10 tội phạm hàng đầu ở Ấn Độ năm 2022

Google đã gửi lời xin lỗi tới Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sau khi để hình ảnh của ông xuất hiện nhiều lần trong kết quả tìm kiếm 10 tội phạm hàng đầu thế giới.

Những cái tên khác xuất hiện trong danh sách tội phạm này còn bao gồm George W. Bush, thủ lĩnh al-Qaeda Osama bin Laden, thủ lĩnh mafia Ấn Độ kiêm tác giả vụ đánh bom Mumbai năm 1993 Dawood Ibrahim và diễn viên Bollywood Sanjay Dutt.

Tuy nhiên, hình ảnh của ông Modi lại xuất hiện nhiều hơn bất cứ cái tên nào khác trong danh sách.

Một người phát ngôn của Google đã giải thích trong thông cáo hôm 3/6 của công ty này như sau: “Sự cố khiến chúng tôi gặp rắc rối này không phản ánh bất cứ quan điểm nào của Google. Đôi khi, cách các hình ảnh được mô tả trên Internet có thể dẫn đến những kết quả tìm kiếm bất ngờ. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục cải tiến các thuật toán của mình để ngăn chặn những kết quả tìm kiếm tương tự có thể xảy ra trong tương lai. Chúng tôi cũng xin lỗi vì bất cứ sự hiểu lầm nào sự cố này gây ra.”

Trên các trang mạng xã hội, các cuộc tranh luận cũng diễn ra sôi nổi xoay quanh sự việc này.

Một số người còn tự hỏi liệu Google có bị cấm ở Ấn Độ hay không.

Tài khoản @@digvijaya cho biết: “Tôi không hâm mộ ông Modi, nhưng nhìn thấy tên và ảnh ông ấy trong danh sách 10 tội phạm hàng đầu trên Google Ấn Độ thì sốc thật.”

Trước đó không lâu một nhân viên sửa chữa tại Ai Cập có tên Saber al-Toni cũng đã nổi tiếng chỉ sau một đêm sau khi đứng dầu danh sách tìm kiếm của Google Ai Cập do một lỗi thuật toán.

  -   Thứ năm, 09/07/2020 17:40 (GMT+7)

10 tội phạm hàng đầu ở Ấn Độ năm 2022

10 tội phạm hàng đầu ở Ấn Độ năm 2022
Vikas Dubey (áo kẻ) bị cảnh sát bắt hôm 9.7. Ảnh: Hindustan Times

Vikas Dubey, một tay xã hội đen khét tiếng đứng sau hàng loạt vụ giết người, bắt cóc và tống tiền, đã bị cảnh sát bang Madhya Pradesh bắt sau khi hắn xả súng làm 8 cảnh sát thiệt mạng và bỏ trốn trong nhiều ngày.

Dubey bị bắt sau khi tới một ngôi đền ở Madhya Pradesh hôm 9.7. Một chủ cửa hàng tình cờ nhận ra đối tượng bị truy nã gắt gao khi hắn đang yên tâm mua đồ cầu nguyện và đã gọi nhân viên bảo vệ đến kiểm tra căn cước.

Dubey chống trả quyết liệt, đánh những nhân viên bảo vệ đang kéo y về phía một chiếc xe cảnh sát. Cảnh quay từ hiện trường cho thấy tên gangster bị đánh và áp giải lên xe.

Theo tờ Hindustan Times, Dubey đã chạy trốn sau khi giết 8 cảnh sát ở làng Bikru, gần Kanpur, bang Uttar Pradesh hôm 3.7. Những cảnh sát này thuộc nhóm được phái tới làng để bắt giữ y với cáo buộc giết người.

Khi tới làng, cảnh sát rơi vào cuộc phục kích lớn của Dubey, gồm 60 tên được trang bị súng trường và súng lục. Chúng nổ súng từ trên mái nhà, khiến 8 sĩ quan thiệt mạng, còn Dubey trốn thoát.

Cảnh sát Ấn Độ mở cuộc săn lùng lớn ngay sau đó, và tiền thưởng cho ai cung cấp thông tin về băng đảng khét tiếng đã được nâng lên 7.000 USD.

Dubey bắt đầu khét tiếng từ năm 1990 trong vụ án hình sự đầu tiên. Đến năm 2020, y đối mặt với 60 cáo buộc hình sự, bao gồm các tội giết người, tống tiền, bắt cóc và bạo loạn.

“Đây là một thành công lớn của cảnh sát, Vikas Dubey là một kẻ giết người tàn ác” - Bộ trưởng Bộ Nội vụ bang Madhya Pradesh, Narottam Mishra, nói. Cảnh sát đã thông báo cho các đồng nghiệp của họ ở Uttar Pradesh rằng cuộc truy tìm tội phạm đã thành công.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Đứng bên ngoài trại giam Godhra, 11 người đàn ông được chào đón như thể những quan chức, nhưng thực tế họ là những người đã phạm tội cưỡng hiếp tập thể.

Họ nằm trong nhóm người theo đạo Hindu bị bắt năm 2002, đã được trả tự do sau 14 năm thụ án tù chung thân. Từ khi được ân xá hồi tháng 8 vào dịp quốc khánh Ấn Độ, những người này tản đi khắp đất nước.

Nhưng có một người luôn bị ám ảnh bởi vụ tấn công 20 năm trước, đó là Bilkis Bano, người 21 tuổi và đang mang thai khi bị cưỡng hiếp tập thể. Nhóm cưỡng hiếp còn giết 14 người trong gia đình cô, bao gồm con gái đầu lòng ba tuổi.

Nỗi đau khổ của nạn nhân khi 11 tội phạm cưỡng hiếp được ân xá

11 người phạm tội cưỡng hiếp tập thể được trả tự do ngày 16/8. Video: India Today

Bano quá đau khổ, không nói nên lời trước quyết định ân xá. Cô đưa ra tuyên bố thông qua luật sư, cho biết chưa được giới chức hỏi ý kiến và quyết định này làm lung lay niềm tin của cô vào công lý.

"Không phải chỉ mỗi tôi mà tất cả phụ nữ đang đấu tranh đòi công lý tại tòa án đều đau đớn, lung lay niềm tin trước quyết định này", Bano nói.

Khuyến nghị ân xá do ban cố vấn của chính quyền bang Gujarat ở miền tây Ấn Độ đưa ra. Đảng Bharatiya Janata (BJP) của Thủ tướng Narendra Modi là đảng chiếm thế đa số tại nghị viện Gujarat. Nhiều ý kiến chỉ trích cho rằng quyết định này mang động cơ chính trị, cổ xúy kỳ thị nữ giới và phân biệt đối xử tôn giáo, đi ngược với khẩu hiệu lâu nay của các nhà lãnh đạo BJP là ủng hộ bình đẳng giới và quyền phụ nữ. Một số nhà lập pháp và hoạt động vì quyền phụ nữ đã kiến nghị lên Tòa án Tối cao, đề nghị bắt lại những người này.

"Khái niệm Điều 15 trong Hiến pháp quy định không được phân biệt đối xử dựa theo giới tính, tôn giáo, đã bị ném ra ngoài cửa sổ", Mahua Moitra, nhà lập pháp thuộc đảng AITC, một trong những người kiến nghị, nói.

Bilkis Bano, nạn nhân vụ cưỡng hiếp tập thể, trong phiên họp báo ở New Delhi ngày 8/5/2017. Ảnh: AFP.

Bilkis Bano, nạn nhân vụ cưỡng hiếp tập thể, trong phiên họp báo ở New Delhi ngày 8/5/2017. Ảnh: AFP.

Một số nhà lập pháp cho rằng quyết định này mang tính chính trị vì đưa ra 6 tháng trước cuộc bầu cử bang Gujarat mà BJP hy vọng sẽ tái đắc cử. Subhashini Ali, cựu nghị sĩ kiêm phó chủ tịch Hiệp hội Phụ nữ Dân chủ Toàn Ấn Độ, người đã đệ đơn kiến nghị lên Tòa án Tối cao, nhận định nếu mục đích của lệnh ân xá là phân cực cử tri thì mục đích này đã thất bại.

"Lần đầu tiên tôi nhận thấy ngay cả những người ủng hộ BJP cũng không đồng tình với quyết định này của họ", bà nói.

Chính quyền Gujarat và chính quyền trung ương không trả lời yêu cầu bình luận của báo chí.

Biểu tình ở Kolkata ngày 23/8 phản đối quyết định ân xá. Ảnh: AP.

Biểu tình ở Kolkata ngày 23/8 phản đối quyết định ân xá. Ảnh: AP.

Cuộc chiến giành công lý cho Bano bắt đầu từ năm 2002, khi sự chia rẽ kéo dài hàng thế kỷ biến thành bạo lực ở Gujarat giữa người Hindu và người Hồi giáo, cộng đồng chiếm khoảng 10% dân số bang và 14% trên cả nước, theo dữ liệu điều tra dân số 10 năm trước.

Đám đông người Hindu đã phóng hỏa đốt nhà, cửa tiệm của người Hồi giáo nhằm trả đũa một vụ đánh bom tàu hỏa gần Godhra, khiến hàng chục nhà hoạt động người Hindu thiệt mạng.

Các nhà hoạt động đã vận động xây một ngôi đền tại nhà thờ Hồi giáo Babri Masjid ở Ayodhya, thành phố nơi người Hindu cho rằng đây là nơi sinh của Rama, hóa thân của Vishnu, một trong những vị thần quyền năng nhất của Ấn Độ giáo. Người Hồi giáo trong khi đó vẫn đau buồn sau khi nhà thờ cổ bị những người theo chủ nghĩa dân tộc Hindu phá hoại năm 1992.

Vụ bạo loạn xảy ra năm 2002 ở bang Gujarat khiến 1.000 người thiệt mạng, bao gồm gia đình của Bano. Trong phiên tòa, cô khai những người đàn ông đó cầm rựa, liềm, gậy gộc, chạy vào nhà họ. Một kẻ túm lấy con gái của Bano, quẳng cô bé xuống đất. Ba người đàn ông cưỡng hiếp Bano, còn những kẻ khác tấn công chị em, dì và con gái họ. Cô ngất đi vài tiếng và khi tỉnh lại, xung quanh toàn thi thể.

Trong phiên xét xử năm 2008, những kẻ tấn công Bano bị kết án chung thân tội cưỡng hiếp và giết người. Bano hy vọng họ sẽ ở trong tù suốt đời nhưng hồi tháng 8, chính quyền bang ra quyết định ân xá theo điều khoản trong Luật Tố tụng Hình sự, cho phép trả tự do cho tù nhân sau khi thụ án 14 năm.

Nhà lập pháp Moitra lo lắng Bano, người đã 40 tuổi, một lần nữa phải quay lại tòa án nên thay mặt cô cùng những nhà hoạt động khác phản đối quyết định ân xá. "Ai cũng nghĩ Bilkis sẽ nộp đơn yêu cầu tòa xem xét lại. Nhưng cô ấy đã kiệt sức", Moitra nói. "Cô ấy không thể ngờ công lý sẽ kết thúc như thế này".

"Vì vậy, tôi cho rằng tất cả chúng ta phải có trách nhiệm lên tiếng giúp cô ấy", bà nói.

Tòa án Tối cao đóng vai trò quan trọng tới quyết định ân xá tù nhân và bây giờ, họ đang cân nhắc nên duy trì hay lật lại quyết định, theo Sanjay Hegde, luật sư cấp cao tại tòa.

Ông cho hay trước đó tòa án đã chỉ đạo giới chức xem xét đơn xin khoan hồng của tù nhân theo chính sách ân xá năm 1992. Chính sách cho phép tất cả tù nhân được giảm án sau khi thụ án 14 năm, bất kể phạm tội gì. Quy định này được thắt chặt năm 2014, do đó một số tội phạm hiếp dâm và giết người không đủ điều kiện ân xá.

Raj Kumar, chánh văn phòng bang Gujarat, cho hay 11 người được thả theo luật có hiệu lực thời điểm họ bị kết án. Vanathi Srinivasan, chủ tịch quốc gia về bảo vệ phụ nữ của đảng BJP, cho hay chính quyền Gujarat tuân thủ luật pháp. "Họ không trả tự do cho tù nhân vì mục đích chính trị", bà nói.

Yakub Rasool, chồng của Bano, nói rằng vợ ông đang rất buồn và không muốn nói chuyện với ai. Hai vợ chồng đã chuyển nhà tới 20 lần trong 20 năm qua. Bây giờ, hai người rất sợ bị trả thù.

"Từ khi sự việc xảy ra, chúng tôi đã bỏ làng đi nơi khác nhưng bây giờ vẫn còn khoảng 150 gia đình Hồi giáo sống ở đó", ông nói. "Ai cũng sợ. Họ cảm thấy những người này sẽ gây sự sau khi ra tù".

Nhiều cuộc biểu tình nổ ra khắp Ấn Độ bày tỏ ủng hộ Bano, lên án quyết định ân xá không chỉ là cuộc tấn công nhằm vào người Hồi giáo, mà còn là cuộc tấn công vào quyền phụ nữ tại quốc gia cứ 17 phút lại có một phụ nữ bị cưỡng hiếp.

"Thông điệp mà chính quyền Gujarat gửi tới cử tri là chúng tôi ủng hộ những người đàn ông đã cưỡng hiếp phụ nữ Hồi giáo trong cuộc bạo loạn năm 2002, hãy bỏ phiếu cho chúng tôi", nhà hoạt động Kavita Krishnan nói.

Nhà lập pháp Mahua Moitra, người đệ đơn kháng nghị quyết định ân xá lên Tòa án tối cao. Ảnh: Hindustan Times.

Nhà lập pháp Mahua Moitra, người đệ đơn kháng nghị quyết định ân xá lên Tòa án tối cao. Ảnh: Hindustan Times.

Những người chỉ trích cho rằng quyết định ân xá phản ánh mâu thuẫn giữa thông điệp của chính phủ về quyền phụ nữ và tình hình thực tế. Tội phạm cưỡng hiếp được trả tự do vào ngày quốc khánh, cùng ngày Thủ tướng Modi phát biểu trước người dân tại Pháo đài Đỏ lịch sử ở Delhi, kêu gọi đàn ông tôn trọng phụ nữ.

"Cần tôn trọng phụ nữ. Chính phủ, chính quyền, cảnh sát, hệ thống tư pháp, phải làm tròn nghĩa vụ. Chúng ta phải làm được", ông Modi nói.

Nhưng Rasool cho rằng vợ mình, người đấu tranh đòi công lý suốt nhiều năm, không hề được tôn trọng. Hai người muốn quyết định ân xá bị đảo ngược. "Chúng tôi tin rằng những chuyện đã xảy ra với Bilkis là sai lầm, những kẻ bị kết án phải quay lại nhà tù", ông nói.

Hồng Hạnh (Theo CNN)