Việt Nam có bảo nhiều nhà máy lọc dầu

Dự án bất động sản của các ngân hàng trên 'đất vàng' quận 1 giờ ra sao?

9 giờ

BIDV, Eximbank có dự án trên "đất vàng" quận 1 nhưng chưa triển khai nhiều năm nay.

Cả nước hiện có gần chục dự án lọc hóa dầu với tổng công suất trên 60 triệu tấn/năm đang được đầu tư và xin cấp phép đầu tư.

Công suất lọc dầu của nước này vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước, có nghĩa là nước này phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu xăng, dầu diesel, nhiên liệu máy bay và các sản phẩm dầu mỏ khác.

Các nhà máy lọc dầu ở việt nam – Danh sách các nhà máy lọc dầu ở việt nam

Việt Nam có bảo nhiều nhà máy lọc dầu

Nhà máy lọc dầu lớn nhất việt nam

Vào chiều ngày 23/12, nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn – lớn nhất Việt Nam đã đi vào vận hành thương mại. Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn tại tỉnh Thanh Hoá được đầu tư bởi 4 đối tác là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, công ty Idenmitsu Kosan của Nhật Bản, công ty Hoá chất Mitsui, Tập đoàn dầu mỏ Kuwait.

Nhà máy lọc dầu vũng tàu

Tên dự án: Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn

Địa điểm xây dựng: xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Quy mô: tổng diện tích 850ha, gồm Nhà máy Lọc dầu số 3 (810ha) và Kho ngầm chứa xăng dầu (40ha)

Nhà máy lọc dầu cát lái

Nhà máy Dầu nhờn Cát lái nằm trong khu công nghiệp Cát Lái, gần trục đường 25B của Tân Cảng Sài Gòn, đường thủy nhập tàu biển với cầu cảng lên tới 25,000 DWT trên sông Đồng Nai. Công suất 25,000 tấn/năm, được công nhận phù hợp tiêu chuẩn Quản lý chất lượng ISO 9001:2015.

990 Nguyễn Thị Định, P.Thạnh Mỹ Lợi, Q 2, Tp.HCM

Hotline: 1900 0104

Nhà máy lọc dầu vũng rô

Công ty TNHH Dầu Khí Vũng Rô (‘VRP’) là một công ty dầu khí tư nhân có trụ sở tại Việt Nam với mục tiêu giới thiệu các sản phẩm dầu mỏ và hoá dầu có chất lượng toàn cầu cao cấp nhất.

Tag: mấy dung quốc nhơn hội tuyển dụng nghi 2019 tiên

Giá xăng dầu liên tục tăng thời gian qua đang ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hoá và đời sống của người dân. Thời điểm hiện tại, giá xăng đã tăng kỷ lục, tiến sát mốc 27.000 đồng/l. Đặc biệt, xung đột giữa Nga và Ukraine cũng dấy lên những lo ngại về nguồn cung xăng dầu.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vừa diễn ra chiều 3/3, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đã thông tin về nguồn cung mặt hàng này. Theo đó, nguồn cung sản xuất trong nước hiện đáp ứng được từ 70% đến 75%, thậm chí có thời gian lên tới 80%. Chủ yếu nguồn cung từ hai nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (chiếm 35% đến 40%), Bình Sơn (khoảng 35%).

Trong thời gian vừa qua, theo báo cáo, nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn gặp khó khăn về tài chính và một số khó khăn nội tại. Từ đầu tháng 1/2022, nhà máy Nghi Sơn đã phải giảm công suất, lần đầu xuống 90%, sau đó xuống còn 80%, hiện nay chỉ còn 55-60% công suất thực hiện. Vì vậy, việc giao hàng cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (các hợp đồng đã được ký kết) giảm so với thỏa thuận giữa 2 bên.

Đến tháng 2/2022, nguồn cung từ nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn giảm 43%, theo kế hoạch giao 680.000 m3, nhưng thực tế chỉ giao được 390.000m3. Tương tự như vậy, tháng 3/2022, theo kế hoạch giao 680.000m3 nhưng thực tế giao hàng chỉ có 540.000 m3 (giao được 80%, giảm 20%).

Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn cam kết đầu tháng 4/2022 hoạt động 100% công suất. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có thông báo chính thức.

Việt Nam có bảo nhiều nhà máy lọc dầu


Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đang gặp khó khăn tài chính, khó khăn nội tại nên không đảm bảo công suất.

Đối với nhà máy lọc dầu Bình Sơn đã được chỉ đạo tăng công suất (ở mức cho phép) để bù vào sự thiếu hụt của nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, từ 100% lên 103%, từ ngày 7/2 lên tới 105%. Tuy nhiên, mức tăng của nhà máy Bình Sơn chỉ tương đương 28.000 m3, chưa đủ bù lượng thiếu hụt do nhà máy Nghi Sơn giảm công suất.

Tuy nhiên, Thứ trưởng nhấn mạnh, hệ thống xăng dầu hiện có nhiều doanh nghiệp đầu mối, đảm bảo đủ, bất cứ một doanh nghiệp, một người dân đến đều mua được xăng dầu. Ở toàn miền Bắc, miền Trung là không thiếu, và chỉ có vài tỉnh phía Nam gần biên giới, cá biệt ở Thành phố Hồ Chí Minh thiếu hụt cục bộ. Do đó, nguồn cung xăng dầu ở một số nơi cục bộ có khan hiếm chứ chưa nói là thiếu.

Từ đầu tháng 1/2022, Bộ Công Thương và Bộ Tài Chính chỉ đạo cho doanh nghiệp đầu mối tăng cường nhập khẩu để bù đắp vào lượng thiếu hụt, cộng với lượng dự trữ thì trong tháng 3/2022 cơ bản đáp ứng được.

Tại họp báo, Thứ trưởng Bộ Công thương cũng cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ về nguồn vốn, thủ tục cho các doanh nghiệp được phép nhập khẩu xăng dầu được nhanh nhất và thuận lợi nhất.

"Về phía Bộ Công Thương, Bộ trưởng đã thống nhất 2 ngày/lần, tổ công tác điều hành giá sẽ ngồi bàn họp với nhau trao đổi về việc có cần thiết phải báo cáo Chính phủ xem xét quyết định thay đổi giá sớm hơn so với quy định hay không", Thứ trưởng Đỗ Hải Thắng nói.

Hoàng Thuỳ

Đó là nội dung được Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề cập tới trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phục vụ phiên chất vấn ngày 16/3.

Theo Bộ trưởng, Bộ Công Thương đã làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hôm 22/2, thống nhất trước mắt "kịch bản điều hành nguồn cung xăng dầu quý II năm nay cho thị trường trong nước không bao gồm nguồn cung từ nhà máy lọc dầu Nghi Sơn".

Sau đó, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết định số 242 giao bổ sung hạn mức xăng dầu nhập khẩu cho 10 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu để bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ sản xuất trong nước (không tính nguồn cung từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn) để đảm bảo đủ xăng dầu cung ứng cho thị trường nội địa trong quý II năm nay.

Việt Nam có bảo nhiều nhà máy lọc dầu

Một cửa hàng thông báo hết xăng (Ảnh: N.M).

Hiện nay Việt Nam có 2 nhà máy lọc dầu là Nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) với công suất thiết kế 6,5 triệu tấn dầu thô/năm và Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn thuộc Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn với công suất thiết kế 10 triệu tấn dầu thô/năm.

2 nhà máy này cung cấp khoảng 70-75% nhu cầu xăng, dầu trong nước (trong đó nguồn từ Nghi Sơn chiếm 35-40%, còn từ Bình Sơn khoảng 35%).

Bộ trưởng Công Thương cho biết, từ đầu tháng 1 và 2 năm nay do nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cắt giảm sản lượng sản xuất xuống mức 55-80% công suất và có thời gian gặp sự cố kỹ thuật nên phải ngừng sản xuất do vậy đã không bảo đảm việc cung cấp xăng dầu cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo các hợp đồng đã ký, ảnh hưởng đến nguồn cung trong nước.

Về nguyên nhân, lãnh đạo Bộ cho biết do nhà máy Nghi Sơn gặp khó khăn về tài chính và một số vấn đề nội tại nên không có kinh phí nhập dầu thô để sản xuất xăng dầu thành phẩm.

Đáng lưu ý, sang tháng 3, lượng cung xăng dầu cho thị trường từ nguồn trong nước vẫn thấp so với các tháng thông thường do lượng cung ứng xăng dầu từ sản xuất trong nước tiếp tục giảm (do nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn vẫn tiếp tục giảm công suất).

Bộ Công Thương dự kiến tháng 3 giảm so với kế hoạch 20%, chỉ cung cấp được khoảng 80% kế hoạch theo tháng (kế hoạch giao 680.000 m3 nhưng dự kiến giao hàng là 556.000 m3 trong đó xăng giảm 5%, dầu giảm 30%).

Tuy nhiên, vì có tồn kho từ tháng 2 năm nay chuyển sang cùng với việc các thương nhân đầu mối tiếp tục nhập khẩu xăng dầu để bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ sản xuất trong nước nên tháng 3 nguồn cung cho xăng dầu trong nước sẽ cơ bản được đáp ứng đủ, lãnh đạo Bộ Công Thương thông tin.

Bộ trưởng Công Thương cũng cho biết, trên thị trường thế giới, từ đầu năm đến nay, tình hình địa chính trị phức tạp và có nhiều bất ổn, đặc biệt là xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine là 2 nước cung cấp dầu, khí đốt lớn của thế giới đã ảnh hưởng đến nguồn cung và giá xăng dầu tăng đã ảnh hưởng đến thị trường trong nước.

Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc nhập khẩu xăng dầu, Bộ Công Thương cho biết đã và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương liên quan, bám sát diễn biến của thị trường xăng dầu thế giới để có biện pháp điều hành phù hợp (trong điều hành giá xăng dầu trong nước và các biện pháp tạo điều kiện về nhập khẩu như mở hạn mức tín dụng, thủ tục hải quan...) nhằm bảo đảm duy trì nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.

Người đứng đầu Bộ Công Thương khẳng định nguồn cung thị trường xăng dầu trong nước thời gian tới sẽ cơ bản được đảm bảo, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước của doanh nghiệp và người dân.