Khoảng cách giữa 2 lần hiến máu toàn phần

(HNMO) - Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng máu dự trữ phục vụ cho công tác cấp cứu, điều trị tại các cơ sở y tế ở nước ta đang khan hiếm. Để hỗ trợ người bệnh, vừa qua, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam - cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện đã phát đi lời kêu gọi “Hiến máu cứu người - đừng ngại Covid-19”. Vậy, một người có thể hiến được bao nhiêu lít máu và cần bao lâu trước khi thực hiện một lần hiến máu khác?

Khoảng cách giữa 2 lần hiến máu toàn phần

Ảnh minh họa.

Những người mắc bệnh lây nhiễm, HIV, phụ nữ mới sinh con, người thiếu máu... được khuyến cáo không nên hiến máu. Người hiến máu cần đạt đủ điều kiện theo yêu cầu mới được hiến.

Theo các nhà nghiên cứu, một người trưởng thành có khoảng 5 lít máu, con số này có sự thay đổi tùy vào thể trạng, kích thước cơ thể, độ tuổi. Người lớn trung bình nặng từ 65 đến 80kg có khoảng 4,5 đến 5,7 lít máu.

Theo Tổ chức Chữ thập đỏ Hoa Kỳ, lượng máu tiêu chuẩn mà một người sẽ cho trong một lần hiến máu là 450ml. Đây là khoảng 10% lượng máu trong cơ thể và bạn vẫn sẽ an toàn nếu mất ngần đó máu. Huyết tương thường được bổ sung trong vòng 24 giờ, trong khi các tế bào hồng cầu trở lại mức bình thường trong vòng 4 đến 6 tuần sau khi hiến máu.

Đây là lý do chúng ta phải chờ đợi cho các lần hiến máu tiếp theo. Thời gian chờ đợi giúp bảo đảm rằng cơ thể người hiến máu có đủ thời gian để bổ sung huyết tương, tiểu cầu và hồng cầu trước khi thực hiện một lần hiến tặng khác.

Hiến máu được chia làm các loại: Hiến máu toàn phần (là loại hiến máu phổ biến nhất), hiến tế bào hồng cầu (còn được gọi là hiến hồng cầu kép), hiến tiểu cầu và hiến huyết tương.

- Hiến máu toàn phần là cách hiến tặng linh hoạt và dễ dàng nhất. Máu toàn phần chứa các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, tất cả đều lơ lửng trong một chất lỏng gọi là huyết tương. Theo Tổ chức Chữ thập đỏ Hoa Kỳ, hầu hết mọi người có thể hiến máu toàn phần 56 ngày một lần.

- Để hiến tặng các tế bào hồng cầu - thành phần máu quan trọng được sử dụng để truyền các sản phẩm máu trong các cuộc phẫu thuật - hầu hết mọi người phải đợi 112 ngày giữa các lần hiến. Loại hiến máu này không được thực hiện nhiều hơn 3 lần một năm. Nam giới dưới 18 tuổi chỉ có thể hiến hồng cầu 2 lần một năm.

- Tiểu cầu là tế bào giúp hình thành cục máu đông và kiểm soát chảy máu. Mọi người thường có thể hiến tiểu cầu 7 ngày một lần, tối đa 24 lần một năm.

- Việc hiến tặng huyết tương thường có thể được thực hiện 28 ngày một lần, tối đa 13 lần một năm.

Người hiến tặng có thể cảm thấy hơi choáng sau khi hiến máu. Vì vậy, các trung tâm hiến máu yêu cầu người hiến máu nghỉ ngơi trong 10 - 15 phút và uống nước trước khi rời đi.

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động hiến máu. Thách thức đặt ra cho các cơ sở y tế nước ta là làm sao vừa chống dịch an toàn lại vừa đẩy mạnh hoạt động hiến máu để giảm thiểu nguy cơ thiếu máu cho điều trị.

Với phương châm “HIẾN MÁU AN TOÀN – ĐỪNG NGẠI COVID”, trong thời điểm chống dịch, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn truyền máu theo tiêu chí 3A:

  • An toàn cho người hiến máu
  • An toàn cho người bệnh nhận máu
  • An toàn cho nhân viên y tế

Khoảng cách giữa 2 lần hiến máu toàn phần

Viện khuyến cáo một số nội dung sau nhằm đảm bảo hiến máu an toàn trong thời gian phòng chống dịch COVID-19.

I. ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ TỔ CHỨC HIẾN MÁU

  1. Đảm bảo không tập trung đông người cùng một thời điểm bằng cách:
  • Kéo dài thời gian lấy máu cả ngày (sáng, chiều). Với lịch hiến máu dự kiến số lượng lớn, xem xét tổ chức thành nhiều ngày hoặc ở nhiều địa điểm.
  • Chia giờ cho người đến đăng ký hiến máu để tránh chờ đợi và tập trung đông.
  1. Lựa chọn địa điểm hiến máu thông thoáng khí, vệ sinh sạch sẽ:
  • Hạn chế dùng điều hòa trung tâm, nên duy trì nhiệt độ ở 26 độ C.
  • Vệ sinh sạch sẽ phòng lấy máu, các bề mặt, bàn, ghế trước buổi hiến máu.
  1. Nhắc nhở người hiến máu đeo khẩu trang đúng quy cách khi tham gia hiến máu, rà soát, cập nhật danh sách người đăng ký hiến máu.
  2. Bố trí tình nguyện viên trong công tác đón tiếp, phân luồng và chăm sóc người hiến máu.
  3. Kịp thời thông báo cho Viện nếu như có phản ánh từ người hiến máu về bất thường sức khỏe (sốt, ho, đau đầu, khó thở, …) hoặc có những phản ánh, góp ý về công tác tổ chức hiến máu.

II. ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐĂNG KÝ HIẾN MÁU

  1. CHỈ đăng ký hiến máu khi:
  • Cảm thấy thực sự khỏe mạnh và không có các hành vi nguy cơ lây nhiễm các vi rút qua đường truyền máu.
  • Đáp ứng các quy định về tuổi (18 – 60 tuổi), cân nặng (42 kg trở lên với nữ, 45 kg trở lên với nam), khoảng cách giữa 2 lần hiến máu (12 tuần).
  • Đeo khẩu trang khi đi hiến máu, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay nhanh có cồn sát khuẩn trước khi đăng ký hiến máu, thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ y tế và tình nguyện viên tại điểm hiến máu.
  • Đọc kỹ và trả lời trung thực các câu hỏi trong phiếu đăng ký hiến máu và phiếu khai báo về tình trạng sức khỏe đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
  • Thông báo kịp thời cho đơn vị tiếp nhận máu về các triệu chứng lâm sàng như ho, sốt, khó thở… mới xuất hiện trong vòng 14 ngày sau khi hiến máu hoặc nhớ ra sau khi đã hiến máu.
  1. KHÔNG hiến máu và KHÔNG đến địa điểm tổ chức hiến máu khi:
  • Đã được chẩn đoán khẳng định nhiễm COVID-19. Chỉ hiến máu sau tối thiểu 28 ngày tính từ thời điểm được khẳng định không còn nhiễm.
  • Có xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng như: Sốt, ho, khó thở, tiêu chảy, … Chỉ hiến máu sau tối thiểu 28 ngày tính từ thời điểm không còn các triệu chứng đó.
  • Có tiếp xúc gần (trong vòng 2 mét) với người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh COVID-19. Chỉ hiến máu sau tối thiểu 28 ngày tính từ thời điểm có tiếp xúc lần cuối, cũng như không có triệu chứng lâm sàng: sốt, ho, khó thở, tiêu chảy.
  • Có tiền sử ở/ đi du lịch, đi qua Trung Quốc, Hàn Quốc, Italia, Iran… và các nước có công bố dịch, các tuyến đường/ phố/ phường/ xã/ thị trấn được yêu cầu cách ly phòng chống dịch (theo thông tin từ Bộ Y tế cung cấp). Chỉ hiến máu sau tối thiểu 28 ngày tính từ ngày cuối cùng rời khỏi vùng dịch/ khu vực cách ly.

Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cũng tăng cường một số biện pháp sau để đảm bảo an toàn trong quá trình tiếp nhận, hiến máu và sử dụng các chế phẩm máu:

  1. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến và giám sát để nhân viên y tế, người phục vụ tại điểm hiến máu và người tham gia hiến máu thực hiện các biện pháp phòng bệnh COVID-19 như: đeo khẩu trang y tế đúng quy cách; rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch rửa tay nhanh chứa cồn; nếu sử dụng khăn giấy lau mũi, miệng, tay, các vật liệu sát trùng da, vật liệu có dính máu cần được để vào thùng rác/túi rác màu theo quy định.
  2. Đảm bảo an toàn, vệ sinh tại các điểm hiến máu và cho người hiến máu:
  • Bố trí điểm hiến máu rộng rãi, thoáng khí; bố trí các ghế chờ cách nhau tối thiểu 1 mét.
  • Phun khử khuẩn sàn nhà, mặt bàn sau buổi tổ chức hiến máu.
  • Sát khuẩn quả bóp, các dụng cụ thường xuyên.
  1. Sàng lọc, đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 ở người hiến máu:
  • Đo nhiệt độ cho người hiến máu để sàng lọc.
  • Khai thác các tiền sử về sức khỏe, hướng dẫn người hiến máu trả lời trung thực các câu hỏi về tình trạng sức khỏe để đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
  1. Trì hoãn hiến máu đối những người sau đây:
  • Đã được chẩn đoán khẳng định nhiễm COVID-19.
  • Có xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng như: Sốt, ho, khó thở, đau đầu…
  • Có tiếp xúc gần (trong vòng 2 mét) với người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh COVID-19.
  • Có tiền sử ở/ đi du lịch, đi qua Trung Quốc, Hàn Quốc, Italia, Iran… và các nước có công bố dịch, các tuyến đường/ phố/ phường/ xã/ thị trấn được yêu cầu cách ly phòng chống dịch (theo thông tin từ Bộ Y tế cung cấp).
  1. Thực hiện cách ly tối thiểu 14 ngày với các đơn vị máu được phản ánh từ người hiến máu về các triệu chứng lâm sàng như ho, sốt, khó thở, đau đầu…hoặc có tiếp xúc với người bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 trước khi đi hiến máu.

Trung tâm Máu quốc gia