Câu ca dao tục ngữ Cái nết đánh chết cái đẹp nói lên phẩm chất đạo đức gì

Top những bài làm văn bình luận về câu nói ” cái nết đánh chết cái đẹp” hay nhất của các bạn học sinh giỏi đạt điểm cao.Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn bình luận về câu nói thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt và đạt được kết quả cao.

Một người con gái xinh đẹp, lại hiền lành đi đâu cũng được mọi người yêu quý và muốn ở cùng. Sắc đẹp và tính nết luôn đi đồng hành với nhau, có những người rất đẹp nhưng tính nết lại xấu, người xấu lại có tính nết rất tốt, vì vậy nhân dân ta bao đời nay có câu tục ngữ: “ cái nết đánh chết cái đẹp”, cứ sống đẹp tâm hồn nó còn đẹp gấp trăm nghìn lần cái đẹp hình thức.

Câu ca dao tục ngữ Cái nết đánh chết cái đẹp nói lên phẩm chất đạo đức gì

bình luận về câu nói ” cái nết đánh chết cái đẹp”

“Cái nết” là đức hạnh, tư tưởng, suy nghĩ và tâm tư tình cảm bên trong của con người mà ta không thể nhìn thấy được nếu chỉ lần đầu gặp mặt. “ Cái đẹp “ là hình thức bên ngoài, thu hút người khác bằng ánh mắt ngay từ lần đầu tiên, mỗi người có một nét đẹp bên ngoài riêng. “ Cái nết đánh chết cái đẹp” ý muốn nói đến tính nết tốt sẽ đánh chết được cái đẹp bên ngoài. Nó là bài học nhắc nhở rằng đao đức là cái gốc của con người, sống có đạo đức mới đáng sống, những người vô đạo đức không có nhân cách và không đáng được coi trọng. Đạo đức, cái bên trong con người được coi trọng hơn cái đẹp hình thức.

Cậu tục ngữ rất hay và đúng đắn. Con người luôn tồn tại hai mặt là ý thức và ngoại hình, nét đẹp đó tự nhiên, do quần áo, hoặc do cách trang điểm. Có người rất xinh đẹp, đáng yêu nhưng sống rất ích kỉ, có người xấu nhưng sống rất tốt. Có người có cả hai vừa xinh đẹp lại vừa thân thiện, hoà đồng, tốt bụng.

Một hotboy hay một cô nàng đẹp có vẻ bề ngoài thu hút mọi ánh nhìn, làm nhiều người rung động nhưng cái nết xấu, luôn ích kỉ, khó chịu, bắt nạt người khác, nói ra những lời độc địa xấu xa thì những người xung quanh chỉ yêu quý lúc ban đầu thôi, sau đó rồi họ cũng ghét bỏ. Vì không ai yêu thương hay muốn ở cùng những người như vậy cả. Có đẹp thì cũng chỉ lừa được người khác ở lần đầu mà thôi, người ta cần là tính cách về lâu dài.

Một cô bé xấu xí, không biết cách ăn diện, không biết trang điểm đẹp lúc đầu gặp mọi người không có thiện cảm nhiều, nhưng lại luôn sống tốt,  giúp đỡ mọi người dần dần càng nhiều người yêu quý hơn. Ai sinh ra chẳng muốn mình đẹp, nhưng đâu phải ai cũng có thể lựa chọn nhan sắc cho mình. Xấu thì đã sao, xấu mà sống tốt đáng quý hơn bao nhiêu người. Nó càng làm sáng tỏ hơn “ cái nết đánh chết cái đẹp”.

Không chỉ riêng con người mà đồ vật xung quanh ta câu nói này cũng rất đúng. Khi bạn mua một cái tủ hay một đồ dùng gì đó trong gia đình đương nhiên đồ đẹp sẽ dễ bắt mắt, ai cũng thích nhưng chất lượng mới là cái thật sự ta cần. Chất lượng là quá trình khi sử dụng nó mới bộc lộ ra cái, tốt,  có bền hay không,  có hoạt động tốt như quảng cáo hay không. Ai cũng muốn mua cái mà vừa đẹp vừa chất lượng, như vậy coi như là hoàn hảo. Nhưng nếu nó không đáp ứng được cả hai, ai cũng sẽ chọn chất lượng trước rồi mới xem hình dáng nó như thế nào. Nếu mua một đồ đẹp, nhưng chất lượng kém thì vài ngày nó lại hỏng, lại trục trặc chỉ làm thiệt hại về kinh tế và thời gian của bạn thôi. Nhìn cũ kĩ, lỗi mốt nhưng hoạt động bền thì ai cũng thích.

Câu tục ngữ như một lời răn dạy con người ta không nên vì quá coi trọng hình thức mà bỏ quên đi cái đẹp tâm hồn. Cũng như ai đó đừng vì mình xấu mà tự ti về bản thân, nên tu luyện cho cái nết trước rồi mới nghĩ đến cái đẹp.

Nhưng có rất nhiều điểm bất cập trong câu tục ngữ này. Cái nết đúng là đáng coi trọng thật, nhưng từ xưa đến nay trong các câu truyện lịch sử, cái đẹp luôn chiếm ưu thế, người phụ nữ đẹp luôn chiếm được trái tim của quân tử. Người xấu luôn có thân phận thấp, không ai tin tưởng và chịu rất nhiều đắng cay mới có người đồng cảm. Những người có tính nết tốt, nhưng không được đẹp, bị mọi người xa lánh, có thể là rất lâu sau, sau bao lâu tiếp xúc mới phát hiện ra điểm tốt mọi người mới chan hoà kết bạn cùng. Có rất nhiều người lúc đầu rất thân thiện, chính vì việc coi trọng cái đẹp nên họ đã thay đổi sống ích kỉ hơn. Trong cuộc sống của chúng ta nết là rất quan trọng và đáng quý nhưng mỗi người hãy tự làm mình xinh đẹp hơn. Nhất là phụ nữ, dù có lí do gì cũng phải đẹp trước đã, không ai muốn nhìn một người xấu xuốt được. Ra đường là phải luôn xinh đẹp, và quan đáng quý hơn là bạn lại chan hoà và tốt tính. Đừng trách ôn trời là sinh ra bạn đã xấu, vì vốn dĩ không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp. Các em học sinh đi học,ngoài việc tu luyện khả năng đạo đức thì luôn tao cho mình phong thái tự tin, luôn chăm sóc bề ngoài quần áo chỉnh tề, sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng.

Câu tục ngữ: “ cái nết đánh chết cái đẹp” là câu tục ngữ hay và ý nghĩa, như bài học nhắc nhở mỗi chúng ta ngoài việc chăm sóc bề ngoài thì cần tu dưỡng đao đức bên trong để trở thành con người hoàn hảo ven đức, vẹn sắc.

Nói về nhan sắc và đức hạnh trong mối quan hệ của con người, nhân dân ta có câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Chúng ta cần hiểu và quan niệm thế nào cho đúng về câu tục ngữ trên?

Bằng hình thức nhân hóa, câu lục ngữ khẳng định “Cái nết đánh chết cái đẹp”. “Cái nết” là tính nết, đức hạnh, tư tưởng, tình cảm của con người. “Nết” ở đây là nết xấu, tính xấu cho nên có thể “đánh chết” làm hại đến nhan sắc, cái đẹp hình thức bên ngoài cửa mỗi người.

Câu tục ngữ bao hàm một nghĩa rộng, nó nêu lên một bài học, một nhận xét sấu sắc. Đạo đức là cái gốc của con người. Người vô đạo đức là con người không có nhân cách. Đức hạnh được coi trọng hơn nhan sắc. Nội dung là cơ bản, nội dung quyết định hình thức.

Câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Con người được biểu hiện ở hai mặt: tâm hồn và dung nhan. Dung nhan là ngoại hình, diện mạo, thể chất, nhan sắc,… Có người đẹp tâm hồn. Có người nhan sắc đẹp. Có người vừa đẹp nết vừa đẹp người.

Con người dù có đẹp về nhan sắc, áo quần có sang trọng, trang điểm son phấn xinh tươi nhưng cái nết lại xấu, nghĩa là lười biếng, thô lỗ, tục tằn trong giao tiếp, ích kỉ, tham lam, bất hiếu với cha mẹ, bất nghĩa với nhân dân, v.v… thì tất sẽ bị mọi người cười chê, xa lánh. Sắc đẹp của hạng người ấy chẳng mang lại danh giá vì ác thay “Cái nết đánh chết cái đẹp”.

Ngược lại, nếu một người không có sắc đẹp nhưng lại có đạo đức tốt, nhan cách đẹp tất sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy.

Đồ vật cũng vậy, hình thức choáng lộn bên ngoài không thể nào che đậy được thực chất bên trong. Giá trị sử dụng của đồ vật là ở sự lâu bền, tiện lợi, tính hiệu quả của nó đối với cuộc sống của con người, đâu phải ở chỗ nước sơn, nước mạ bóng lộn. Qua đó ta càng thấy ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp”.

Câu tục ngữ trên còn chứa đựng một triết lí sâu sắc: Nội dung quyết định hình thức, nội dung quan trọng hơn hình thức. Vì thế nhân dân ta mới có câu tục ngữ tương tự:

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn,
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”

hoặc:

“Tốt danh hơn lành áo” 

Điều đó nói lên đầu óc thực tế của con người Việt Nam. Nhân dân ta rất biết thưởng thức cái đẹp, nhưng nếu chỉ là cái đẹp bề ngoài mà nội dung không ra gì thì họ rất ghét, chẳng ưa chuộng gì.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu câu tục ngữ trên một cách biện chứng: trong “cái đẹp” đã bao hàm “cái nết”, bao hàm tư tưởng, tình cảm, trí tuệ “đẹp” của con người Các cuộc thi hoa hậu ở nước ta trong những năm qua, những hoa hậu, á hậu, những hoa khôi “nổi danh tài sắc” Bắc Nam là những cô gái có hình thể đẹp, nhan sắc đẹp, trí tuệ và đức hạnh đẹp, tiêu biểu cho sắc đẹp Việt Nam: kiều diễm, duyên dáng. Vì thế, một thanh niên điển trai đức độ, một thiếu nữ sắc nước hương trời nết na … là mẫu người lí tưởng của xã hội.

Cái nết, cái đẹp của người học sinh là vẻ đẹp hình thức và tâm hồn, là đức trí, thể, mĩ được biểu hiện ở gương mặt sáng ngời, thể lực tốt, chăm học, chăm làm ngoan ngoãn, Lễ phép, biết kính thầy mến bạn, giàu tình thương và nhiều mơ ước. Tâm hồn đẹp, trí tuệ đẹp, nhan sắc đẹp là cái đẹp hoàn thiện đáng yêu và trân trọng.

Câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp” cho ta một bài học sâu sắc về trau dồi đạo đức, nhân cách. Nó chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. Gia đình ta, mái trường ta, đất nước ta cần có nhiều người đẹp như Bác Hồ đã nói: “Mỗi người tổt là một bông hoa đẹp. Đất nước ta là cả một vườn hoa đẹp”.

Từ bao giờ đến bây giờ, ca dao tục ngữ luôn có sức đồng cảm mãnh liệt và sâu sắc. Nó ra đời giữa những vui buồn trong cuộc sống của loài người và nó sẽ kết bạn với con người cho đến ngày tận thế. Bởi từ xưa đến nay, những câu thành ngữ, ca dao, tục ngữ mà ông cha ta đã để lại cho thế hệ con cháu vẫn luôn là lời răn dạy giúp con người vươn tới cái chân, thiện, mỹ và tầm cao của giá trị sống. Trong số đó, những câu ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất và đức hạnh luôn là thiết yếu nhất, bởi lẽ phẩn chất và đức hạnh là chuẩn mực cao nhất trong nhân cách của con người:

“Cái nết đánh chết cái đẹp”

Trong mỗi con người đều có cái ác, cái thiện; mặt xấu và mặt đẹp. Không ai là hoàn thiện cả – “Nhân vô thập toàn”. Có người cho rằng: “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Nhưng câu nói ấy chỉ mang tính tương đối mà không hoàn toàn đúng. Một người có cái nết là một người lúc nào cũng hướng về người khác, có hành vi tốt và có đạo đức đẹp (theo quan niệm của Phật giáo). Còn đối với “cái đẹp” ta có thể hiểu rằng “cái đẹp” là hình thức, diện mạo bên ngoài; một người sẽ được cho là đẹp khi những đường nét của người ấy đạt đến sự tối cao của cái được gọi là “sắc đẹp hoàn hảo”.

Cũng như câu nói của Bác: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” thì “Cái nết đánh chết cái đẹp” cũng vậy! Người có nết nhưng không đẹp sẽ là người không được ưa nhìn nhưng luôn được mọi người yêu quý bởi cái nết của mình. Ngược lại, người được tạo hóa ưu ái phú cho nhan sắc kiều diễm nhưng lại không có nết cả bên ngoài lẫn bên trong tâm thức, thì con người này sẽ luôn là tâm điểm của mọi sự chú ý và cứ như thế họ sẽ chẳng đoái hoài gì đến cái nết – một trong những phẩm chất thiết yếu của con người. Với con người như vậy thì hẳn rằng ngoài sự chú ý của người khác đối với mình vì sắc đẹp vốn có của bản thân họ sẽ chẳng nhận được gì cả vì đã tự đánh mất cái nết vốn có của mình.

Theo quan niệm của phương Đông: “Nhân chi sơ tính bổn thiện” – con người từ khi sinh ra thì ai cũng có cái thiện ở trong tâm. Nhưng cái thiện đso có được phát huy trọn vẹn hay không thì còn phụ thuộc vào quá trình tôi rèn nhân phẩm của mỗi chúng ta. Tạo hóa đã tạo ra con người không thập toàn để con người đi theo hai trường phái đối lập: có nết và chẳng ưa nhìn; có sắc và luôn lúng sâu vào những hoa mĩ về ngoài. Nhưng con người vẫn có thể bừng tỉnh khỏi những “hố sâu không đáy” và vươn lên với chính bản thân mình để hướng ý thức, đạo đức của mình vươn tới chân, thiện, mỹ.

Một người có nết và biết làm đẹp cho bản thân của mình thì sẽ là người hoàn hảo, bởi trên đời này, không có người nào là xấu, mà chỉ có người không biết làm đẹp. cũng như thế, một người đã có sẵn ưu thế về sắc đẹp thì chỉ cần bỏ thời gian ra và rèn luyện lại cái nết của mình một cách tự giác thì cũng sẽ trở thành một người thập toàn, thập mĩ và nhận được sự quý mến của nhiều người.

“Cái nết đánh chết cái đẹp”

Câu nói như có vẻ mang tính khẳng định nhưng lại không hẳn là như vậy. Dường như nó chỉ đúng về một phương diện, khía cạnh nào đó. Nhưng nếu xét tổng thể thì có vẻ như câu nói ấy đã bị sai lệch về mặt bản chất. Mỗi con người đều có mặt tốt và mặt xấu ở trong lòng. Vậy ta phải biết làm cho phần tốt nảy nở như hoa mùa xuân và phẩn xấu bị mất dần đi.

Ông cha ta xưa nay thường quan niệm “cái nết đánh chết cái đẹp”, và nhiều đời sau, quan niệm này đã như một lối mòn ăn sâu vào suy nghĩ của bao thế hệ Việt Nam. Thiết nghĩ đã là quan niệm được đúc kết từ ngàn đời, chắc hẳn phải có cái lý riêng của nó. Nhưng giờ đây, bước vào thập niên thứ hai của thế kỉ 21, quan niệm đó có còn đúng?

Hôm nay, tôi sẽ không nói đến những giá trị đúng đắn và trường tồn trong chân lý này, mà thay vào đó, tôi – với tư cách là một nữ sinh thế kỉ mới, sẽ đưa ra những mặt hạn chế, hay nói cách khác, là đã có phần lỗi thời của chân lý này: “Cái nết đánh chết cái đẹp”.

Đừng vội phản bác quan điểm của tôi, mà hãy xem những gì tôi nói trước đã.

“Cái nết đánh chết cái đẹp”. “Cái nết” và “cái đẹp” mà ông cha ta nhắc đến trong câu nói này có lẽ đều có một điểm chung, đó là ám chỉ “vẻ đẹp”, chỉ có điều nếu như “cái nết” là vẻ đẹp bên trong thì “cái đẹp” là nói đến vẻ đẹp bên ngoài mà thôi. Vậy ra vẻ đẹp bên trong, với những giá trị tâm hồn, phẩm hạnh, đạo đức lại có sức mạnh lớn đến nỗi dễ dàng “đánh chết” được sắc đẹp ngoại hình ư?

Tất nhiên ý tứ trong chân lý ấy sâu xa hơn. Là muốn răn dạy con người đừng vì chăm chút hình thức mà bỏ quên giá trị đích thực bên trong, cũng đừng vì bản thân có ngoại hình không bắt mắt mà tự ti, mặc cảm với người khác. Hiểu một cách đơn giản là, ông cha ta muốn truyền đạt rằng: hãy dùng thời gian và công sức của mình đầu tư cho “cái nết”, quan tâm đến “cái nết” trước rồi hẵng chú ý đến “cái đẹp”…

Nhưng như tôi đã nói ở trên, tôi sẽ không đào sâu mặt đúng đắn của câu nói này, mà thay vào đó là chỉ ra những điểm không hợp lý, có phần lỗi thời và không thực tế.

Bạn nghĩ xem, đã nói “Cái nết đánh chết cái đẹp”, sao còn hùng hồn nhắc nhở: “chọn mặt gửi vàng”, rồi cả “nam thanh nữ tú”, “trai tài gái sắc” hay “anh hùng khó qua ải mỹ nhân”? Thế ra “cái nết” lớn lao như vậy mà “cái đẹp” vẫn là cái mang sức mạnh khuynh đảo hơn cả… Làm sao “chọn mặt gửi vàng”? Nếu một người có tính cách thật thà, chất phác nhưng gương mặt lại bặm trợn, đáng sợ hơn cả Chí Phèo, tôi không nghĩ là bạn sẽ đủ can đảm “gửi vàng” cho họ đâu, nhìn người ta giống xã hội đen thế cơ mà… Lại nói “anh hùng khó qua ải mỹ nhân”, “mỹ nhân” ở đây chẳng phải chính là những cô gái có nhan sắc hay sao? Tất nhiên, tất nhiên, cũng không thiếu những cô gái nhan sắc bình thường vẫn khiến bao “anh hùng” phải chao đảo. Nhưng ngẫm mà xem, dù là trong lịch sử hay cuộc sống hiện đại, những mỹ nhân có nhan sắc tuyệt thế mới là nguyên nhân gây ra sóng to gió lớn, khuynh đảo chính trường. Còn các thục nữ đoan trang, dịu dàng yểu điệu, có bản lĩnh đó chăng?

Tôi sẽ đưa ra một ví dụ rất đơn giản như thế này. Trong một ngày bạn gặp 2 cô gái. Một người thì giỏi giang, ngoan hiền nhưng nhan sắc bình thường còn một người ngược lại, ngoại hình xinh đẹp nhưng học vấn không bằng người kia. Và nếu chỉ được chọn 1, bạn sẽ làm quen và xin số điện thoại của ai? Ai là người gây ấn tượng đặc biệt đến bạn khi mới chỉ lần đầu gặp mặt? Chắc chắn là cô bạn có nhan sắc. Bởi vì ấn tượng đầu tiên tác động đến suy nghĩ của con người chính là bề ngoài. Nếu không thì tạo hóa đã không cho chúng ta thân thể cân đối này rồi… Vậy trong trường hợp này, là “Cái nết đánh chết cái đẹp”, hay “cái đẹp đè bẹp cái nết” đây?

Dĩ nhiên, sau ấn tượng đầu tiên, sẽ là gặp gỡ, nói chuyện, tìm hiểu nhau, và đến lúc này, “cái nết” mới chính thức chứng tỏ vị thế của mình. Cô gái dù có xinh đẹp đến đâu mà đầu óc rỗng tuếch, ăn nói  bỗ bã lại không có nội tâm thì chắc hẳn ai đụng phải cũng lo chạy trối chết… Giờ đây có lẽ “cái nết đánh chết cái đẹp” thật nhỉ???

Vậy đến cuối cùng là nên ủng hộ “Cái nết đánh chết cái đẹp” hay là “Cái đẹp đè bẹp cái nết” đây? Câu trả lời là không gì cả! Trong thời đại hiện nay, cho dù là “cái nết” hay “cái đẹp” thì người phụ nữ đều phải có, không những thế, để có thể hội nhập vào cuộc sống và sánh vai với Eva các nước, phụ nữ Việt Nam còn phải trang bị cho mình tri thức cũng như rất nhiều những kỹ năng khác. Chẳng phải những cuộc thi nhan sắc lớn như Hoa Khôi, Hoa Hậu,v.v… tiêu chí để chọn ra người đứng đầu luôn là sự song hành của cả “cái nết” và “cái đẹp” đó sao? Nói đến đây sẽ có người than thở: “Tâm hồn, tri thức còn có thể rèn luyện, trau dồi được, chứ nhan sắc vốn là trời ban, nếu chẳng may sinh ra đã không được dễ nhìn thì phải làm sao?” Thưa đúng, nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay, thì đây cũng chỉ là lý thuyết mà thôi. Thế nào là “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”? Thế nào là “Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp”? Chính là chỉ trường hợp này. Con người phải luôn luôn rèn luyện, hướng tới chân thiện mỹ, không ngừng làm đẹp cho bản thân, cả tâm hồn bên trong lẫn nhan sắc bên ngoài. Đây là một nhu cầu hoàn toàn chính đáng và cần thiết, cho nên những ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu này như thời trang, mỹ phẩm, trang điểm, làm tóc, hay thậm chí là phẫu thuật thẩm mĩ ngày càng phát triển và chứng tỏ vị thế không thể đánh đổ của mình, làm đẹp cho bản thân cũng chính là làm đẹp cho gia đình và xã hội. Như vậy, việc cân bằng và chú ý đến cả vẻ đẹp tâm hồn – “cái nết” và vẻ đẹp nhan sắc – “cái đẹp” cũng như không ngừng gia tăng tri thức là điều cần thiết và tất yếu đối với người phụ nữ hiện đại.

Cuối cùng, có thể thấy quan niệm “Cái nết đánh chết cái đẹp” đã không còn “hợp thời” nữa, mà người phụ nữ nói riêng cũng như con người nói chung trong xã hội hiện nay cần phải không ngừng hoàn thiện bản thân, phấn đấu ở mọi mặt, cho dù là “cái nết”, “cái đẹp” hay kiến thức, kỹ năng,…  đều cần có sự đầu tư và chăm sóc, hướng tới vẻ đẹp hoàn mĩ để xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Từ xa xưa tới nay trong khi tàng ca dao tục ngữ của nước ta luôn có sức sống vô cùng mạnh mẽ mãnh liệt. Nó thể hiện những quan niệm sống bài học làm người vô cùng sâu sắc mà ông bà ta muốn truyền đạt lại cho con cháu mình mai sau.

Trong mỗi câu ca dao tục ngữ, thành ngữ ông cha đều muốn có cháu mình phải biết sống đúng đạo đức hướng tới cái chân thiện mỹ trong cuộc sống, chính vì vậy, mỗi câu ca dao đều thể hiện một bài học nào đó như câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp”

Đây là một câu tục ngữ rất quen thuộc với cuộc sống của người nông dân Việt Nam. Thông qua câu tục ngữ này ông bà ta muốn đề cao phẩm hạnh đạo đức, tính cách của con người, đặc biệt là người con gái, hơn là vẻ bề ngoài đẹp đẽ.

Cái nết đánh chết cái đẹp là gì? Cái nết chính là đức tính trong nề nếp, tính cách, trong việc ứng xử đối nhân xử thế của người con gái với những người xung quanh mình. Nó thể hiện việc người con gái ấy có ngoan ngoãn đoan trang đức hạnh hay không, có phải là người biết ứng xử trước sau, bản chất có lương thiện hay không? Cái nết cần phải có thời gian tìm hiểu lâu dài mới có thể nhìn ra được, mới cảm nhận sâu sắc và thấu đáo được.

Còn cái đẹp? Chính là hình dáng, khuôn mặt bên ngoài, là những gì mà người ngoài, người đối diện có thể nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường có thể nhận ra được ngay lập tức.

Việc cái nết đánh chết cái đẹp muốn thể hiện tầm quan trọng của tính cách con người, hơn hẳn dung mạo đẹp đẽ bên ngoài.Một người con cái có tâm hồn đẹp sẽ tốt hơn nhiều một cô gái có dung mạo đẹp đẽ những tính cách bản chất xấu xa không lương thiện, không ngoan ngoãn nề nếp, gia giáo.

Tuy nhiên, trong mỗi con người đều có cái thiện và cái ác, mắt đẹp và mặt xấu của riêng mình. Người xưa thường bảo “Nhân vô thập toàn” đã là người thì không ai hoàn mỹ cả, không ai mười phân vẹn mười. Ai cũng có điểm mạnh điểm yếu riêng của mình.

Cho nên, câu nói cái nết đánh chết cái đẹp cũng chỉ mang tính chất tương đối mà thôi, nếu chúng ta biết khai thác và hoàn thiện thì ai cũng có thể trở thành một người tốt và cái cũng có thể đẹp hơn. Một con người có tình nết đoan trang phúc hậu, lương thiện thường giúp đỡ người khác có hành động và nếp sống đạo đức tốt đẹp.

Với một người có diện mạo bên ngoài đẹp đẽ nhưng tính cách lại không ngoan hiền ăn chơi đua đòi thường làm cha mẹ buồn lòng, cả hai con người này đều cần phải hoàn thiện bản thân mình để trở thành người hoàn hảo.

Người có đức tính tốt đẹp thì hoàn thiện vẻ bề ngoài của mình bằng cách ăn mặc đúng cách phù hợp với cơ thể che đi những điểm khiếm khuyết trên cơ thể. Còn cô gái xinh đẹp thì nên sửa đổi tính cách làm sao để sống có ích hơn, đúng quy chuẩn đạo đức xã hội.

Theo như quan niệm về đạo Phật của những nước phương Đông chúng ta thì mỗi con người sinh ra đều có bản tính lương thiện bản năng của mình, sự lương thiện xuất phát từ trái tim, nhưng do môi trường sống hoàn cảnh làm cho chúng ta trở nên mất dần đức tính này, những người sinh ra trong gia đình bố mẹ luôn bạo hành đánh đập cãi vã nhau, từ bé sống thiếu tình thương, sống lang thang cơ nhỡ phải tranh giành cướp đoạt của người khác mới có miếng ăn thì họ sẽ trở nên hung hăng, hiểm ác.

Còn những người sinh ra trong gia đình hạnh phúc bố mẹ quan tâm chăm sóc làm gương tốt cho con cái thì tính lương thiện của họ có khả năng được phát huy nhiều hơn. Họ có tầm biết quan tâm yêu thương tới người khác nhiều hơn.

Tạo hóa khi sinh ra con người không ai toàn vẹn bởi ông muốn con người phải biết tự hoàn thiện mình, để trở nên tốt đẹp hơn. Những ai tự biết hoàn thiện mình tự biết làm mình trở nên đẹp hơn, tốt hơn trong mắt người khác đó mới là người thành công.

Với những con người đã sai đường lạc lối nhưng nếu họ biết quay đầu là bờ để sống tốt đẹp hơn thì chính là sự hoàn thiện tốt nhất mà con người hướng tới.

Tuy nhiên, trong cuộc sống của con người hiện đại câu nói cái nết đánh chết cái đẹp vẫn luôn luôn có cái đúng của nó. Nếu con người dù có đẹp đẽ kiêu sa tới đâu nhưng không có trái tim nhân hậu không biết thương yêu con người đặc biệt là người thân của mình thì cũng sẽ không được người đời coi trọng.

Có rất nhiều cô ca sĩ người mẫu đẹp đẽ về ngoại hình, nhưng lại không có hiếu với cha mẹ quay lưng lại với chính cha mẹ ruột của mình bởi vì họ nghèo khó, không xứng đáng với địa vị danh giá của cô gái đó. Nhiều năm trước có một cô người mẫu của nước ta là Trang Thu Trâm bị mẹ đẻ của mình tạt dầu sôi vào mặt làm cho cô bị bỏng nặng hủy hoại nhan sắc.

Đứng trước phiên tòa mẹ của cô gái này chỉ khóc mà nói rằng vì bà thương con thấy con gái mình từ lúc thành người mẫu rồi trở thành hoa hậu ảnh đã thay đổi rất nhiều. Thu Trâm khinh rẻ người mẹ bán ve chai một mình nuôi cô khôn lớn, bên cạnh đó Thu Trâm có biểu hiện ăn chơi đua đòi ngày càng quá đáng do vậy bà Hạnh mẹ cô gái muốn con trở lại làm cô gái hiền lành ngoan ngoãn nên đã làm như vậy.

Câu nói “cái nết đánh chết cái đẹp” vẫn mang tính khẳng định theo thời gian. Vì con người dù ở thời đại nào cũng cần phải có một tâm hồn lương thiện, sống đúng đạo đức. Nhưng không nên vì thế mà để diện mạo bên ngoài của mình trở nên xấu xí, kém sang trọng, nếu đẹp người đẹp nết thì sẽ hoàn hảo hơn. Bởi những người có diện mạo bên ngoài đẹp đẽ thì vẫn dễ dàng thành công hơn.

Cảm ơn các bạn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn bình luận về câu nói ” cái nết đánh chết cái đẹp” hay nhất của các bạn học sinh giỏi. Chúc các bạn viết được một bài văn hay và đạt được kết quả cao nhé.