Cách làm xôi xiêm như thế nào

Đặc Sản An Giang 926 lượt xem

Xôi xiêm Châu Đốc có nguồn gốc từ Thái Lan món xôi này có vị ngọt, béo ngậy, mùi thơm rất lạ và là một trong những món ăn đặc sắc của vùng Châu Đốc, An Giang.

Xôi Xiêm chế biến không phức tạp nhưng cần có kinh nghiệm chế biến cùng sự khéo léo, nhất là nguyên liệu phải đảm bảo là gạo nếp Thái, bột mỳ, trứng vịt và đường thốt nốt.

»  Xem thêm: Xôi trứng kiến đặc sản của Lục Ngạn Bắc Giang

Cách làm xôi xiêm như thế nào
Xôi xiêm Châu Đốc An Giang

  • Cách làm món xôi xiêm Châu Đốc:
  • Xôi xiêm Châu Đốc ăn ở đâu?

Cách làm món xôi xiêm Châu Đốc:

Gạo nếp đem vo sạch, để ráo rồi lấy một phên lá chuối đặt vào xửng hấp bằng tre, nhôm hoặc inox rồi đồ trong khoảng 1 giờ. Nếu muốn xôi có vị thơm ngọt thì người nấu sẽ cho lá dứa vào trong nồi nước.

Để làm nước sốt cho xôi người ta sẽ đập trứng trong tô sứ, thêm một chút bột mỳ, nước dừa tươi và đường thốt nốt, đánh tan đều rồi bỏ vào hấp cách thuỷ khoảng 30 phút. Pha một chút nước dừa tươi với bột năng, ít sầu riêng để chế biến nước cốt dừa.

Cách làm xôi xiêm như thế nào
Món xôi

Khi ăn xôi Xiêm, người ta xới xôi ra đĩa và rưới nước sốt và cốt dừa lên trên. Nếu món xôi chín tới, nước sốt có vị ngọt, ngậy không béo, có mùi thơm đặc trưng thì món xôi đó đã thành công.

Xôi xiêm Châu Đốc ăn ở đâu?

Xôi Xiêm hiện nay được bán nhiều ở chợ Châu Đốc và trở thành một món quà sáng quen thuộc của người dân nơi đây. Các bạn muốn thưởng thức món xôi này thì chỉ cần đến chợ Châu Đốc là có thể tìm thấy.

Cách làm xôi xiêm như thế nào
Thưởng thức xôi xiêm cùng nước sốt

Nếu có dịp đến với An Giang bạn nhớ đừng quên thưởng thức món xôi xiêm này nhé!

Nội dung hay

Cách làm xôi xiêm như thế nào

Bánh phồng cá linh đặc sản An Giang ngon lạ cho ngày tết

Bánh phồng cá linh là món đặc sản nổi tiếng của vùng đất An Giang. …

Cách làm xôi xiêm như thế nào

Mỗi vùng, miền trên đất nước đều có những món xôi đặc trưng khác nhau, như: Xôi nếp than, xôi vò, xôi bắp, xôi gấc, xôi gà, xôi mặn... Trong đó, xôi xiêm được xem là món lạ miệng, độc đáo, hấp dẫn. An Giang là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống và có sự giao thoa văn hóa độc đáo. Do vậy, nền văn hóa ẩm thực địa phương cũng rất phong phú và đa dạng.

Theo những người lớn tuổi, xưa kia An Giang có nhiều thương nhân người Thái Lan đến làm ăn, buôn bán. Từ các thương nhân đó đã du nhập món xôi độc đáo mà những thương nhân này rất thích ăn. Sau đó, người Việt học cách nấu theo và để phân biệt món xôi này với các loại xôi khác nên đã đặt tên là xôi xiêm.

Chữ “xiêm” trong đó thực chất có nghĩa là “Xiêm La”, tên dùng để gọi đất nước Thái Lan xưa. Trải qua thời gian, tên gọi xôi xiêm vẫn còn giữ nguyên nhưng nguồn gốc thì ít người biết đến. Ngày nay, xôi xiêm là món ăn phổ biến, được người dân ưa chuộng và nhanh chóng trở thành món ăn quen thuộc của người dân khắp nơi từ thành thị đến nông thôn.

Theo cô Lê Thị Ngọc Hạnh (TP. Châu Đốc), cách nấu xôi xiêm không quá phức tạp nhưng cần có kinh nghiệm và sự khéo léo. Đầu tiên, nếp được ngâm khoảng 4-5 giờ, sau đó đem hấp khoảng nửa giờ. Trong các công đoạn nấu xôi xiêm thì hấp xôi là quan trọng nhất. Hấp xôi như thế nào hạt xôi vừa chín tới, không nhão và để bên ngoài đến khi nguội vẫn không cứng hạt. Tiếp đó là chế biến phần nhân ăn kèm xôi xiêm. Đây được xem là phần hồn cốt của món xôi xiêm.

Nguyên liệu để chế biến phần nhân, gồm: Trứng gà, đường thốt nốt và sữa đặc. Đập trứng gà vào tô, thêm đường thốt nốt, sữa rồi đánh cho đều lên, sau đó đem hấp cách thủy. Tuy đơn giản, nhưng khi hòa quyện sẽ tạo nên sự hài hòa về độ ngọt, thơm và béo. Nhân ăn kèm xôi xiêm đạt chuẩn phải có vị ngọt thanh, không gắt, không lạt, sánh quyện, béo mà không ngán. Kế đến là công đoạn cô đặc nước cốt dừa với đường cho sệt lại để ăn cùng xôi xiêm. Khi đã hoàn thành xong các công đoạn này, chỉ cần ngồi đợi nếp và nhân xôi được hấp chín là hoàn thành công đoạn nấu xôi xiêm. Tùy vào sở thích của mỗi nơi, người ta còn có thể cho thêm thịt sầu riêng vào nấu cùng xôi và nhân xôi để tăng độ thơm ngon, béo ngậy. Ngoài ra, một số nơi cho một ít đậu xanh tán nhuyễn lên trên mặt xôi để tăng độ thơm bùi.

“Để xôi ngon đòi hỏi người nấu phải có kinh nghiệm, sự khéo léo và tinh tế trong việc canh thời gian đủ để xôi chín mềm. Vì các công đoạn nấu xôi đều có những yêu cầu riêng như vậy, nên không phải ai cũng nấu được món xôi xiêm đúng vị. Có những nơi hạt xôi bị cứng, bị khô hoặc phần nước xốt quá ngọt hay quá béo. Như vậy, khi ăn sẽ thấy món xôi xiêm không ngon hoặc bị ngán” - cô Hạnh chia sẻ.

Cách nấu đã vô cùng độc đáo thì thưởng thức càng hấp dẫn. Xôi nếp ngon nóng hổi được xới ra dĩa, thêm nhân xôi và chan nước cốt dừa lên trên. Mùi thơm, dẻo của nếp ngon, cộng với vị béo, bùi của trứng gà, sữa đặc, nước cốt dừa, vị ngọt của đường thốt nốt và một ít sầu riêng tỏa mùi thơm lừng. Múc một muỗng xôi xiêm cho vào miệng, người thưởng thức sẽ có cảm giác như bùng tỏa tất cả các hương vị, quyện vào nhau khiến ai đã thử ăn một lần thì mãi không quên được.

“Nhớ lần đầu tiên về TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) được bạn giới thiệu thưởng thức xôi xiêm, tôi vô cùng thích hương vị thơm, béo, bùi hòa quyện cùng xôi nếp dẻo mềm. Hiện nay, tuy ở TP. Hồ Chí Minh đã có bán xôi xiêm nhưng hương vị không như tôi đã ăn ở TP. Châu Đốc. Vì vậy, mỗi năm khi cùng gia đình đi hành hương ở An Giang, viếng Bà Chúa Xứ núi Sam, tôi phải tìm mua cho bằng được để thưởng thức lại hương vị xôi xiêm ở đây” - chị Nguyễn Lý Hồng Châu (du khách ở TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ.

Nếu có dịp ghé thăm An Giang, du khách đừng quên thưởng thức món xôi xiêm nổi tiếng hấp dẫn, đậm đà hương vị.