Yếu tố thúc đẩy nhà nước Văn Lang -- Âu Lạc ra đời

BÀI 1QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNHNHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN ỞVIỆT NAM – NHÀ NƯỚCVĂN LANG – ÂU LẠCNội dung cần nắm•Những yếu tố thúc đẩy NN VL-AL ra đời•NN Văn Lang•NN Âu Lạc•Tình hình PLNhững yếu tố thúc đẩy NN VL-AL ra đời- Theo lý thuyết về nguồn gốc NN nóichung (học thuyết Mác – Lênin)- Đặc thù của sự tác động điều kiện tựnhiên - xã hội đương thời (Phương Đông)Thời đại Hùng Vương gồm 2 thời kỳ:•Thời Văn Lang của các vị vua Hùng: 18•Thời Âu Lạc của An Dương Vương:(208TCN – 179TCN)I. YẾU TỐ THÚC ĐẨY NN VĂNLANG – ÂU LẠC RA ĐỜI•Nền kinh tế phát triển:-Sự XH công cụ lao động bằng đồng thauvà đặc biệt là bằng sắt-Khai khẩn đất đai + trồng trọt phát triển-Chăn nuôi phát triển-Ngành nghề thủ công nghiệp:•Chuyển sang nền kinh tế sản xuấtI. YẾU TỐ THÚC ĐẨY NN VĂNLANG – ÂU LẠC RA ĐỜI•Sự phát triển kinh tế  sản phẩm dư thừa tình hình phân hóa xã hội:-Những gia đình nhỏ đã xuất hiện-Công xã nông thôn hình thành-Xã hội phân hóa thành các tầng lớp khácnhauI. YẾU TỐ THÚC ĐẨY NN VĂNLANG – ÂU LẠC RA ĐỜINền kinh tế phát triển  phân hóagiàu nghèo. Tuy nhiên, sự phân hóa giàunghèo chưa thật sâu sắc.•Tầng lớp quý tộc:•Nông dân công xã:•Tầng lớp nô tì:I. YẾU TỐ THÚC ĐẨY NN VĂNLANG – ÂU LẠC RA ĐỜINhững yếu tố thúc đẩy NN ra đời sớm ở VN:•Yếu tố trị thủy và thủy lợi và tự vệ đã có tácđộng mạnh mẽ, thúc đẩy NN ra đời sớm•Các thủ lĩnh ngày càng có địa vị và vai tròquan trọng trong xã hội, quyền lực tích lũyngày càng lớn. Quyền lực và tài sản đó ngàycàng thể hiện tính tập trung, độc đoán, đòihỏi phải có những cơ cấu tổ chức mới, thôithúc NN ra đời sớm•Thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc trải qua 4giai đoạn phát triển liên tiếp (4 nền vănhóa kế):•Giai đoạn Phùng Nguyên•Giai đoạn Đồng Đậu•Giai đoạn Gò Mun•Giai đoạn Đông SơnII. NN ĐANG TRONG TRẠNG THÁIHÌNH THÀNH-THỜI KỲ HÙNG VƯƠNG•Những mâu thuẫn giữa các thị tộc, bộ lạcngày càng trở nên căng thẳng; sự cần thiếtđể tập trung sức người sức của để thựchiện những công việc chung đòi hỏi phảicó sự liên hiệp giữa các bộ lạc•Hình thành bộ lạc Văn Lang  Giai đoạnPhùng Nguyên  Hùng Vương làm thủlĩnhII. NN ĐANG TRONG TRẠNG THÁIHÌNH THÀNH-THỜI KỲ HÙNG VƯƠNG•Đứng đầu nước Văn Lang là vua HùngVương.•Cả nước được chia ra thành 15 bộ (vốnlà 15 bộ lạc) đứng đầu các bộ là LạcTướng.•Dưới bộ là công xã nông thôn, đứng đầulà bồ chínhII. NN ĐANG TRONG TRẠNG THÁIHÌNH THÀNH-THỜI KỲ HÙNG VƯƠNG•Sự chuyển hóa quyền lực từ việc thựchiện chức năng xã hội thành quyền lựcNN•Quý tộc thị tộc biến thành quan chức NNSự hình thành NN.•Quá trình chuyển hóa, biến đổi đó diễn ramột cách chậm chạp và lâu dài từ PhùngNguyên đến giai đoạn Đông Sơn.III. NN SƠ KHAI THỜI KỲ AN DƯƠNGVƯƠNG•Cư dân Văn Lang: chủ yếu Lạc Việt +Âu Việt  láng giềng + đồng chủng +mqh kt xh•Thục Phán: người Âu Việt•Vào cuối đời Hùng Vương, giữa VuaHùng và Thục Phán xảy ra cuộc xungđộtIII. NN SƠ KHAI THỜI KỲ ANDƯƠNG VƯƠNG•Quân Tần xâm lược địa bàn cư trú củangười Âu Việt.•Thục Phán  tổ chức chỉ đạo cuộckháng chiến•Cuộc kháng chiến kéo dài 5 – 6 năm thắng lợicủng cố và nâng cao uy tíncủa Thục Phán + Hùng Vương nhườngngôiIII. NN SƠ KHAI THỜI KỲ ANDƯƠNG VƯƠNG•Thục Phán xưng là An Dương Vương Âu Lạc•Âu Lạc: Âu và Lạc liên hợp đất đai +dân cư•Nước Âu Lạc là bước phát triển mới, kếtục và cao hơn Văn LangIII. NN SƠ KHAI THỜI KỲ ANDƯƠNG VƯƠNG•Nước Âu Lạc tồn tại khoảng 30 năm(208-179TCN)•Cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợilà dấu mốc thành lập nước Âu Lạc•Sự kiện Triệu Đà đánh bại An DươngVương đã mở đầu cho thời kỳ BắcThuộcIII. NN SƠ KHAI THỜI KỲ ANDƯƠNG VƯƠNG•Giúp việc cho Vua có Lạc Hầu,•Lạc Hầu: tướng văn, có thể là tướng võ,thay mặt vua giải quyết công việc trongnước.•Ngoài ra, còn một số bộ phận làm côngviệc tôn giáo, thu cống phẩm, giữ khotàng, truyền lệnh vua…III. NN SƠ KHAI THỜI KỲ ANDƯƠNG VƯƠNG•Các Bộ: Lạc tướng, cai trị một đơn vịhành chính địa phương.•Lạc tướng phải thu cống phẩm cho nhàvua, thường xuyên truyền mệnh lệnh từtrên xuống.•Lạc tướng là thủ lĩnh quân sự địaphương và chịu sự điều động của nhàvua.III. NN SƠ KHAI THỜI KỲ ANDƯƠNG VƯƠNG•Công xã nông thôn: Bồ chính. Bên cạnhmột hội đồng công xã.•Công xã vừa là cơ sở của NN, vừa mangtính tự quản cao.•NN vừa là đại diện + vừa bóc lột (ănruộng)•Tuy nhiên, chức năng đại diện vẫn nổitrội hơnIII. NN SƠ KHAI THỜI KỲ ANDƯƠNG VƯƠNG•Sau khi lên ngôi, An Dương Vương đãdời đô từ Phong Châu về Cổ Loa.•Tài năng lao động sáng tạo, những tiếnbộ về kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật vànghệ thuật quân sự của người Việt cổ•Bước phát triển mới của sự phân hóa xãhội, quyền lực chính trị của NN Âu Lạc.III. NN SƠ KHAI THỜI KỲ ANDƯƠNG VƯƠNG•Quân đội: quân đội thường trực•Âu Lạc: kết quả của sự kế thừa và pháttriển lên một bước mới về mọi mặt kinhtế, chính trị, xã hội…của thời kỳ HùngVương, đồng thời đó còn là yếu tố thúcđẩy của 2 cuộc kháng chiến chống Tầnvà chống Triệu.IV. SỰ RA ĐỜI CỦA PHÁP LUẬT•Tập quán pháp:-Tập quán có từ thời nguyên thủy-Tập quán chính trị-Lệ làng•Mệnh lệnh khẩu truyền của Vua•Pháp luật thành văn: chưa rõ•Luật lệ phản ánh qua truyện cổ tích Sơntinh – thủy tinh; Trầu cau; Mai An Tiêm;Trọng Thủy – Mỵ Châu…

60 điểm

NguyenChiHieu

Nhân tố nào sau đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc? A. Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ. B. Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm. C. Sự phân hóa giàu nghèo trở nên phổ biến.

D. Kinh tế có bước chuyển biến rõ nét.

Tổng hợp câu trả lời [1]

Đáp án cần chọn là: B. Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm. Sự chuyển biến về mặt kinh tế - xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phải có các hoạt động trị thủy, thủy lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này, yêu cầu chống ngoại xâm cũng được đặt ra. Những điều này đã dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. => Nhân tố quan trọng đưa đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là yêu cầu của hoạt động trị thủy và chống giặc ngoại xâm.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Đến đầu thế kỉ XVI, ở Tây Âu A. bắt đầu xuất hiện hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa B. diễn ra các cuộc phát kiến địa lí lớn C. có sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất. D. khoa học - kĩ thuật có những bước tiến quan trọng.
  • Cơ quan cao nhất của Công xã Pa-ri là A. Ủy ban tài chính. B. Hội đồng công xã. C. Ủy ban an ninh xã hội. D. Hội đồng quân sự.
  • Sự kiện nào đánh dấu nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh? A. Năm 980, triều đình nhà Đinh gặp nhiều khó khăn. B. Năm 981, nhà Tổng thất bại và bỏ mộng xâm lược Đại Việt. C. Cuối năm 1427, 15 vạn quân Minh tiến vào Đại Việt. D. Năm 1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại.
  • Điểm khác biệt cơ bản giữa nhiệm vụ của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII với các cuộc cách mạng tư sản trước đó là gì? A. Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến trong nước và bên ngoài B. Chống lại liên minh phong kiến châu Âu để bảo vệ thành quả cách mạng C. Phải thực hiện khẩu hiệu hòa bình- ruộng đất- bánh mì cho quần chúng D. Phải thiết lập nền chuyên chính dân chủ
  • Vì sao nói Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới? A. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. B. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân. C. Công xã giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ. D. Công xã vừa ban bố pháp lệnh vừa thi hành pháp lệnh.
  • Tư tưởng tiến bộ nào của chủ nghĩa xã hội không tưởng được chủ nghĩa xã hội kế thừa và phát triển? A. Công bằng và bình đẳng. B. Không tư hữu và không bóc lột. C. Bảo vệ phụ nữ và trẻ em. D. Cả A và B đều đúng.
  • Tại sao thời kì từ thế kỉ VII đến thế kỉ XII, mặc dù Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán thành hai miền, sáu nước nhưng lại không phải thời kì khủng hoảng suy thoái? A. Vua các nước đẩy mạnh chiến tranh chinh phục các nước lân cận, đất nước tiếp tục phát triển B. Văn hóa Ấn Độ tiếp tục được truyền bá và lan tỏa mạnh ra các nước khác C. Đây là thời kì phát triển đến đỉnh cao của chế độ phong kiến Ấn Độ D. Thời kì phát triển tự cường của các địa phương, các vùng xa hơn; văn hóa truyền thống Ấn Độ vẫn được truyền bá, phát triển rộng khắp Ấn Độ và ảnh hưởng ra bên ngoài.
  • Cuộc khởi nghĩa làm cho nhà Minh sụp đổ do ai lãnh đạo? A. Trần Thắng - Ngô Quang B. Chu Nguyên Chương C. Lý Tự Thành D. Triệu Khuông Dẫn
  • Ở Tây Âu thời trung đại, hoạt động kinh tế tại các thành thị có điểm gì khác biệt so với lãnh địa phong kiến? A. Hàng hóa được trao đổi, mua bán tự do. B. Không có sự trao đổi, mua bán hàng hóa với bên ngoài. C. Hoạt động kinh tế mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc. D. Sản xuất nông nghiệp gắn bó chặt chẽ với sản xuất thủ công nghiệp.
  • Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội phương Đông cổ đại là mâu thuẫn giữa các giai cấp nào? A. Địa chủ với nông dân B. Quý tộc với nông dân công xã C. Vua với nông dân công xã. D. Quý tộc với nô lệ

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 10 hay nhất

xem thêm

Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam , Văn lang rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam ta , nước Văn Lang đã có những người anh hùng xây dựng nước và bảo vệ

Nếu như bạn đang muốn nghiên cứu và tìm hiểu các tài liệu về lịch sử dân tộc. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin giúp bạn có thêm kiến thức về sự ra đời của nhà nước Văn Lang Âu Lạc

1. Sự giải thể của công xã thị tộc và sự ra đời của công xã nông thôn

Công xã nông thôn là một hình thái xã hội xuất hiện phổ biến vào giai đoạn tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ và quá độ sang xã hội có giai cấp.

Vào khoảng các thế kỉ VIII – VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển.

Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.

Những xóm làng đó dựa trên cơ sở công xã nông thôn. Một công xã bao gồm một số gia đình sống trên cùng một khu vực, trong đó quan hệ huyết thống vẫn được bảo tồn trong công xã bên cạnh quan hệ địa vực [láng giềng].
Sự ra đời của công xã nông thôn là một trong những tiền đề cho sự hình thành quốc gia và nhà nước.

Sự ra đời của nhà nước Văn Lang

Bên cạnh đó, nhân tố thủy lợi và tự vệ cũng đã đóng vai trò rất quan trọng đưa đến sự hình thành lãnh thổ chung và tổ chức nhà nước đầu tiên vào thời Đông Sơn. Từ trong cuộc đấu tranh để khắc phục những trở ngại của thiên nhiên [mưa nguồn, nước lũ, bão tố, phong ba, hạn hán] đòi hỏi mọi thành viên không phải chỉ có trong từng công xã, mà nhiều công xã phải liên kết với nhau để tiến hành các công trình tưới, tiêu nước, đảm bảo cho sự phát triển một nền kinh tế mà nông nghiệp trồng lúa nước là chủ đạo.

Nước ta lại ở vào vị trí chiến lược của vùng Đông Nam Á, nằm trên các đầu mối giao thông thủy bộ quan trọng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây như một đầu cầu từ biển cả tiến vào đất liền. Đây cũng là nơi giao lưu kinh tế, văn hóa thuận lợi và cũng là nơi xảy ra nhiều đụng độ và nhiều mối đe dọa ngoại xâm. Yêu cầu liên kết, thống nhất lực lượng để tự vệ cũng không kém phần cấp thiết như yêu cầu liên kết để đấu tranh chống những trở ngại của thiên nhiên.

Đòi hỏi cần có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân quản lý kinh tế, giao thông, giúp dân làng làm ăn, chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng [làm thủy lợi].

Do đó cần đến sự liên minh và hợp nhất của nhiều bộ lạc lớn với nhau [mà sử cũ gọi là 15 bộ] thành một lãnh thổ chung do bộ lạc Văn Lang làm trung tâm. Liên minh bộ lạc Văn Lang là ngưỡng cửa của một quốc gia đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

Từ các đơn vị cộng cư của một xã hội nguyên thủy, bộ lạc đã hình thành các đơn vị hành chính [bộ] của một quốc gia cùng với sự hình thành lãnh thổ chung và một tổ chức chung để quản lý và điều hành xã hội.

Sự ra đời nhà nước Văn Lang

➤ Xem thêm: Tìm hiểu sự ra đời của đảng cộng sản Việt Nam và ý nghĩa lịch sử của sự kiện này

2. Sự ra đời của nhà nước Văn Lang Âu Lạc

Sơ bộ phác hoạ cấu trúc của nhà nước thời Hùng Vương theo hệ thống 3 cấp của bộ máy cai trị tương ứng với 3 cấp quan chức. Đứng đầu nước Văn Lang là Hùng Vương. Ngôi Hùng Vương cha truyền con nối. Hùng Vương đồng thời là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo.

Dưới Hùng Vương và giúp việc cho Hùng Vương có các lạc hầu, lạc tướng. Lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các bộ. Nước Văn Lang có 15 bộ [trước là 15 bộ lạc]. Lạc tướng [trước đó là tù trưởng] cũng thế tập cha truyền con nối, còn gọi là phụ đạo, bố tướng. Dưới bộ là các công xã nông thôn [bấy giờ có tên ghi là kẻ, chạ, chiềng]. Đứng đầu kẻ, chạ, chiềng là các bồ chính [có nghĩa là già làng]. Bên cạnh bồ chính có lẽ còn có một nhóm người hình thành một tổ chức có chức năng như một hội đồng công xã để tham gia điều hành công việc của công xã nông thôn. Mỗi công xã có nơi trung tâm hội họp, sinh hoạt cộng đồng, thường là một ngôi nhà công cộng.

Căn cứ vào lời tâu của Mã Viện lên vua nhà Hán về tình hình Âu Lạc trước khi nhà Hán xâm lược và đô hộ nước ta, có thể nghĩ rằng, bấy giờ nhà nước Văn Lang đã có pháp luật để điều hành xã hội. Sách Hậu Hán thư viết “luật Việt” khác luật Hán hơn mười việc”. Có lẽ “luật Việt” mà Mã Viện dùng là một thứ luật tục. Sử sách thường ghi cư dân nước ta bấy giờ là người Lạc Việt và quốc hiệu là Văn Lang do vua Hùng đặt.

Sự ra đời của nhà nước Văn Lang

Đại việt sử lược ghi rằng: Đến đời Trang Vương nhà Chu [696-682 tr.CN] ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang. Việt Vương Câu Tiễn [505-462 tr.CN] cho người đến dụ hàng nhưng Hùng Vương không theo.

Dựa vào các tài liệu và những thành tựu nghiên cứu về thời đại Hùng Vương hiện nay, có thể đoán định có cơ sở rằng thời điểm ra đời của nước Văn Lang với tư cách là một nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ VII-VI tr.CN [ở giai đoạn Đông Sơn].

Sự ra đời của nước Văn Lang dù còn sơ khai và có phần sớm khi trong xã hội phân hóa chưa sâu sắc [như do tác động mạnh mẽ của yêu cầu thuỷ lợi và chống ngoại xâm thúc đẩy cho sự ra đời sớm] nhưng đã đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ có ý nghĩa thời đại của lịch sử Việt Nam- mở đầu thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc.

Trên đây là sơ lược khát quát về sự ra đời của nhà nước Văn Lang Âu Lạc. Hy vọng rằng đã cung cấp những thông tin tham khảo hữu ích cho bạn đọc.