Các căn cứ để tiến hành tự đánh giá và đánh giá ngoài trường tiểu học.

1. Căn cứ pháp lý Đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học cần phải dựa trên các văn bản sau:

– Luật Giáo dục, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2019;

– Nghị định số 141/2016/NĐ-CP, ngày 10/10/2016 của Chính phủ, Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;

– Nghị định số 24/2021/NĐ-CP, ngày 23/3/2021 của Chính phủ, Quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập;

– Thông tư số 32/2018/BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; – Thông tư số 28/2020/BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường tiểu học;

– Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học;

– Công văn số 5932/BGDĐT-QLCL ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông

Quy trình tự đánh giá trường tiểu học

Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học được ban hành ngày 22/8/2018. Đáng chú ý là nội dung về quy trình tự đánh giá trường tiểu học.

Các căn cứ để tiến hành tự đánh giá và đánh giá ngoài trường tiểu học.
Mục lục bài viết

Các căn cứ để tiến hành tự đánh giá và đánh giá ngoài trường tiểu học.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 23 của Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học ban hành kèm theoThông tư 17/2018/TT-BGDĐT, quy trình tự đánh giá của trường tiểu học gồm các bước sau:

Bước 1:Thành lập hội đồng tự đánh giá.

Bước 2:Lập kế hoạch tự đánh giá.

Bước 3:Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.

Bước 4:Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí.

Bước 5:Viết báo cáo tự đánh giá.

Bước 6:Công bố báo cáo tự đánh giá.

Bước 7:Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.

Xem thêm các nội dung tại:Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT có hiệu lực ngày 10/10/2018.


  • Từ khóa:
  • Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT

Gợi ý đáp án mô đun 5 Cán bộ quản lí Nội dung 1: Những vấn đề chung về quản trị chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở;

Hoạt động 1: Tìm hiểu về quản trị chất lượng giáo dục trường THCS và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS

Câu 1. Chọn đáp án đúng nhất
Khía cạnh quan trọng nhất của chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở là gì?
Câu trả lời
Sự phù hợp với hình thức giáo dục trung học cơ sở
Sự phù hợp với mục tiêu giáo dục trung học cơ sở
Sự phù hợp với phương pháp giáo dục trung học cơ sở
Sự phù hợp với nội dung giáo dục trung học cơ sở

Câu 2. Chọn đáp án đúng nhất
Trong các nội dung quản trị chất lượng giáo dục sau đây, nội dung nào có ý nghĩa nhất đối với các trường trung học cơ sở của nước ta hiện nay?
Câu trả lời
Cải tiến chất lượng
Hoạch định chất lượng
Đảm bảo chất lượng
Kiểm soát chất lượng

Câu 3. Trả lời câu hỏi
Phân biệt quản trị chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở.

Câu trả lời:

Khái niệm quản trị chất lượng giáo dục và quản lý chất lượng giáo dục trường tiểu học có sự giao thoa về nội hàm. Tuy nhiên, ở mức độ nhất định, có thể phân biệt hai khái niệm này như sau:

  1. Về mục đích

– Quản lí chất lượng:Tập trung giữ vững và tăng cường hoạt động để thực hiện mục tiêu chất lượng đã xác định.

– Quản trị chất lượng: Tìm ra phương thức hoạt động thích hợp để đạt được chất lượng giáo dục cao nhất.

  1. Về nội dung

– Quản lí chất lượng: Xây dựng và thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng thông qua các chức năng quản lý.

– Quản trị chất lượng: Xây dựng và vận hành cơ chế đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường.

  1. Về phương thức

– Quản lí chất lượng: Sử dụng các biện pháp quản lý hành chính và giám sát nội bộ để đảm bảo chất lượng.

– Quản trị chất lượng: Lôi cuốn mọi người trong nhà trường tham gia vào quá trình đảm bảo và nâng cao chất lượng.

  1. Về chủ thể

– Quản lí chất lượng: Cán bộ quản lý.

– Quản trị chất lượng: Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

Như vậy, khái niệm quản trị chất lượng giáo dục và quản lý chất lượng giáo dục trường tiểu học có sự khác biệt nhất định. Sự khác biệt này thể hiện rõ nhất ở nội dung và phương thức quản trị/quản lý.

Hoạt động 2: Xác định vai trò, trách nhiệm của trường THCS trong kiểm định chất lượng giáo dục

Câu hỏi tương tác
1. Chọn đáp án đúng nhất
Định hướng quan trọng nhất của kiểm định chất lượng giáo dục đối với trường trung học cơ sở là gì?
Câu trả lời
Định hướng người học lựa chọn trường trung học cơ sở có chất lượng và phù hợp với khả năng
Định hướng phát triển cho trường trung học cơ sở
Định hướng lựa chọn đầu tư của nhà nước
Định hướng cho sự hợp tác trong giáo dục

2. Chọn đáp án đúng nhất
Đây là tiêu chí thuộc tiêu chuẩn nào trong kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở: Hình thành và phát triển kỹ năng sống cho học sinh?
Câu trả lời
Tổ chức và quản lý nhà trường
Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh;
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

3. Trả lời câu hỏi
Trình bày khái quát vai trò, trách nhiệm của trường tiểu học trong kiểm định chất lượng giáo dục.

Tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân liên quan trong và ngoài nhà trường về quản trị chất lượng giáo dục nói chung và công tác kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học nói riêng

– Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường tiểu học phải hiểu rõ mục đích của công tác kiểm định chất lượng giáo dục

+ Đảm bảo với người học và các bên liên quan rằng, một trường tiểu học đã đạt hay vượt những chuẩn mực nhất định về chất lượng;

+ Hỗ trợ trường tiểu học liên tục cải tiến chất lượng giáo dục;

– Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường tiểu học phải nắm được ý nghĩa, vai trò của công tác kiểm định chất lượng giáo dục

+ Kiểm định chất lượng giáo dục giúp các trường tiểu học có cơ hội xem xét lại toàn bộ hoạt động của mình một cách có hệ thống để từ đó điều chỉnh các hoạt động theo chuẩn chất lượng;

+ Kiểm định chất lượng giáo dục giúp các trường tiểu học định hướng và xác định chuẩn chất lượng cho từng hoạt động;

+ Kiểm định chất lượng giáo dục là lời tuyên bố chắc chắn tới các bên liên quan về hiện trạng chất lượng của trường tiểu học;

+ Kiểm định chất lượng giáo dục tạo tiền đề xây dựng văn hoá chất lượng cho trường tiểu học.

– Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường tiểu học phải nắm vững các quy định về công tác kiểm định chất lượng giáo dục

Các quy định về công tác kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học đã được thể hiện rõ trong Thông tư số 17/2018-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có nắm được các quy định về công tác kiểm định chất lượng giáo dục, trường tiểu học mới chủ động triển khai các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục thuộc trách nhiệm của nhà trường.

Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền lập kế hoạch xây dựng và phát triển trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục trong từng giai đoạn

Theo Thông tư số 17/2018-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục gồm có 4 mức. Mỗi mức có những yêu cầu (tiêu chuẩn/tiêu chí) nhất định về tổ chức và quản lý nhà trường; về cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; về quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; về hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục. Từ trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục mức 1 đến trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục mức 4 là một quá trình lâu dài, phải trải qua nhiều giai đoạn. Hơn nữa lại phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế – xã hội và nguồn lực của các địa phương. Vì thế, trường tiểu học cần tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền lập kế hoạch xây dựng và phát triển nhà trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục trong từng giai đoạn.

Việc tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền sẽ huy động được cả hệ thống chính trị của địa phương tham gia lập kế hoạch xây dựng và phát triển nhà trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục trong từng giai đoạn. Đồng thời, huy động được các nguồn lực để thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển nhà trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục trong từng giai đoạn.

Tổ chức tự đánh giá, đăng ký đánh giá ngoài; đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục

Tổ chức tự đánh giá, đăng ký đánh giá ngoài; đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục thể hiện tập trung, đầy đủ nhất vai trò, trách nhiệm của trường tiểu học trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

Trước hết, trường tiểu học phải làm tốt công tác tự đánh giá để thấy rõ điểm mạnh, điểm hạn chế của mình, so với các tiêu chuẩn/tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục. Đồng thời, phải có các biện pháp khắc phục ngay những điểm yếu của các tiêu chuẩn/tiêu chí ở mức kiểm định chất lượng giáo dục mà nhà trường đăng ký đánh giá ngoài.

Hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trường tiểu học phải được chuẩn bị đầy đủ, theo đúng quy định. Sau khi có kết quả đánh giá ngoài, cần đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận nhà trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục.

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học sau tự đánh giá, đánh giá ngoài và chỉ đạo của cơ quan quản lý

Căn cứ kết quả đánh giá ngoài, bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng trong báo cáo tự đánh giá, các khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài và chỉ đạo của cơ quan quản lý. Hằng năm báo cáo kết quả thực hiện cải tiến chất lượng đối với cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp để được hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát

Mục đích quan trọng nhất của kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học là cải tiến chất lượng giáo dục, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường. Để cải tiến chất lượng giáo dục, trường tiểu học phải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục cần được xây dựng trên cơ sở kết quả tự đánh giá và đánh giá ngoài chất lượng giáo dục trường tiểu học. Trong đó phải đặc biệt chú ý đến những hạn chế, yếu kém ở những tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đã được chỉ ra qua tự đánh giá và đánh giá ngoài chất lượng giáo dục trường tiểu học. Cùng với khắc phục những hạn chế, yếu kém ở những tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục này hay khác; kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học còn phải xác định rõ những những tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục có thể nâng mức.

Khi kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học đã được xây dựng, nhà trường cần tổ chức thực hiện kế hoạch, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến tổ chức bộ máy. Tương ứng với mỗi tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục (tổ chức và quản lý nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục) cần thành lập bộ phận cải tiến chất lượng giáo dục. Các bộ phận này sẽ thực hiện việc cải tiến chất lượng giáo dục theo các lĩnh vực được phân công, dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng trường tiểu học.

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện cải tiến chất lượng giáo dục và báo cáo với cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp để được hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát

Để kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục, trường tiểu học cần làm tốt một số công việc sau:

– Lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học;

– Dựa vào các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục để đánh giá kết quả thực hiện hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học;

– Lựa chọn phương pháp và hình thức đánh giá phù hợp cho từng nội dung, từng hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học;

– Sử dụng kết quả đánh giá thực hiện hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học;

– Báo cáo với cơ quản quản lý giáo dục trực tiếp để được hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục của trường tiểu học…