Cách diệt cuốn chiếu trong chậu hồng

Cuốn chiếu ăn rễ non, chồi non gây hại đến sự phát triển của cây hoa hồng. Cùng tìm hiểu về Cách diệt cuốn chiếu gây hại hoa hồng nhé!

Cuốn chiếu là loài động vật nhiều chân. Chúng ăn rễ non, chồi non gây hại đến sự phát triển của cây hoa hồng. Cùng Trồng hoa tìm hiểu về Cách diệt cuốn chiếu gây hại hoa hồng để khu vườn nhà bạn luôn khỏe đẹp nhé!

Tập tính của cuốn chiếu

Cuốn chiếu là một trong những loại động vật nhiều chân. Nó thường xuất hiện nhiều sau mỗi trận mưa. Thông thường ta hay thấy một loại cuốn chiếu to, tròn, dài khoảng 5-6cm có màu đỏ sậm, đôi lúc đỏ cam hoặc vàng. Một loại khoảng 2,5-3,5 cm màu đen.

Cuốn chiếu cần rất nhiều độ ẩm. Vì vậy chúng thích sống trong các khu vực ẩm ướt hoặc trong các lớp thực vật phân hủy tơi xốp. Ví dụ như xung quanh sân, trong vườn và thảm hoa, sống dưới lớp mùn cưa, dưới lá cây chết, hoặc thậm chí dưới đống cỏ cắt.

Phần lớn các loài cuốn chiếu ăn các lá cây khô mục và các thực vật mục rửa phân rã khác. Ban đầu chúng ưu tiên ăn thực vật mục rửa trước. Đến khi các loại thực vật mục rữa đã không còn, hoặc khi môi trường sống của chúng khô ráo hơn các thực vật mục rửa ít dần. Cuốn chiếu sẽ ”nhấm nháp” luôn cả cây trồng. Nhất là phần rễ non, đôi lúc là các chồi non.

Tác hại của cuốn chiếu đối với hoa hồng

Cuốn chiếu ăn rễ non, chồi non gây hại đến sự phát triển của cây hoa hồng

Bắt cuốn chiếu bằng tay

Vào sáng sớm, khi chiều mát hoặc sau những trận mưa to có thể nhìn thấy chúng nằm trên bề mặt đất, bề mặt chậu hoa hồng. Đôi lúc trốn dưới lá cây, thậm chí bò khắp thân cây hoa hồng. Lúc này bạn có thể “tay không bắt cuốn chiếu”.

Tuy nhiên cách này chỉ hiệu quả khi số lượng cuốn chiếu ít hoặc cây hoa hồng với số lượng ít, dăm ba chậu trước sân nhà.

Sử dụng thuốc diệt cuốn chiếu

Khi số lượng các chậu hoa hồng đã nhiều nên không thể dùng cách thủ công để bắt hết được cuốn chiếu. Nếu muốn diệt triệt để chúng có thể dùng các loại thuốc trừ sâu rải trên bề mặt chậu.

Thuốc trừ sâu diệt cuốn chiếu gây hại hoa hồng

Sau khi rải thuốc, cuốn chiếu sẽ bò lên mặt và chết sau 1-2 ngày

Sử dụng thuốc trừ sâu dạng hạt để diệt cuốn chiếu tốt hơn các loại thuốc trừ sâu dạng lỏng. Loại thuốc dạng hạt tan dần ngấm vào phần giá thể trong chậu hồng, sẽ giết hoàn toàn cuốn chiếu. Còn sử dụng thuốc trừ sâu dạng lỏng, thuốc nhanh chóng bị rửa trôi sau khi tưới nước cho chậu hồng.

Với những thông tin về con cuốn chiếu và cách diệt cuốn chiếu gây hại hoa hồng mà chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng sẽ là thông tin bổ ích cho bạn đọc. Chúc vườn hoa hồng nhà bạn luôn khỏe đẹp và phát triển tốt!

Xem thêm

  • Trị bệnh đốm đen trên cây hoa hồng
  • Sâu đục thân gây hại trên cây hoa hồng

Thông báo: vườn đã ngừng kinh doanh các giống hoa hồng. Để đặt mua hoa hồng, anh chị có thể tham khảo & liên hệ: Happytrees.vn . Call/Zalo: 0906701001 - 0901365679 - 0981472323

Vài ngày gần đây tôi có nhận được vài câu hỏi về việc cuốn chiếu xuất hiện nhiều sau những trận mưa. Thế sự xuất hiện của những anh chàng “nghìn chân” có gây hại gì cho cây hoa hồng hay không?

Cách diệt cuốn chiếu trong chậu hồng
Cuốn chiếu hay “tản bộ” khắp cây hoa hồng vào buổi sáng khi mặt trời chưa mọc.

Trước khi xem nội dung bài viết mời anh chị thư giản với clip đọ dáng vóc giữa cô nàng cuốn chiếu Châu Phi African Giant Millipede (một trong những loài cuốn chiếu lớn nhất thế giới, có chiều dài trên 30cm) và cuốn chiếu European White Legged Snake Millipede bé nhỏ.

Nói xa xôi trên toàn thế giới, theo Wikipedia thì cuốn chiếu trên thế giới hiện có khoảng 10.000 loài. Nói gần, thông thường ở vườn tôi thường thấy 2 loại cuốn chiếu. Một loại to, tròn, dài khoảng 5-6cm có màu đỏ sậm, đôi lúc đỏ cam hoặc vàng và một loại khoảng 2,5-3,5 cm màu đen. Còn tên chính xác của 2 loại cuốn chiếu thì tôi chịu thua!

Cách diệt cuốn chiếu trong chậu hồng
Nguồn ảnh: sưu tầm

Cách diệt cuốn chiếu trong chậu hồng

Những anh chàng, cô nàng “nghìn chân” này thích sống xung quanh nhà hơn là bò vào trong nhà. Cuốn chiếu cần rất nhiều độ ẩm, vì vậy chúng thích sống trong các khu vực ẩm ướt hoặc trong các lớp thực vật phân hủy tơi xốp: xung quanh sân, trong vườn và thảm hoa. Cuốn chiếu sống dưới lớp mùn cưa, dưới lá cây chết, hoặc thậm chí dưới đống cỏ cắt.

Phần lớn các loài cuốn chiếu ăn các lá cây khô mục và các thực vật mục rửa phân rã khác. Ban đầu chúng ưu tiên ăn thực vật mục rửa trước. Đến khi các loại thực vật mục rữa đã không còn, hoặc khi môi trường sống của chúng khô ráo hơn các thực vật mục rửa ít dần, cuốn chiếu sẽ ”nhấm nháp” luôn cả cây trồng, nhất là phần rễ non, đôi lúc là các chồi non.

Ở bên trên tôi đã có nhắc đến môi trường sống và sở thích ăn của lũ cuốn chiếu vì chúng liên quan đến cây hồng khá nhiều. Các chậu hoa hồng là theo tôi nó là nơi khá lý tưởng để cuốn chiếu sinh sống. Ai cũng muốn trồng các chậu hồng thật tốt, thật đẹp. Do đó, nào nào phân rơm mục, trấu, đất hữu cơ…một tá các loại thực vật phân hủy cung cấp nguồn thức ăn cho lũ cuốn chiếu. Bên cạnh đó, cây hoa hồng cần nhiều nước -> cung cấp môi trường ẩm cho cuốn chiếu ở.

Còn về tác hại của cuốn chiếu đối đối với cây hoa hồng, như đã đề cập ở trên, cuốn chiếu có thể ăn rễ non hoặc là chồi non khi nguồn thức ăn chúng dần cạn kiệt.

Riêng đối với tôi, trong lúc chăm sóc các cây hoa hồng trồng chậu ở vườn, khi thấy cuốn chiếu xuất hiện nhiều là dấu hiệu có thể có 1 một con vật còn nguy hiểm hơn là cuốn chiếu đó là các con sùng đất. Sùng làm cho đất trồng hoa hồng mục rửa một cách nhanh chóng-> làm đất không còn tơi xốp -> thoát nước kém -> làm cho cây hồng cực kì chậm phát triển.

Sùng đất thường phát triển ở môi trường tơi xốp nhất là sử dụng phân rơm mục để trồng hoa hồng. Nếu trồng hồng bằng đất thịt và trấu mục thì ít khi gặp con vật này!

Cách diệt cuốn chiếu trong chậu hồng
Sùng cũng thường xuyên xuất hiện trong đất trồng hoa hồng.

Trong mùa mưa, là thời điểm con cuốn chiếu (Millipede) phát triển sinh sôi nảy nở rất nhiều. Do đó, ở thời điểm này cuốn chiếu có thể sẽ gây hại cho cây hồng nhiều hơn nên cần diệt trừ giảm bớt số lượng của chúng.

Thực hiện cách này chỉ hiệu quả khi số lượng cuốn ít hoặc trồng hồng với số lượng ít, dăm ba chậu trước sân nhà.

 + Vào sáng sớm hoặc khi chiều mát: khi chúng nằm trên bề mặt đất, bề mặt chậu hoa hồng, đôi lúc trốn dưới lá cây, thậm chí bò khắp thân cây hoa hồng. Còn vào những lúc ánh mặt trời đã xuất hiện, nắng lên, vào buổi trưa khó lòng mà tìm thấy lũ cuốn chiếu.

+ Ngay sau khi mưa: sau những trận mưa to, khi các chậu hồng ráo nước tôi thấy rằng chúng trồi lên bề mặt chậu khá nhiều (Chắc mưa to nên tụi nó leo lên mặt nước “để tránh bị đuối nước” (^0^) hoặc bị ngộp thở). Thỉnh thoảng, vào những ngày khô ráo tôi tưới nước đẫm một số chậu hoa hồng thì lát sau cuốn chiếu cũng trườn lên mặt chậu hoa hồng như khi gặp mưa to.

Ngoài ra, nếu ngay đợt thay chậu cho cây hoa hồng, đổ bỏ toàn bộ đất cũ trong chậu, loại bỏ tất cả các con cuốn chiếu và thay đất mới.

Cách diệt cuốn chiếu trong chậu hồng

Một khi số lượng các chậu hoa hồng đã nhiều nên không thể dùng cách thủ công để bắt hết được cuốn chiếu, nếu muốn diệt triệt để cuốn chiếu có thể dùng các loại thuốc trừ sâu rải trên bề mặt chậu.

Sử dụng thuốc trừ sâu dạng hạt để diệt cuốn chiếu tốt hơn các loại thuốc trừ sâu dạng lỏng vì loại thuốc dạng hạt tan dần ngấm vào phần giá thể trong chậu hồng, sẽ giết hoàn toàn cuốn chiếu và sùng đất. Sử dụng thuốc trừ sâu dạng lỏng, thuốc nhanh chóng bị rửa trôi sau khi tưới nước cho chậu hồng.

Lưu ý: đa phần các loại thuốc dạng hạt tan chậm có tác dụng lâu, điều đó có nghĩa thuốc sẽ TỒN ĐỌNG LÂU HƠN. Nên chỉ sử dụng xa nơi có trẻ em hoặc khu vực trồng rau ăn.

Cách diệt cuốn chiếu trong chậu hồng
Dùng một số loại thuốc trừ sâu để diệt cuốn chiếu và sùng đất.
Cách diệt cuốn chiếu trong chậu hồng
Sau khi rải thuốc, cuốn chiếu sẽ bò lên mặt và chết sau 1-2 ngày

Còn ở bài viết http://huyenvan53.blogspot.com/2013/05/con-cuon-chieu-cay-hong-lua-sa-ec-cua.html, chị có đề cập đến một loại thuốc diệt cuốn chiếu, anh chị có thể xem tại liên kết trên.

+ Có một số thông tin về việc rải vôi để diệt cuốn chiếu, cách này nếu làm trên cây hoa hồng nên thử ở một vài chậu trước khi áp dụng cho toàn bộ khu vực trồng hồng vì vôi có thể làm tăng độ PH của đất trồng hồng -> có thể giảm khả năng hấp thụ một số chất dinh dưỡng khi PH đất trồng quá cao. Hoặc gây hiện tượng vàng lá trên cây hoa hồng.