Có nên im lặng khi giận chồng

Có nên im lặng khi giận chồng
Vợ chồng phải đồng lòng chia sẻ và thấu hiểu nhau thì mới hạnh phúc đi cùng nhau đến cuối con đường.

(VLO) Sự im lặng trong cuộc sống hôn nhân là vũ khí nguy hiểm giết chết tình yêu. Dù cho có yêu thương đến mấy, sự im lặng cũng biến mọi thứ phai nhạt, dần trở nên xa cách nhau. 

Dẫu biết trước tính cách của chồng là trầm tính, ít nói nhưng khi kết hôn rồi chị M.L. lại càng thấm thía với sự bất đồng này.

Tính cách chị thì vui vẻ, hoạt bát. Mỗi ngày đi làm về là chị líu lo, kể chuyện công việc, bạn bè cho anh nghe; trong khi đó anh chỉ ậm ừ rồi tiếp tục dán mắt vào màn hình điện thoại hay đọc báo, giải quyết công việc.

Mỗi khi vợ chồng có mâu thuẫn gì cũng chỉ một mình chị nói, anh chỉ nói đúng một vài câu để sớm kết thúc vấn đề chứ không hề có ý muốn chia sẻ để vợ chồng đồng cảm và thấu hiểu nhau.

Những khi anh gặp vấn đề gì khó khăn hay giận hờn chị việc gì thì chỉ xụ mặt lạnh lùng, dù hỏi gì cũng không nói ra. Khi chị M.L. góp ý về vấn đề này thì anh chồng nói rằng muốn giữ cho nhà cửa yên ổn, để đầu óc tinh thần tập trung làm việc không tốt hơn sao.

Cứ thế có khi cả ngày họ đều đi làm và bận rộn những công việc riêng mà không nói được với nhau quá ba câu, chứ nói gì đến việc đồng hành chia sẻ cùng nhau.

Ngày càng chán nản và lạnh nhạt, chị M.L. tâm sự: “Đến khi cả nhu cầu trò chuyện cũng không còn nữa. Hai đứa không ai nói với ai, nhưng cứ âm thầm cách xa, mối liên hệ duy nhất chỉ là con mà thôi.

Tôi thật sự cảm thấy rất khó chịu khi không xác định được tình cảm của hai vợ chồng lúc này đang như thế nào. Không cãi vã, không giận hờn. Nhưng mọi thứ đã dần nguội lạnh, không còn cần nhau trong cuộc sống”.

Có những thời điểm trong các mối quan hệ, sự im lặng là điều có thể chấp nhận được và thậm chí là hữu ích để có thời gian giải quyết vấn đề. Trong cuộc sống vợ chồng, mâu thuẫn hôn nhân là điều khó tránh.

Nếu im lặng có nghĩa chỉ đơn giản là dành một khoảng thời gian để suy nghĩ thấu đáo và giải quyết lại vấn đề tốt hơn thì là điều rất tốt. Điều quan trọng nhất đó là việc bộc lộ cảm xúc của mình đối với vợ hoặc chồng, nhất là khi có mâu thuẫn là điều rất quan trọng.

Hôn nhân đòi hỏi vợ chồng phải thấu hiểu nhau và làm được điều đó cần phải ngồi xuống để nói chuyện thẳng thắn cùng nhau.

Theo chuyên gia tâm lý, vợ chồng chọn cách im lặng thường xuyên mỗi khi mâu thuẫn mà sau đó không tìm cách để trò chuyện, gỡ nút thắt giải quyết vấn đề êm đẹp thì rất dễ dẫn đến đổ vỡ.

Có nhiều cặp vợ chồng tâm sự rằng, hai vợ chồng cứ mở miệng nói chuyện với nhau là cãi vã nên im lặng cho “êm cửa êm nhà”.

Tuy nhiên, cách này lâu dần thành thói quen và điều đó sẽ cướp đi hạnh phúc hôn nhân của bạn. Hai bên chỉ nói được với nhau vài câu rồi đổ lỗi, cãi vã, chuyện nhỏ sẽ tích tụ và thành chuyện lớn.

Khi hai người chẳng có gì để nói với nhau, im lặng trong thời gian dài, vợ chồng sẽ khó có được tình cảm mặn nồng.

Ít nói hay trầm tính, đó là đặc điểm tính cách của mỗi người, vì vậy không thể thay đổi được, trừ phi chính bản thân họ muốn thay đổi. Song, ít nói hoàn toàn khác với không muốn nói.

Không muốn nói là hành động có chủ đích, người đó hoàn toàn nhận thức được việc làm của mình và ắt hẳn sẽ có lý do nào đó khiến họ làm như vậy. Sự thân thiết là chất keo gắn kết các mối quan hệ của chúng ta với nhau.

Sự thân mật thì được thể hiện trong cuộc hôn nhân ở cả thể xác và tâm hồn mà chúng ta cần nuôi dưỡng bằng cả lời nói và hành động. 

Im lặng sẽ là điều vô cùng tệ hại khi xích mích không được xử lý, hai bên có sự hiểu lầm hay hoài nghi lẫn nhau. Nó cũng hoàn toàn có thể khiến đối phương cảm thấy không được yêu thương, bị tổn thương, hoảng sợ, tuyệt vọng, tức giận. Tình cảm của vợ chồng sẽ càng xa cách.

Sự im lặng thường là yếu tố giết chết mọi mối quan hệ, không chỉ vợ chồng, tình cảm mà cả công việc, bạn bè.

Vì vậy, nếu như còn trân trọng, còn tình cảm, muốn gìn giữ cuộc hôn nhân, xây dựng hạnh phúc gia đình thì có điều gì không hài lòng hay gút mắc, hai bên cần trải lòng chia sẻ cởi mở với nhau, chỉ có như vậy thì mâu thuẫn mới được hóa giải, để sau đó hai bên cùng tìm giải pháp cho vấn đề đó tốt đẹp hơn.

Vợ chồng muốn sống hạnh phúc thì phải cùng nắm tay nhau, cùng bước đi về một hướng, đồng lòng và thấu hiểu nhau để làm điểm tựa vững chắc cho nhau trong cuộc đời.

Bài, ảnh: LAM NGỌC

Người ta bảo im lặng là vàng nhưng nó chỉ đúng trong một số trường hợp. Trong cuộc sống vợ chồng, cũng có lúc cả hai người cần sự im lặng. Ví dụ như im lặng khi một trong hai người cảm thấy mệt hay bận công việc.

Tuy nhiên, có 4 kiểu im lặng sau đây là kẻ âm thầm lấy đi hạnh phúc hôn nhân mà bạn có thể không biết. 

1. Im lặng khi có mâu thuẫn vợ chồng 

Có nên im lặng khi giận chồng

Khi vợ chồng giận nhau, một trong hai người có thể chọn cách im lặng cho... qua chuyện

Có một vấn đề hôn nhân rất phổ biến ở các cặp vợ chồng đó là "chiến tranh lạnh". Khi có mâu thuẫn vợ chồng xảy ra, một trong hai người hoặc cả hai né tránh vấn đề và chỉ im lặng để cho qua chuyện.

Theo chuyên gia, bộc lộ cảm xúc của mình đối với vợ hoặc chồng, đặc biệt là khi có mâu thuẫn là điều cực kỳ quan trọng. Vợ chồng cần phải hiểu nhau, mà muốn hiểu nhau thì phải nói chuyện. Còn nếu cứ im lặng mà không giải quyết thì vấn đề ngày càng tích tụ, lớn dần lên và khó tháo gỡ hơn. 

Im lặng khi mâu thuẫn chưa bao giờ là một điều tốt bởi vì điều đó khiến cả hai nghi ngờ nhau, gây hiểu nhầm và tăng thêm áp lực cho cuộc sống vợ chồng.

Im lặng không nói lời nào không chỉ gây khó chịu cho bản thân vợ hoặc chồng bạn mà nó còn gây áp lực cho bạn. Trong trường hợp này, bạn nên nói những gì cần nói, thế là đủ.

Có nên im lặng khi giận chồng

Cả hai vợ chồng có thể im lặng vì chẳng có gì để nói cả

Đây cũng là một kiểu im lặng rất đáng sợ ở rất nhiều gia đình. Buổi tối, vợ chồng, con cái quây quần bên nhau ăn tối, nhưng cả hai vợ chồng chẳng nói năng gì, cơm ai người nấy ăn, việc ai người nấy làm bởi vì họ chẳng có gì để nói với nhau cả. 

Chuyên gia tiết lộ rằng sự giao tiếp giữa hai vợ chồng là chìa khóa để biết rằng người ấy có đang đi cùng hướng với mình hay không, liệu vợ hoặc chồng có đang cùng chia sẻ trách nhiệm với mình hay không. Nhưng hầu hết các cặp đôi đều đang đi ngược lại điều đó. 

Có nhiều người cho rằng vợ chồng thì chỉ nói những chuyện to lớn như việc xây nhà, xây cửa hay mua quà cáp cho bố mẹ, tổ chức tiệc thế nào hay việc học hành của con.

Nhưng như thế chưa đủ, dù hôm nay bạn không có những chuyện to tát để bàn, thì hãy kể một chuyện gì đó ở cơ quan, hay có thể hỏi vợ/chồng ngày hôm nay anh thế nào, dự án anh làm sắp xong chưa... 

3. Sợ cãi nhau khi nói chuyện 

Có nên im lặng khi giận chồng

Vì sợ cảnh cãi nhau nên có thể một trong hai người né tránh nói chuyện và im lặng

Đây là hậu quả của việc không nói với nhau một lời nào khi có mâu thuẫn. Có tình trạng là một trong hai người sợ hãi việc nói chuyện với nhau vì vợ chồng khắc khẩu. 

Cả hai nói được vài câu là có thể dẫn ra vô vàn lý do để đổ lỗi và cãi nhau. Vì thế, cả hai hoặc một người có xu hướng kết thúc sớm câu chuyện đang nói để đề phòng... cãi nhau. 

Dần dần thì nó cũng dẫn đến việc chẳng có gì để nói với nhau và tình cảm vợ chồng lạnh nhạt là điều tất yếu xảy ra.

Dù trong câu chuyện cả hai vợ chồng đang nói có nhiều thứ bạn muốn biểu lộ, nhưng vì sợ cảnh "cơm không lành, canh chẳng ngọt" nên bạn đã im lặng, dần thành thói quen và đó là thứ âm thầm lấy đi hạnh phúc hôn nhân của bạn. 

4. Im lặng không trả lời tin nhắn 

Có nên im lặng khi giận chồng

Phớt lờ tin nhắn điện thoại cũng có thể khiến cả hai vợ chồng mâu thuẫn nhiều hơn

Không trả lời tin nhắn là điều bình thường khi bạn đang ở trong cuộc họp, đang bận công việc hoặc đang chạy xe trên đường. Đó cũng là điều dễ chấp nhận khi bạn để chế độ im lặng mà không biết. 

Nhưng nếu một trong hai người nhắn tin, bạn biết và rảnh lúc đó nhưng không trả lời lại, phớt lờ tin nhắn đó thì nó có thể khiến tình cảm của hai người dần có khoảng cách.

Hay nói đúng hơn, bạn có thể không có hứng trả lời tin nhắn đó, tình cảm vợ chồng ngày càng phai nhạt thì sự im lặng giữa hai người nay sẽ tăng lên gấp bội. 

(Theo Elite)