đổi số hiện tại, giải pháp phần mềm cấp phép làm việc IDPermit được IDTEK phát triển và cho ra đời để có thể hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề trên.

Người dùng hoàn toàn có thể thực hiện đánh giá rủi ro trên phần mềm IDPermit và đưa biện pháp kiểm soát rủi ro phù hợp với đầu việc đang được yêu cầu đánh giá. Việc sử dụng phần mềm cấp phép làm việc PTW sẽ giúp hạn chế tối đa việc sử dụng các loại giấy tờ, tiết kiệm chi phí in ấn, đồng thời giảm thời gian chờ trong quá trình phê duyệt đánh giá.

Có bao nhiêu loại rủi ro kiểm soát ddược năm 2024

Đánh giá rủi ro mối nguy hiểm và đưa ra biện pháp kiểm soát trên phần mềm cấp phép làm việc IDPermit (Nguồn: IDTEK)

Mọi thông tin chi tiết về giải pháp phần mềm IDPermit, Quý khách hàng có nhu cầu xin vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới hoặc để lại thông tin liên lạc để Chúng tôi có thể hỗ trợ Quý khách hàng nhanh chóng nhất: