23 dịch vụ ngân hàng điện tử là gì năm 2024

Ngân hàng số, ngân hàng trực tuyến và ngân hàng điện tử đều là những hình thức ngân hàng hiện đại, giúp khách hàng giao dịch ngân hàng dễ dàng, thuận tiện hơn.

Tuy nhiên, giữa ba hình thức này vẫn có những điểm khác biệt cơ bản về khái niệm, bản chất, tính năng và ưu/nhược điểm, cụ thể:

Tiêu chí

Ngân hàng số (Digital Banking)

Ngân hàng điện tử (E-Banking)

Ngân hàng trực tuyến (Online Banking)

Khái niệm

Là một hình thức ngân hàng số hóa tất cả những hoạt động và dịch vụ có thể thực hiện ở các chi nhánh ngân hàng bình thường.

Là loại hình dịch vụ tạo điều kiện cho khách hàng kiểm tra thông tin hoặc giao dịch bằng hình thức online với tài khoản ngân hàng.

Là một dịch vụ ngân hàng tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng hầu hết mọi sản phẩm của ngân hàng hiện nay ở bất cứ đâu, vào bất cứ lúc nào thông qua kết nối Internet. Nó cũng bao hàm dịch vụ ngân hàng điện tử Internet Banking, Mobile Banking,...

Bản chất

Khái niệm ngân hàng số có phạm vi rộng và toàn diện hơn ngân hàng điện tử và ngân hàng trực tuyến.

Khái niệm ngân hàng điện tử, ngân hàng trực tuyến chỉ phản ánh một phần khía cạnh của việc áp dụng số hóa trong lĩnh vực ngân hàng, không đòi hỏi phải tích hợp số hóa đối với toàn bộ hoạt động của ngân hàng.

Tương tự như ngân hàng điện tử (E-Banking)

Tính năng

Digital Banking có tất cả các tính năng như một ngân hàng đích thực:

Đăng ký online

Thanh toán

Chuyển khoản/Chuyển tiền 24/7

Vay ngân hàng

Gửi tiết kiệm

Nộp tiền vào tài khoản

Quản lý tài khoản, quản lý thẻ

Tham gia các sản phẩm đầu tư, bảo hiểm

Quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp

Khả năng bảo mật của ngân hàng số là tuyệt đối và được giám sát chặt chẽ bởi các ngân hàng.

Về bản chất, ngân hàng điện tử chỉ là một dịch vụ được tạo ra để bổ sung cho các dịch vụ trên nền tảng ngân hàng truyền thống, tập trung vào các tính năng:

Chuyển tiền

Thanh toán

Tra cứu số dư tài khoản

Vấn tin

Chuyển tiền

Thanh toán

Tiết kiệm online

Tiền vay

Tính năng liên quan đến thẻ (khóa/mở khóa thẻ, đăng ký/hủy đăng ký thanh toán trực tuyến, thay đổi tài khoản thanh toán mặc định, thanh toán thẻ tín dụng cho chính mình và cho chủ thẻ khác)

Thanh toán bằng QR

Mua sắm online

Phương tiện hoạt động

Điện thoại, máy tính, laptop, ipad kết nối internet.

Điện thoại, máy tính, laptop, ipad kết nối internet.

Điện thoại, máy tính, laptop, ipad kết nối internet.

Ưu/nhược điểm

Số hóa 100% quy trình, mọi mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng đều được xử lý online và tự động.

Giúp người dùng giao dịch nhanh chóng, thuận tiện

Giúp ngân hàng:

Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu

Mở rộng phạm vi hoạt động và khả năng cạnh tranh

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho ngân hàng

Ưu điểm: Giúp người dùng giao dịch dễ dàng, mọi lúc mọi nơi và theo dõi, kiểm soát thông tin liên quan đến tài khoản của mình mỗi ngày.

Nhược điểm: Có hạn mức giao dịch nhất định theo ngày, tháng và từng lần giao dịch nên hạn chế với các khách hàng cần giao dịch với lượng tiền lớn.

Lưu ý: Một số thông tin được phân tích trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Ngân hàng tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng khi nào?

Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 23/2014/TT-NHNN quy định việc ngân hàng tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng trong trường hợp sau đây:

- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc

Theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-NHNN.

- Việc chấm dứt tạm khóa tài khoản thanh toán và việc xử lý các lệnh thanh toán đi, đến trong thời gian tạm khóa thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán (hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo văn bản thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

23 dịch vụ ngân hàng điện tử là gì năm 2024

Cách phân biệt cơ bản giữa ngân hàng số với ngân hàng trực tuyến và ngân hàng điện tử? (Hình từ Internet)

Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng phải đáp ứng điều kiện gì?

Theo Điều 11 Thông tư 23/2014/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN quy định về đối tượng mở tài khoản thanh toán như sau:

Đối tượng mở tài khoản thanh toán
1. Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
2. Tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: tổ chức là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh và các tổ chức khác được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên thì cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng phải đáp ứng điều kiện sau đây:

- Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;

- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.

Dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm những gì?

Dịch vụ ngân hàng điện tử Ngân hàng điện tử bao gồm các tiện ích như chuyển tiền trực tuyến, kiểm tra sao kê tài khoản, thanh toán hóa đơn điện nước, mở tài khoản ngân hàng, đăng ký khoản vay, gửi tiết kiệm online…

Khái niệm ngân hàng điện tử là gì?

Dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking) được hiểu là các nghiệp vụ, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng được phân phối trên các kênh điện tử như Internet, điện thoại, mạng không dây, … Hiểu theo nghĩa trực quan, đó là loại dịch vụ ngân hàng được khách hàng thực hiện nhưng không phải đến quầy giao dịch gặp nhân viên ngân hàng.

E

Ngân hàng điện tử (e-banking) là loại hình số hoá các dịch vụ được cung cấp bởi ngân hàng, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch chuyển tiền, thanh toán hoá đơn,... thông qua hệ thống internet mà không cần đến quầy giao dịch.

Ứng dụng ngân hàng trực tuyến là gì?

Internet Banking (E-Banking, ngân hàng điện tử) là dịch vụ ngân hàng trực tuyến, giúp khách hàng quản lý tài khoản, thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng thông qua các thiết bị kết nối internet như điện thoại, laptop, máy tính bàn.