Ý nghĩa của phong trào vườn nhà xanh sạch đẹp

Mô hình “ngôi nhà xanh” là ý tưởng đang được các cấp hội phụ nữ ở Hà Tĩnh triển khai hiệu quả nhằm thu gom phế liệu, góp phần bảo vệ môi trường và gây quỹ, giúp hội viên khó khăn.

Các ngôi nhà được thiết kế bằng khung thép chắc chắn, lợp mái tôn, bọc lưới sắt xung quanh, thường được đặt tại các địa điểm công cộng để tiện cho người dân bỏ phế liệu.

Năm 2018, Hội LHPN xã Sơn Châu được chọn làm điểm để xây dựng mô hình thu gom phế liệu gây quỹ của Hội LHPN huyện Hương Sơn. Sau khi triển khai hiệu quả tại một số chi hội, đầu năm 2021, Hội LHPN xã đã nhân rộng ra 6 chi hội trong xã với tên gọi là mô hình “ngôi nhà xanh”.

Ý nghĩa của phong trào vườn nhà xanh sạch đẹp

Phế liệu được phụ nữ Sơn Châu tận dụng làm chậu hoa, thiết kế hàng rào xanh.

Từ đó đến nay, cứ đều đặn vào sáng chủ nhật tuần thứ 2 trong tháng, các chi hội sẽ ra quân tổng vệ sinh, thu gom phế liệu để đóng góp cho các “ngôi nhà xanh”. Công việc này được triển khai gắn với việc phân loại rác thải tại nguồn nên các chi hội ở Sơn Châu khá thuận lợi trong thu gom.

Chủ tịch Hội LHPN xã Sơn Châu Nguyễn Thị Hương Giang cho biết: “Tính đến nay, số tiền thu được từ việc bán phế liệu là gần 30 triệu đồng. Chúng tôi dùng để thăm hỏi hội viên khi ốm đau, hỗ trợ mô hình sinh kế cho hội viên nghèo; xây hố ủ phân vi sinh, hỗ trợ mua cây giống làm hàng rào xanh, vẽ bích họa đường trục thôn...”.

Ý nghĩa của phong trào vườn nhà xanh sạch đẹp

Những con đường bích họa được hoàn thành bằng nguồn kinh phí thu từ việc bán phế liệu.

Đến nay, các chi hội đã hỗ trợ được 6 mô hình sinh kế (mỗi mô hình 50 con gà giống, 30 kg cám và thuốc thú y); hàng trăm mét đường hoa, bích họa; hàng chục hố ủ phân vi sinh...

Chị Nguyễn Thị Hồng - hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Tháp Sơn, xã Sơn Châu chia sẻ: “Sau 4 tháng được chi hội hỗ trợ gà và thức ăn, tôi đã xuất bán lứa đầu tiên thu được hơn 10 triệu đồng, góp phần tăng thu nhập cho gia đình”.

Ý nghĩa của phong trào vườn nhà xanh sạch đẹp

Từ nguồn thu gom phế liệu, Hội LHPN xã Sơn Châu hỗ trợ được 6 mô hình sinh kế cho hội viên khó khăn.

Dù thành lập chưa lâu, nhưng với cách làm sáng tạo, mô hình “ngôi nhà xanh” của Hội LHPN phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh) cũng đã phát huy được hiệu quả.

Chủ tịch Hội LHPN phường Đại Nài Dương Thị Hiền cho biết: “Các hội viên tham gia rất tích cực, có ý thức thu gom phế liệu mọi lúc, mọi nơi và mang về tập kết ở thùng tiết kiệm sinh thái. Hội LHPN xã cũng đặt vấn đề với các chủ công trình xây dựng nhà ở trên địa bàn để thu gom; bán phế liệu trực tiếp cho các cơ sở thu mua... Nhờ đó, chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng triển khai, hội đã thu được gần 4,5 triệu đồng, đóng góp vào quỹ hội”.

Ý nghĩa của phong trào vườn nhà xanh sạch đẹp

Phụ nữ phường Đại Nài tích cực hưởng ứng thu gom phế liệu gây quỹ.

Không chỉ gây quỹ cho hoạt động của hội, mô hình này còn góp phần tuyên truyền nâng cao ý thức cho chị em trong thực hiện tiêu chí “3 sạch”, tạo thói quen phân loại rác thải tại nguồn. Tại huyện Kỳ Anh, 6 mô hình thu gom phế liệu cũng đã được triển khai tại xã Kỳ Xuân, Kỳ Giang, Kỳ Tiến, Kỳ Thư.

Ý nghĩa của phong trào vườn nhà xanh sạch đẹp

Không chỉ gây quỹ, mô hình "ngôi nhà xanh" còn giúp chị em phụ nữ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống. (Trong ảnh: mô hình "ngôi nhà xanh" của chị em phụ nữ huyện Kỳ Anh).

Chị Nguyễn Thị Kim Dung - cán bộ Hội LHPN huyện Kỳ Anh cho biết: “Tuy số tiền thu được của các đơn vị không lớn nhưng từ khi triển khai mô hình này, ý thức thu gom, phân loại rác thải, giữ gìn môi trường sống của chị em hội viên thay đổi rất nhiều, góp phần vào phong trào xây dựng nông thôn mới của địa phương”.

Ý nghĩa của phong trào vườn nhà xanh sạch đẹp

Toàn tỉnh hiện có 115 mô hình "ngôi nhà xanh" hoạt động hiệu quả. Trong ảnh: Phụ nữ tổ dân phố Phú Nghĩa - thị trấn Lộc Hà ra mắt mô hình "ngôi nhà xanh".

Nhận thấy hiệu quả của mô hình, nhiều địa phương cũng đã triển khai, thu hút đông đảo chị em tham gia. Toàn tỉnh hiện có 115 mô hình “ngôi nhà xanh” thu gom phế liệu, tạo nguồn thu ổn định cho các cấp hội hoạt động.

Với phương châm “việc làm nhỏ, tác động lớn”, mô hình đang góp phần bảo vệ môi trường, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động hội; đồng thời, là phần việc ý nghĩa chào mừng đại hội phụ nữ các cấp.

Minh Khánh

Minh Khánh

Đến Trường Tiểu học Giao Hải (Giao Thủy) cảm nhận đầu tiên của chúng tôi là không gian trường học trong lành, khuôn viên nhà trường khang trang, sạch, đẹp, thân thiện. Có được không gian đó, những năm qua, nhà trường đã tích cực đẩy mạnh xây dựng trường lớp theo hướng “xanh - sạch - đẹp - an toàn”. Toàn bộ cây xanh, cây bóng mát, cây cảnh, khóm hoa, các thảm cỏ quanh các gốc cây luôn được chăm sóc, tưới nước, bón phân, nhặt cỏ… của giáo viên và học sinh. Các lớp được phân công trồng cây cảnh, cây hoa trong các chậu, các lẵng được đặt, treo trong và ngoài hành lang các lớp. Đặc biệt khu vườn trường trồng nhiều loại cây, loại hoa, cây thuốc nam… nhằm giới thiệu đến học sinh tác dụng của các loại cây thuốc quý giúp ích cho việc chữa bệnh… Việc trồng nhiều loại cây còn giúp học sinh có không gian thoải mái để đọc sách, thư giãn, trao đổi kinh nghiệm học tập, tạo cảm giác gần gũi thân thiện cho các em khi đến trường đến lớp, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường; qua đó hình thành năng lực, phẩm chất cho các em.

Ý nghĩa của phong trào vườn nhà xanh sạch đẹp
Học sinh Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (TP Nam Định) chăm sóc cây xanh trong hành lang lớp học.

Những năm qua, phong trào xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn đã tạo môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, hấp dẫn đối với học sinh, giúp các em càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè. Nhiều ngôi trường đã để lại những kỷ niệm đẹp trong lòng học sinh bởi những lối đi dưới hàng cây râm mát, những bồn hoa, thảm cỏ xanh tươi nhìn ra từ cửa sổ lớp học mỗi ngày. Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh ý thức, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường và tạo sự lan tỏa đến môi trường gia đình cộng đồng các em đang sống, đồng thời góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh cho thế hệ trẻ ngay từ lứa tuổi học đường. Đây còn là một trong những nội dung quan trọng của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đến nay ở hầu hết các trường tiểu học trong tỉnh đã tạo được môi trường xanh và sạch, có cảnh quan hài hòa và tính thẩm mỹ trong mô hình kiến trúc tổng thể, đảm bảo sự phát triển bền vững trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất cảnh quan môi trường. Cây xanh và cây bóng mát, bồn hoa, vệ sinh môi trường và các hoạt động bảo đảm môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp là những tiêu chí cơ bản để các nhà trường hướng tới xây dựng phong trào. Bên cạnh đó, nội dung “đẹp” còn được thể hiện qua các yêu cầu và quy định về an toàn: Phòng chống học sinh đánh nhau, phòng chống điện giật, tai nạn giao thông, cháy nổ; phòng chống ngộ độc, đuối nước, té ngã; độ cao bàn ghế phù hợp và phòng học đủ ánh sáng để giảm thiểu bệnh cong vẹo cột sống và cận thị cho học sinh… Ở bậc tiểu học, việc xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn được cụ thể hóa dựa trên 3 mảng và 11 tiêu chí để các nhà trường xây dựng trường học đạt chuẩn. Đến nay, bậc tiểu học đã có gần 250 trường đạt chuẩn xanh - sạch - đẹp - an toàn. Các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Trực Ninh có 100% số trường được công nhận đạt chuẩn xanh - sạch - đẹp - an toàn. Để thực hiện tốt phong trào, công tác xã hội hóa giáo dục đã huy động được sự góp công, góp của của các bậc cha mẹ học sinh, để các nhà trường xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn. Nhiều trường học đã nhận được hàng trăm ngày công, hàng chục cây xanh, cây cảnh, ghế đá của cha mẹ học sinh góp tặng. Hằng năm, Sở GD và ĐT đã chỉ đạo các phòng GD và ĐT phổ biến những văn bản chỉ đạo về giáo dục môi trường và trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn, đồng thời kết hợp nhiều hình thức kiểm tra đánh giá đối với các trường và đưa vào tiêu chí thi đua từng năm học. Nhiều địa phương đã dành một khoản kinh phí nhất định hằng năm để các trường triển khai các hoạt động xanh - sạch - đẹp - an toàn. Trong quá trình thực hiện phong trào các nhà trường đã kết hợp chặt chẽ, đồng bộ các nội dung như: cung cấp cho học sinh và giáo viên kiến thức cơ bản về môi trường, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, tác động tích cực và tiêu cực của môi trường đến đời sống con người; giáo viên và học sinh có ý thức xây dựng mỗi trường học là một môi trường xanh - sạch - đẹp... Bên cạnh đó, các nhà trường đã giao cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên làm công tác Đội hướng dẫn, hỗ trợ giúp học sinh tự nhận thấy việc xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn là hoạt động bổ ích, từ đó giúp các em tự thảo luận, đề xuất và chủ động tham gia. Thực tế, ở các nhà trường khi xây dựng phong trào đã lôi cuốn được học sinh tham gia vào các công việc như quét dọn vệ sinh trường lớp, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh và được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của trường để tạo ra các sản phẩm về giáo dục môi trường như tranh vẽ, bài viết, ảnh chụp, sưu tầm, nói chuyện chuyên đề… Và khi học sinh thật sự có ý thức, hành vi và thói quen đúng đối với môi trường học đường, các em sẽ biết giữ gìn bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp ở chính nơi các em học tập.

Phát huy kết quả đạt được trong phong trào, năm học 2017-2018, ngành GD và ĐT tiếp tục chỉ đạo việc thực hiện xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn, đồng thời xã hội hóa công tác này để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện./.

Bài và ảnh: Hồng Minh