Cách đây người yêu

2021/5/25

 Tại Việt Nam, người dương tính với vi rút SARS-CoV-2 (mắc COVID-19) (F0) và người tiếp xúc gần với người dương tính (F1) phải cách ly tại bệnh viện do cơ quan chức năng của Việt Nam quy định. Chúng tôi đã tổng hợp thông tin liên quan đến việc cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Công an Tp Hà Nội như sau đây. Đây chỉ là ví dụ tham khảo, vì vậy đề nghị làm theo hướng dẫn thực tế của cơ quan chức năng của Việt Nam.  Nếu gặp khó khăn liên quan đến việc cách ly.v.v, xin vui lòng liên hệ tới Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ trao đổi cụ thể với quý vị trong trường hợp cần thiết.  ※Đầu mối liên hệ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam

  Tel: +84 -24-3846-3000, Email: ryouji32@ha.mofa.go.jp

   Ghi chú: Định nghĩa tiếp xúc gần là người có tiếp xúc trong vòng 2 mét với ca bệnh xác định (F0) trong khoảng thời gian 3 ngày trước khi khởi phát của ca bệnh xác định.v.v. Không có yêu cầu về thời gian tiếp xúc. Tuy nhiên, có khả năng việc áp dụng định nghĩa tiếp xúc gần có sự khác nhau tùy từng khu vực.

 (Quyết định số 3468/QD-BYT ngày 7 tháng 8 năm 2020 của Bộ Y tế liên quan đến định nghĩa người tiếp xúc gần (bản gốc)). 

 Người dương tính với vi rút SARS-CoV-2 (mắc COVID-19) (F0) hoặc người tiếp xúc gần với người dương tính (F1) phải cách ly tại bệnh viện do cơ quan chức năng của Việt Nam chỉ định. Khác với trường hợp cách ly khi nhập cảnh, những trường hợp này không được cách ly tại khách sạn.  Nhiều trường hợp nơi cách ly tại Tp.Hà Nội (bệnh viện) như sau đây.

 〇 Nếu là ca bệnh dương tính (F0) thì cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2


 〇 Nếu là người tiếp xúc gần (F1) thì cách ly tại Bệnh viện Công an Tp.Hà Nội
 Ngoài ra, cách xử lý đối với người tiếp xúc (F2) với người tiếp xúc gần (F1) khác nhau tùy theo khu vực, có trường hợp phải cách ly nghiêm ngặt tại nhà, có trường hợp được ra khỏi nhà. Chi tiết cụ thể xin vui lòng liên hệ tới tỉnh, thành quản lý nơi lưu trú.

 Về nguyên tắc bệnh nhân mắc COVID-19 (F0) tại Tp.Hà Nội và các tỉnh lân cận sẽ được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 để điều trị. Với đội ngũ nhân viên y tế chuyên môn về điều trị các bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện là cơ sở điều trị chuyên sâu về bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam. Bệnh viện có các khoa nội, ngoại, sản, nhi.v.v.  Địa chỉ: Thông Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Tp. Hà Nội.  Điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: 0243-5810-170

 Trang web: http://benhnhietdoi.vn/

 Chức năng: có thể xét nghiệm PCR, ECMO, chạy thận nhân tạo.v.v. (Thông tin do Đại sứ quán xác nhận với Bệnh viện Công an Tp. Hà Nội. Tình hình thực tế có thể khác). a. Ngôn ngữ: có phiên dịch Anh – Việt (việc có phiên dịch hay không có thể thay đổi tùy theo tình tình thực tế) b. Liên hệ với bên ngoài: Có thể liên hệ với bên ngoài. Ngoài ra được mang đồ ăn, vật dụng.v.v từ bên ngoài vào. Có bố trí bãi đỗ xe dành cho người đưa vật dụng đến.

c. Chi phí: Bệnh nhân sẽ gánh vác toàn bộ chi phí gồm cả chi phí y tế, thực phẩm

 Cơ quan chức năng Việt Nam sẽ liên hệ bằng điện thoại yêu cầu phải cánh ly và thông báo về những điểm chính sau đây. Thông thường sẽ liên hệ trước khi cách ly từ 3 đến 5 giờ.  ➀ Thông báo về việc sẽ phải (có khả năng) cách ly tập trung  ➁ Hỏi thông tin về những người đã tiếp xúc trong 14 ngày trước đó, địa chỉ liên hệ của người đó, những nơi đã đến và thời gian (để xác định F2 (người tiếp xúc với người tiếp xúc gần))  ➂ Thông báo địa điểm cách ly (bệnh viện) và thời gian đến đón (di chuyển từ nơi ở đến nơi cách ly)  Xe ô tô sẽ đến nơi ở để đưa đi cách ly. Đối tượng cách ly lên xe theo hướng dẫn của cán bộ cơ quan chức năng của Việt Nam. Có thể mang theo hành lý đến nơi cách ly (bệnh viện)
   Địa chỉ: Số 9 Phố Văn Phú, Phú La, Hà Đông, Hà Nội  (không có trang web) (Thông tin do Đại sứ quán xác nhận với Bệnh viện Công an Tp.Hà Nội và Sở Y tế Hà Nội. Tình hình thực tế có thể khác). a. Ngôn ngữ:  Chỉ sử dụng tiếng Việt, không có phiên dịch b. Liên hệ với bên ngoài  Có thể liên hệ với bên ngoài. Ngoài ra được đem đồ ăn, vật dụng.v.v. từ bên ngoài vào. c. Chi phí  Về nguyên tắc chi phí xét nghiệm, ăn uống, lưu trú.v.v. miễn phí (Chính phủ Việt Nam gánh vác). a. Trường hợp chỉ có bố mẹ được xác định là người tiếp xúc gần (F1)  Bố mẹ sẽ cách ly tập trung tại Bệnh viện Công an Tp. Hà Nội, con được cách ly tại nhà. Tuy nhiên, nếu con còn bé và không có người chăm sóc ở nhà thì có thể vào Bệnh viện Công an Tp. Hà Nội cùng với bố mẹ.  Theo các ví dụ trước đây, nếu là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thì mặc dù bố mẹ là F1 thì cũng có trường hợp được cách ly tại nhà. Chi tiết cụ thể do Trung tâm Y tế địa phương quyết định tùy theo tình hình thực tế.v.v. b. Trường hợp con được xác định là người tiếp xúc gần (F1)

 Trường hợp trẻ dưới 15 tuổi, trong 7 ngày đầu thì cách ly tập trung tại cơ sở cách ly (Bệnh viện Công an Tp.Hà Nội), thời gian sau đó có thể lựa chọn cách ly tại nhà. Xét nghiệm PCR: thực hiện 2 lần vào ngày đầu tiên, ngày thứ 7 cách ly tập trung và 1 lần vào ngày cuối cùng cách ly tại nhà. Bố mẹ có thể cùng vào cách ly tập trung để chăm sóc con, tuy nhiên phải xét nghiệm PCR 2 lần.

Cách đây người yêu

Chị Thanh Huyền (TP Thủ Đức, TP.HCM) gọi điện thoại facetime cho người yêu ở Bình Định trong thời gian yêu xa - Ảnh: HOÀNG AN

Dĩ nhiên yêu xa thì rất nhớ và cô đơn! Nhưng thời gian khủng khiếp do COVID-19 gây ra cũng là một thử thách để thử độ bền trong tình cảm. Những món quà như ngày thường hay những chuyến đi, sự gặp mặt... đều có giá trị; nhưng trong hoàn cảnh dịch, chỉ có thông cảm, hiểu cho nhau, đồng hành cùng nhau thì giá trị vô vàn, giúp những người yêu nhau vượt qua được thử thách, sớm đoàn tụ.

Bà Chế Dạ Thảo

Để giống "được yêu như ngày thường", mỗi người ở tình huống này đều có chung mẫu số, đó là luôn nuôi dưỡng niềm tin.

Gửi nụ hôn, nỗi nhớ... qua online

Không gặp nhau vì dịch giã, có người chỉ xa nhau vài tuyến phố, có người vài trăm cây số, thậm chí cách nhau cả "đường chim bay"... nhưng ai cũng gặp nhau mỗi ngày, trao gửi niềm yêu thương qua online.

Yêu nhau 2 năm qua, công việc văn phòng của chị Nguyễn Thị Lan (TP.HCM) và nhiệm vụ an ninh sân bay của anh Nguyễn Văn Quốc (quê tỉnh Đồng Nai) không hề cách trở. Nhưng dịch bùng mạnh ở TP.HCM khiến công việc anh dừng lại, 2 người đều ở nhà. 

Khoảng cách hai tỉnh, thành này chưa bao giờ xa xôi như thế trong "mùa corona".

"Tôi ở nhà dưới TP Biên Hòa (Đồng Nai). Chúng tôi gặp nhau mỗi ngày qua Facebook hoặc cuộc gọi hình. Một hai ngày đầu thì không sao, nhưng dần dà mãi cũng chán. Tôi và bạn gái thường xuyên cãi nhau, hớ ra là bạn gái tôi giận, rồi khóa Facebook, chặn điện thoại. 

Nhưng ai cũng sợ cô đơn trong lúc này nên kết nối lại. Ăn, ngủ, nhớ nhung... chúng tôi đều gửi qua nhau bằng online. Tôi mới tổ chức sinh nhật online cho người yêu, một quả bánh tôi tự làm, sau đó lưu lại kỷ niệm đăng Facebook. Điện thoại lúc nào cũng kề bên người, kiểu như là... người thương gián tiếp", anh Quốc kể lại.

Hay câu chuyện "xa xôi vô cùng", như lời kể của chị Nguyễn Thị Ánh Phương (đường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM) khi nói về chuyện vợ chồng xa nhau gần 2 tháng, dù chỉ cách nhau chưa đến 10 phút chạy xe cho 2 tuyến đường. 

Chị Phương sang thăm mẹ ở đường Trần Quốc Toản, không may trở thành F1; nhà chồng chị ở Nguyễn Đình Chiểu (quận 3) cũng bị cách ly. 

"Mỗi tối vợ chồng đều video call (gọi bằng âm thanh hình ảnh - PV). Chồng tôi rất ghen, mà thời gian qua tôi bị mắc kẹt ở nhà mẹ, sát nhà mẹ lại là nhà người yêu cũ thời xưa. Anh đó vừa ly hôn vợ nên chồng tôi nói là không sợ "con corona" mà chỉ sợ... "tình địch". 

Mỗi tối nói chuyện xong là phải hôn nhau qua điện thoại, nhưng vừa chuẩn bị hôn thì điện thoại tôi hết pin tắt nguồn, vô tình 2 - 3 hôm như thế vì mỗi khi nói chuyện là rất lâu. Thế là chồng nổi máu "Hoạn Thư", nhưng chuyện đâu lại vào đấy. Yêu xa có cái khó, có sự đợi chờ đằng đẵng nhưng cũng đo được tình cảm của vợ chồng trong lúc này", chị Phương giãi bày.

Thừa nhận việc mâu thuẫn, giận hờn trong tình yêu là chuyện không thể tránh khỏi, chưa kể tâm trạng mỗi người ít nhiều bị ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội, phong tỏa vì đại dịch và những sa sút về kinh tế... nên cũng có cặp đôi "tự vệ" cho tình yêu của mình bằng cách online... không thường xuyên. 

Đó là câu chuyện của anh N.T.Văn (tỉnh Lâm Đồng) và chị Ái Thư (TP.HCM). Mùa dịch trước, anh Văn gặp khó khăn ở TP nên quyết định bỏ phố về quê làm vườn rau. 

Thư liên lạc thường xuyên, nhưng gần đây khi đỉnh dịch căng thẳng, mối quan hệ cũng bắt đầu vì vườn rau của anh Văn chưa tìm đường ra tiêu thụ. 

Thư chia sẻ: "Tôi điện thoại thấy anh lúc nào cũng không muốn nói chuyện hoặc rất qua loa. Sau đó, tôi nhắn tin là thống nhất 2 ngày sẽ gọi 1 lần và sẽ hỗ trợ anh kết nối mang rau về TP bán. 

Giúp được nhau qua công việc, anh bớt áp lực thì câu chuyện của bọn tôi cũng giảm căng, tăng hàn gắn lên dần. Nhưng mà tôi sợ gọi nhiều, thấy nhau nhiều cũng khó mà thú vị. Nên cứ xa cho... nhớ, cho gần hơn".

Nuôi lòng tin

Bà Chế Dạ Thảo, chuyên gia tâm lý Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho rằng việc kết nối để duy trì mối quan hệ trong mùa dịch rất là quan trọng. 

Mỗi vợ chồng, mỗi đôi yêu nhau phải xác lập tâm thế là ai trong giờ phút này cũng rất nhạy cảm bởi áp lực khó khăn từ công việc đến cuộc sống, sức khỏe... nên mâu thuẫn, lạnh nhạt là điều chắc chắn, thậm chí nóng giận bởi cả hai bên đều rất khó khăn để có sự thấu hiểu. 

Ai cũng không còn dịu dàng, ngọt ngào; tự bản thân chúng ta cũng như vậy trong mùa dịch. Vì thế, ta cần tăng kết nối bằng online, kết nối đời sống bằng cách đưa ra những kế hoạch dự định cho 2 người khi hết dịch. 

Còn mỗi ngày cũng vậy, phải lập kế hoạch. Chẳng hạn, hôm nay cùng tập thể dục, bạn trai hít đất bao nhiêu cái, bạn gái tập plank bao nhiêu giây... nếu làm được thì cả hai được gì, thưởng nhau cái gì... 

Điều đó để mỗi người hứng thú, có việc để gặp nhau mỗi ngày mà đỡ nhàm chán. Hoặc là có thể nói về họ hàng người thân để tăng tính kết nối, đổi mới câu chuyện. Nhưng quan trọng nhất vẫn là lòng tin, xây dựng cho được nguyên tắc ngầm, chia sẻ hoạt động mỗi ngày của mỗi người để mỗi bên hiểu, rồi thói quen chia sẻ cảm xúc trong đời sống".

Bà Thảo lưu ý thêm về những việc nhỏ trong mối quan hệ của hai người nhưng những yếu tổ ảnh hưởng đến "lửa" trong tình cảm như ngày kỷ niệm, ngày cưới, sinh nhật hoặc ngày đặc biệt nào đó thì không nhất thiết phải quà cáp trong lúc dịch, quan trọng là tạo ra được sự hào hứng. 

"Điều đó để thấy rằng lúc này không quá quan trọng là sinh nhật phải quà nọ quà kia, mà quan trọng lúc này là sức khỏe, là món quà tinh thần như quay clip, tặng bài hát tự thâu... 

Chúng ta nhắc lại, kể lại là đã nhớ về nó, đã nuôi dưỡng giữ gìn, từ đó tạo được sự hào hứng cho cả hai người", bà Thảo nhấn mạnh.

Cách đây người yêu

Nhà tuy gần mà xa - Ảnh: MINH ANH

Theo một chuyên gia tâm lý Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, việc "giữ lửa" trong khoảng thời gian yêu xa, trong hoàn cảnh dịch giã này không khó.

"Chỉ cần một trong hai người tâm lý một xíu, hiểu rõ người mình yêu, hiểu vợ hoặc chồng thì có thể tạo ra được niềm vui nhỏ nhưng có giá trị lan tỏa cho những ngày sau. Rồi ngày sau cứ thế tiếp nối và tạo ra niềm vui nhỏ mới.

Chẳng hạn, có cặp đôi yêu nhau, lúc ở gần nhau thì như "chó với mèo", nhưng khi xa nhau họ rất biết cách làm thương nhau, nhớ nhau, lâu lâu người này tạo cho người kia những bất ngờ nho nhỏ, như chụp ảnh món ăn trước đây chưa bao giờ làm; hay dịp sinh nhật ship một món quà vào cuối ngày, lúc gần như hết hy vọng, để người kia vỡ òa cảm xúc; hoặc chụp ảnh những nơi hết dịch sẽ cùng "lên đường"...

Để làm được thế, tất nhiên trên cơ sở tin tưởng nhau, thì dù có ngăn cách cả vòng Trái đất, thời gian có đằng đẵng thì cũng "chịu thua" tình cảm của hai người", vị này nhận định.

Cách đây người yêu
'Giữ lửa' yêu xa thời COVID-19

THẢO THƯƠNG