Hồ sơ quyết toán tiếng anh là gì năm 2024

Kế toán thuế là một nghiệp vụ kế toán quan trọng, với vai trò phụ trách các vấn đề về khai báo thuế trong doanh nghiệp. Để thực hiện công việc này trong các doanh nghiệp nước ngoài thì ngoài kiến thức chuyên môn bạn phải nắm vững tiếng anh ngành kế toán thuế

Hồ sơ quyết toán tiếng anh là gì năm 2024

Kế toán thuế có liên quan đến pháp luật trong việc khai báo thuế với cơ quan nhà nước hàng năm, đòi hỏi độ chính xác và rõ ràng trong từng nghiệp vụ. Làm một kế toán thuế đã khó nhưng trong một doanh nghiệp nước ngoài lại càng khó hơn nên bạn phải thông thạo tiếng anh cũng như các thuật ngữ chuyên môn chuyên ngành kế toán thuế.

Dưới đây là 50 từ vựng tiếng anh chuyên ngành kế toán thuế cần phải biết:

1-Tax: thuế

2-Registrate: đăng ký thuế

3-Imposea tax:ấn định thuế

4-Refund of tax: thủ tục hoàn thuế

5- Tax offset: bù trừ thuế

6-Examine: kiểm tra thuế

7-Declare: khai báo thuế

8-License tax: thuế môn bài

9-Company income tax: thuế thu nhập doanh nghiệp

10-Personal income tax: thuế thu nhập cá nhân

11-Value added tax: thuế giá trị gia tăng

12-Income tax: thuế thu nhập

13-Input sales tax: thuế giá trị gia tăng đầu vào

14-Output sales tax: thuế giá trị gia tăng đầu ra

15-Capital transfer tax: thuế chuyển nhượng vốn

16-Export/Import tax: thuế xuất, nhập khẩu

17-Registration tax: thuế trước bạ

18-Excess profits tax: thuế siêu lợi nhuận

19-Indirect tax:thuế gián thu

20-Direct tax: thuế trực thu

21-Tax rate:thuế suất

22-Tax policy: chính sách thuế

23-Tax cut: giảm thuế

24-Tax penalty: tiền phạt thuế

25-Taxable: chịu thuế

26-Tax fraud: gian lận thuế

27-Tax avoidance: trốn thuế

28-Tax evasion: sự trốn thuế

29-Tax abatement: sự khấu trừ thuế

30-E – file: hồ sơ khai thuế bằng điện tử

31-Filing of return: việc khai, nộp hồ sơ, tờ khai thuế

32-Form :mẫu đơn khai thuế

33-Assessment period: kỳ tính thuế

34-Tax computation: việc tính thuế

35-Term: kỳ hạn thuế

36-Register of tax:sổ thuế

37-Tax incentives: ưu đãi thuế

38-Tax allowance: trợ cấp thuế

39–Tax preparer: người giúp khai thuế

40-Tax year: năm tính thuế

41-Tax dispute: các tranh chấp về thuế

42-Tax liability: nghĩa vụ thuế

43-Taxpayer: người nộp thuế

44-Authorize: người ủy quyền

45-Official: chuyên viên

46-Inspector: thanh tra viên

47-Tax derectorate: tổng cục thuế

48-Director general: tổng cục trưởng

49-Tax department:cục thuế

50-Tax authorities: hội đồng thuế

Các thuật ngữ tieng anh chuyen nganh ke toan thue nêu trên được sử dụng phổ biến và rộng rãi, do đó nếu làm việc ở vị trí kế toán thuế, bạn cần phải nắm rõ các thuật ngữ tiếng anh kế toán trên để thực hiện nghiệp vụ chuyên môn tốt hơn.

Không chỉ kế toán mà các chủ doanh nghiệp cũng nên nắm rõ các chứng từ kế toán tiếng anh trong thời đại hội nhập kinh tế như hiện nay

Chứng từ kế toán được sử dụng xuyên suốt trong quá trình hoạt động và phát triển của mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Đây là khái niệm không còn xa lạ với nhiều người tuy nhiên thuật ngữ tiếng anh thì không phải ai cũng biết. Cùng MIFI tìm hiểu khái niệm và một số thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến chứng từ kế toán trong bài viết sau đây.

\>>> Xem thêm:

  • Nhiệm vụ của kế toán trưởng trong doanh nghiệp
  • Các nghiệp vụ kế toán căn bản mà kế toán viên cần nắm

Chứng từ kế toán tiếng anh (Financial paper) là những giấy tờ bằng văn bản về nghiệp vụ kinh tế phát sinh của tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình trao đổi mua bán và được chứng thực hoàn thành trên giấy tờ một cách rõ ràng, minh bạch.

Hồ sơ quyết toán tiếng anh là gì năm 2024

Thuật ngữ tiếng anh về kế toán mà bất cứ kế toán nào cũng cần nắm rõ.

Một số ví dụ về chứng từ kế toán tiếng anh bao gồm:

  • Vouchers for book entry (Chứng từ để ghi sổ);
  • Tax declaration (Kê khai thuế);
  • Archival Voucher (Chứng từ lưu trữ);
  • Tax Finalization (Chứng từ dùng quyết toán thuế);
  • Stock received docket (Phiếu nhập kho);
  • Delivery slip (Phiếu xuất kho)…

Phân loại các chứng từ kế toán phổ biến hiện nay

Hồ sơ quyết toán tiếng anh là gì năm 2024

Chứng từ kế toán được phân loại theo nội dung kinh tế phản ánh, thời gian lập chứng từ và địa điểm lập chứng từ.

Phân loại các chứng từ kế toán có thể giúp kế toán, kiểm toán quản lý hồ sơ, tài liệu một cách dễ dàng hơn. Thông thường, chúng ta sẽ phân loại các chứng từ kế toán phổ biến dựa theo:

  • Nội dung kinh tế phản ánh bao gồm các chứng từ kế toán phản ánh tiền tệ (phiếu thu, biên lai thu tiền…), chứng từ phản ánh hàng tồn kho (phiếu nhập, xuất kho…), chứng từ tài sản cố định và các chứng từ hoạt động bán hàng.
  • Thời gian lập chứng từ gồm có chứng từ kế toán gốc và chứng từ kế toán tổng hợp.
  • Địa điểm lập chứng từ: Chứng từ kế toán tiếng anh bên ngoài và nội bộ.

Một số thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến chứng từ kế toán tiếng anh

Hiện nay có nhiều thuật ngữ chuyên ngành kế toán được định nghĩa bằng tiếng anh. Làm quen với những thuật ngữ này sẽ giúp các kế toán đỡ bỡ ngỡ khi gặp phải.

Thuật ngữ Balance Sheet (Bảng cân đối kế toán)

Hồ sơ quyết toán tiếng anh là gì năm 2024

Bảng cân đối kế toán là tài sản quan trọng của doanh nghiệp.

Balance Sheet được hiểu là bảng cân đối kế toán, được lập tại mỗi kỳ báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Balance Sheet giúp phản ánh tình hình biến động của nguồn vốn và tài sản cho một doanh nghiệp. Nó là một trong những tài sản vô cùng quan trọng của tổ chức, doanh nghiệp.

Kế cấu của một Balance Sheet thường gồm 2 cột là nguồn vốn và tài sản. Trong đó, nguồn vốn bao gồm: nợ phải trả ngắn hạn; nợ phải trả dài hơn và vốn chủ sở hữu. Tài sản gồm: tài sản ngắn hạn (tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, chứng khoán….) và tài sản dài hạn (máy móc; các khoản phải thu dài hạn…).

Nguyên tắc lập Balance Sheet là phải đảm bảo sự cân bằng giá trị giữa hai cột nguồn vốn và tài sản. Theo đó, kế toán sẽ dựa vào các dữ liệu và số liệu thu thập được từ các chứng từ kế toán để lập bảng Balance Sheet thành công.

Thuật ngữ Bookkeeping (sổ sách kế toán)

Hồ sơ quyết toán tiếng anh là gì năm 2024

Bookkeeping là thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến chứng từ kế toán tiếng anh kế toán cần biết.

Bookkeeping (sổ sách kế toán) là tập hợp tất cả các hạng mục tài khoản đề cập đến tài sản; vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, thu nhập, chi phí…Những mục này còn được gọi là bài đăng và đây là một phần của sổ sách kế toán hoặc sổ cái.

Ngoài ra, Bookkeeping cũng bao gồm biểu đồ tài khoản bao gồm danh sách các hạng mục tài chính. Đối tượng sử dụng Bookkeeping là tổ chức, doanh nghiệp hoặc cơ quan chính phủ nhà nước…

Owner’s Equity (vốn chủ sở hữu)

Hồ sơ quyết toán tiếng anh là gì năm 2024

Owner’s Equity là thuật ngữ liên quan đến chứng từ kế toán tiếng anh mà bạn sẽ thường gặp phải.

Một trong những thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến chứng từ kế toán tiếng anh là Owner’s Equity (vốn chủ sở hữu). Chúng cần được ghi chép và phân tích trong bảng cân đối kế toán.

Owner’s Equity được xác định bằng cách trừ các khoản nợ khỏi giá trị tài sản của doanh nghiệp. Chẳng hạn, thiết bị B của tổ chức A có giá trị là 15.000$ và khoản nợ khi mua thiết bị này là 5.000$. Lúc này, phần chênh lệch 10.000$ chính là vốn chủ sở hữu.

Khi các khoản nợ vượt quá giá trị của tài sản gắn với nó, chênh lệch được gọi là thâm hụt và lúc này tài sản được gọi là “đảo lộn” hay “dưới nước”. Trong tài chính chính phủ, Owner’s Equity còn được gọi là “tài sản ròng” hoặc “vị trí ròng”.

Trên đây là những thông tin quan trọng về các chứng từ kế toán tiếng anh cho dân kế toán. MIFI hi vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn khi cần thiết trong quá trình hành nghề kế toán của mình.