Vì sao mọi người không thích đọc sách

Vì sao mọi người không thích đọc sách

Đề bài : Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh lười đọc sách.

Mở đoạn: Một trong những vấn đề rất đáng lo ngại trong một bộ phận học sinh hiện nay đó là tình trạng lười đọc sách.

Thân đoạn:

  • Giải thích: sách là nơi lưu giữ kho tri thức của nhân loại, tất cả mọi hiểu biết của loài người đều được ghi lại trong sách. Đọc sách là cách tiếp thu nhanh nhất và ngắn nhất mọi thành tựu tri thức của nhân loại.
  • Nêu hiện trạng: Một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay rất lười đọc sách. Có những cuốn sách từ đầu năm học cho đến cuối năm học vẫn ở tình trạng mới tinh, chưa lật giở trang nào. Có nhiều bạn học sinh không đọc, không nắm vững cả sách giáo khoa, chưa nói đến sách tham khảo hay sách nâng cao khác.
  • Nêu hậu quả: Việc lười đọc sách đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trước mắt và lâu dài: kiến thức hời hợt, hiểu biết nông cạn, từ lí thuyết đi vào thực hành thiếu vững vàng, không đem lại kết quả và những bài thi, những bài kiểm tra mang tính chất đối phó, không làm được bài. Về lâu dài, kiến thức không có sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của bản thân và sự phát triển chung của đất nước.
  • Nêu nguyên nhân: Nguyên nhân của hiện tượng lười đọc sách có thể kể đến là do:

+ Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, ăn sâu vào mọi lĩnh vực đời sống, việc tìm kiếm thông tin trên internet cũng trở nên dễ dàng dẫn đến việc học sinh lười đọc sách.

+ Cha mẹ, gia đình vẫn chưa tạo thói quen cho trẻ thích đọc sách ngay từ nhỏ.

+ Nhà trường vẫn chưa có những phương pháp thiết thực để khơi gợi hứng thú đọc sách của học sinh.

+ Bản thân học sinh chưa nhận ra được tầm quan trọng của sách, dễ dàng sa ngã vào thú vui vô bổ, không còn thì giờ đọc sách.

+ Cha mẹ, thầy cô cần có sự định hướng, dẫn dắt các con tìm hiểu về những cuốn sách hay, bổ ích; xây dựng tủ sách gia đình hoặc thư viện mini trong các lớp học. Từ đó khơi gợi, vun đắp cho các em hứng thú, thói quen đọc sách.

+ Bản thân mỗi học sinh phải có ý thức về tầm quan trọng của sách, có bản lính vượt qua những cám dỗ từ những thú vui vô bổ và rèn luyện cho mình thói quen đọc sách.

Kết đoạn: Bản thân mỗi chúng ta cần hiểu về vai trò và tầm quan trọng của sách, rèn luyện cho mình thói quen đọc sách, ban đầu có thể vài trang cho đến vài chục trang mỗi ngày. Càng đọc sách, chúng ta càng có kiến thức vững vàng, trí tuệ mở rộng, có như vậy mới đảm bảo cho mình một tương lai tốt đẹp và góp phần xây dựng đất nước.

Vì sao mọi người không thích đọc sách
Bạn trẻ đến tìm hiểu về sách tại gian hàng giới thiệu sách Nhà văn hóa Thanh niên, quận 1, TP.HCM - Ảnh: Châu Anh

Quan tâm việc đọc sách của giới trẻ, một phụ huynh đã làm cuộc khảo sát nhỏ với các bạn bè trên Facebook của con mình và chia sẻ nỗi lo lắng về người trẻ ngày nay không dành nhiều thời gian cho việc đọc sách. Chúng tôi giới thiệu cùng bạn đọc.

Khi được hỏi dùng thời gian rảnh để làm việc gì là chủ yếu, có đến 41,7% bạn trẻ trả lời là lên mạng, 20% xem phim, 16,7% nghe nhạc và chỉ có 15% trả lời là đọc sách.

Đó là kết quả cuộc khảo sát online mà tôi thực hiện với 60 bạn trẻ độ tuổi 18-30, đa số vẫn còn đi học trong danh sách kết bạn trên Facebook của con tôi để tìm hiểu giới trẻ hôm nay có đọc sách và đọc những sách gì. Kết quả này cho thấy đọc sách chưa là lựa chọn hàng đầu của người trẻ hiện nay.

Ít đọc và thường chỉ đọc sách giải trí

Mức độ đọc sách của các bạn trẻ mà tôi khảo sát cũng không nhiều. Số đông (31,7%) chỉ đọc sách 1-2 giờ/tuần.

Chỉ có 25% cho biết thường đọc sách trên 4 giờ/tuần và các bạn này thường nằm trong nhóm đã đi làm. Do thời gian dành cho đọc sách không nhiều và không đều đặn nên có nhiều bạn khi được hỏi quyển sách đọc gần đây nhất thì trả lời không nhớ hoặc không có đọc.

Loại sách các bạn trẻ thường đọc cũng là vấn đề đáng quan tâm, khi hơn phân nửa (51,7%) cho biết đọc sách chủ yếu để giải trí nên đã chọn đọc truyện ngôn tình, trinh thám, giả tưởng, truyện tranh...

Bạn T.T.T.H., sinh viên một trường đại học ở TP.HCM, cho biết chỉ dành khoảng 1 giờ/tuần đọc sách và lựa chọn thể loại ngôn tình để giải trí vì dễ hiểu, gần gũi với tâm lý tình cảm của mình.

Em N.M.U., học sinh một trường THPT quốc tế, dành 1-2 giờ cho việc đọc sách trong tuần và lựa chọn thể loại trinh thám để giải trí sau những giờ học căng thẳng. Với các bạn đã đi làm, thời gian dành cho đọc sách thường nhiều hơn và loại sách chọn đọc phần lớn phục vụ nâng cao kiến thức, phục vụ công việc.

Như bạn V.T.T. H., nhân viên Trường doanh nhân Đắc Nhân Tâm, dành 4 giờ/tuần để đọc và lựa chọn loại sách self-help (loại sách tự giúp bản thân) để tự hoàn thiện mình hoặc giải quyết các vấn đề cá nhân trong công việc.

Vì sao mọi người không thích đọc sách
Đồ họa: Tấn Đạt

Tạo thói quen đọc sách cho người trẻ

Theo các bạn trẻ này, có hai nguyên nhân chủ yếu khiến họ ít đọc sách, đó là không có thời gian (áp lực học hành căng thẳng, Facebook chiếm nhiều thời gian...) và đọc sách không có sự tương tác nên dễ gây chán.

Nhiều bạn đang còn đi học nói rằng ở trường chỉ có học, quan hệ với thầy cô chỉ là sự truyền đạt một chiều, nhồi nhét nên dễ căng thẳng, mệt mỏi. Về nhà ba mẹ ít quan tâm, trò chuyện vì bận công việc nên các bạn thường tìm đến những hoạt động tương tác ảo trên mạng để giải tỏa những bức xúc, phiền muộn và cả tâm tư tình cảm của mình.

Theo tôi, nhà trường, gia đình và xã hội hãy cùng quan tâm phối hợp chặt chẽ để đưa người trẻ đến với sách nhiều hơn, bởi thói quen đọc sách sẽ ảnh hưởng không chỉ đến tính cách mà cả sự thành công của các bạn trẻ sau này.

Về phía nhà trường, nên giảm nhẹ việc học theo cách đọc chép, thầy cô cần khuyến khích học sinh, sinh viên đọc sách và hướng dẫn các em nên đọc sách gì và đọc sao cho có hiệu quả để mở rộng kiến thức.

Nhà trường cũng nên tổ chức các câu lạc bộ bình sách, mời các học giả nói chuyện về ảnh hưởng của sách đến thành công của họ như thế nào, từ đó truyền cảm hứng và tạo niềm đam mê cho các em.

Bên cạnh đó cần khôi phục hoạt động thư viện nhà trường thực chất vì hiện nay nhiều thư viện nhà trường hoạt động cầm chừng, lấy lệ.

Mỗi gia đình phải tạo thói quen đọc sách cho con từ khi còn nhỏ bằng cách cho con tiếp xúc với sách sớm trước khi làm quen với các thiết bị điện tử như tivi, máy vi tính.

Tốt nhất mỗi gia đình nên có một kệ sách, tủ sách nhỏ và cha mẹ nên làm gương cho con về chuyện đọc sách. Giáo sư Ngô Bảo Châu từng chia sẻ: phòng khách nhà ông chỉ có kệ sách, không có tivi nên các con ông ưa đọc sách.

Đối với xã hội, phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để giới trẻ tiếp cận sách nhiều hơn như dễ dàng trong các thủ tục mượn sách tại các thư viện lớn, các nhà xuất bản nên có chính sách giảm giá sách cho học sinh, sinh viên...

Và mong rằng sắp tới khi đường sách Nguyễn Văn Bình hoàn thành, TP.HCM sẽ có một không gian đủ rộng và thoải mái để các bạn có hoàn cảnh khó khăn có thể đến đó mượn đọc tại chỗ, xem như một hình thức khuyến khích người trẻ tiếp cận với sách nhiều hơn.

Khi được hỏi sau khi đọc sách các bạn muốn chia sẻ, thảo luận cùng ai nhất, 65% cho biết chỉ muốn thảo luận cùng bạn bè vì rất dễ nói chuyện, 23,3% nói không chia sẻ với người khác.

Chỉ có 8,3% chọn chia sẻ cùng gia đình, thường là cha mẹ. Còn số người chia sẻ với thầy cô cực kỳ hiếm hoi, chỉ 3,4%.

Điều đó cho thấy đa số bạn trẻ không được nhà trường, thầy cô định hướng, khuyến khích để biết nên đọc sách gì cũng như giải đáp những thắc mắc, giúp hiểu rõ hơn các vấn đề trong sách.

Và như vậy rõ ràng các bạn trẻ đang cô đơn trong chính ngôi nhà, ngôi trường của mình, không tìm được sự chia sẻ từ thầy cô, gia đình và các em tự mò mẫm cùng nhau.

NGUYỄN THỊ HẠNH

Không thích đọc vì nhiều lý do

12:05 CH @ Thứ Ba - 05 Tháng Bảy, 2005

Chúng tôi đã có những cuộc trao đổi ngắn với một số học sinh, sinh viên tại Hà Nội. Đa phần, các bạn không thích đọc sách và đưa ra cả 1.001 lý do để lý giải. Còn với những người ham mê đọc sách, họ luôn làm mọi cách để duy trì thói quen này...

Phùng Trung Dũng (SV năm thứ nhất, Trường Đại học Bách khoa, HN):
Ít đọc vì quỹ thời gian không nhiều!

Tôi thích đọc những truyện viết về giới học trò của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh như "Bồ câu không đưa thư", "Hạ đỏ", "Mắt biếc"... vì dung lượng ngắn, nội dung hợp với lứa tuổi chúng tôi. Từ khi vào ĐH, quỹ thời gian của tôi cũng không có nhiều để đọc sách văn học. Một ngày tôi phải học buổi sáng trên trường, chiều đi thực hành. Chúng tôi chỉ còn đọc các sách phục vụ cho mục đích học tập như sách tin học, sách kinh tế...

Nguyễn Quốc Lợi (K6 - C8, Trường Cao đẳng Du lịch, HN):
Đọc truyện tranh mới là thư dãn

Đọc các loại truyện tranh như "Thần đồng đất Việt", "Bảy viên ngọc rồng", "Cônan"... thì đọc lúc nào cũng được, thậm chí trong xe buýt, hay xem trộm dưới gầm bàn trong lớp học. Tôi chưa có dịp được tiếp cận nhiều với các tác phẩm văn học kinh điển vì thấy sách dày quá, mất nhiều thời gian, lại không có tranh minh hoạ, đọc nhiều rất mệt. Quả thực tôi thích đọc sách với mục đích giải trí, trong khi những tác phẩm cổ điển lại đòi hỏi phải suy ngẫm, tìm tòi...

Đỗ Thanh Huyền (Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp I):
Có quá nhiều điều hấp dẫn khác ngoài đọc sách

Khác với ngày xưa, giờ đây, giới trẻ chúng tôi còn nhiều sự lựa chọn để giải trí như chơi game, chat, đi picnic. Hơn nữa, giờ đây chúng tôi có thể đọc các tiểu thuyết văn học ở trên mạng nên cũng ngại mua sách. Tiền mua một quyển sách (dù là sách cũ) thì cũng bằng tiền ăn mì tôm cả tuần. Thôi thì chịu khó mượn của bạn bè hay đọc những phần tóm tắt để nắm được nội dung của nó. Kẻo ai hỏi tới các tác phẩm văn học kinh điển lại chỉ biết cười trừ...

Lê Hoàng Linh (12A4, Trường THPT Nhân Chính):
Thói quen của em là lùng sách cũ

Bố em là hoạ sĩ, nên tủ sách nhà em có nhiều sách văn học kinh điển như: "Những người khốn khổ", "Chiến tranh và hoà bình", "Sông Đông êm đềm"... nhưng em chưa có thời gian để đọc hết chúng. Nhờ đọc sách, em biết thêm nhiều điều trong cuộc sống, cách ứng xử với người xung quanh. Thói quen của em là "săn lùng" sách cũ. Đôi khi đọc trên những trang giấy đen in nhoè lại đem lại cho em cảm giác thú vị hơn, bởi đó là những trang sách có sức bền thời gian.

Nguyễn Thị Thu Thuỷ (khoa Văn K46, ĐH KHXH&NV):
Đọc sách phải kiên nhẫn

Vì học chuyên văn từ sớm nên đọc sách là thói quen khó bỏ của em trong nhiều năm. Bây giờ, dù bận rộn nhưng em vẫn thu xếp mỗi ngày dành ra nửa tiếng ban đêm để đọc sách. Kinh nghiệm đọc sách văn chương cho thấy, không nên nản khi đọc những dòng đầu tiên, vì không phải tác phẩm vĩ đại nào cũng hấp dẫn ngay từ những dòng đầu. Đọc sách rất cần sự kiên nhẫn.

Nguồn:Báo Lao Động

LinkedInPinterestCập nhật lúc:04:03 CH @ 06/02/2009