Vì sao mè đen tiêu chảy

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Trần Quốc Vĩnh - Bác sĩ Cấp cứu - Khoa Hồi sức - Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Đi ngoài phân đen là một hiện tượng thường gặp, có thể là do màu của thức ăn hoặc do sử dụng thuốc. Tuy nhiên, không thể loại trừ nguyên nhân đi ngoài phân đen là do một số bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe nghiêm trọng đang xảy ra trong cơ thể.

Bình thường, chúng ta có thể thấy phân màu đen trong trường hợp ăn một số thực phẩm đặc biệt hoặc do thuốc như ăn huyết (tiết), bổ sung sắt, thuốc có chứa Bismuth... Tuy nhiên, phân màu đen cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý nhẹ hoặc nghiêm trọng liên quan đến đường tiêu hóa.

Trên thực tế, khi máu chảy ra từ bất kỳ phần nào thuộc hệ thống tiêu hóa (bắt đầu từ miệng đến hậu môn) đều có thể dẫn đến việc đi ngoài phân đen hoặc phân có máu tươi. Bên cạnh đó, máu còn có thể chảy ra từ những tổn thương mũi họng, chảy xuống và được nuốt vào bên trong hệ tiêu hóa.

Cụ thể có ba nguyên nhân chính gây chảy máu là: chảy máu do loét dạ dày – tá tràng (phổ biến nhất), do vỡ tĩnh mạch thực quản và chảy máu đường mật. Ngoài ra còn có thể do chảy máu chân răng, chảy máu lúc cắt amidan, ho ra máu khiến người bệnh nuốt máu xuống đường tiêu hóa. Máu trong đường tiêu hóa dưới tác động của dịch vị và dịch ruột sẽ làm cho hồng cầu biến chất và trở thành màu đen.

Nếu đi ngoài phân đen sệt như hắc ín và bốc mùi hôi thối thì đây thường là một triệu chứng gợi ý tình trạng chảy máu đường tiêu hóa trên (đoạn thực quản, dạ dày, gan mật hoặc ruột non). Nếu tổn thương đường tiêu hóa thấp (đoạn đại tràng, trực tràng hay hậu môn) thì trong phân có thể lẫn máu máu đỏ tươi kèm theo cục máu đông.

Tùy thuộc vào tổn thương lớn hay nhỏ, mức độ xuất huyết bên trong hệ tiêu hóa và thời gian máu lưu lại trong ruột mà có thể thấy được màu sắc của máu trong phân. Nếu chỉ có một lượng rất nhỏ máu trong phân thường sẽ không thay đổi đáng kể màu sắc của phân.

Vì sao mè đen tiêu chảy

Viêm loét dạ dày có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng phân đen

  • Đau bụng.
  • Thay đổi thói quen đi đại tiện.
  • Tiêu chảy.
  • Chướng bụng
  • Các triệu chứng giống cúm như: mệt mỏi, sốt, đau họng, nhức đầu, ho, đau nhức...
  • Phân có mùi hôi thối
  • Buồn nôn và nôn
  • Xuất hiện tình trạng vàng da.
  • Ăn không ngon
  • Đau hoặc nóng rát trực tràng.
  • Giảm cân.

  • Thay đổi tri giác: lơ mơ, hôn mê, không đáp ứng với kích thích.
  • Thay đổi trạng thái tâm thần, hành vi đột ngột: nhầm lẫn, mê sảng, ảo giác và ảo tưởng.
  • Chóng mặt.
  • Sốt cao trên 39 độ C
  • Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh
  • Khó thở, thở dốc, thở khò khè, không thể thở được hoặc nghẹt thở.
  • Bụng gồng cứng.
  • Đau bụng dữ dội.

Vì sao mè đen tiêu chảy

Bệnh nhân đi ngoài ra phân đen kèm theo sốt cao cần đến gặp bác sĩ

Khi đi ngoài phân đen kéo dài, có thể nghi ngờ một trong các bệnh lý sau đây:

Viêm loét dạ dày - tá tràng

Khi dạ dày bị tổn thương, viêm loét thậm chí là xuất huyết, máu từ vết loét tồn đọng sau đó sẽ đào thải lẫn vào phân. Một số tác nhân như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau có thể là nguyên nhân gây ra bệnh lý này.

Viêm thực quản

Khi bị viêm thực quản có chảy máu, máu cũng sẽ lẫn vào các chất thải dẫn đến hiện tượng đại tiện phân đen.

Các bệnh về tai mũi họng

Khi mắc các vấn đề về tai mũi họng có thể xuất hiện triệu chứng chảy máu trong, máu được nuốt xuống dạ dày và đào thải theo phân. Đây là một nguyên nhân hiếm gặp dẫn đến hiện tượng phân đen nhưng hoàn toàn có thể xảy ra.

Viêm/u ruột non

Ruột non là bộ phận cuối cùng của hệ tiêu hóa, khi ruột non gặp vấn đề như viêm, u ruột thì màu sắc phân cũng sẽ bị biến đổi.

Chảy máu bên trong đường mật

Người có tiền sử bệnh gan, bị chấn thương gan, dập mật, sỏi mật... có thể dẫn đến hiện tượng xuất huyết đường mật, gây ra các tổn thương mạch máu, làm máu chảy xuống đường ruột khiến cho phân màu đen.

Ung thư

Một số bệnh nhân ung thư dạ dày, trực tràng giai đoạn đầu sẽ có biểu hiện đi ngoài phân đen không rõ cơ chế. Tuy nhiên khi phát hiện phân có màu đen trong thời gian dài cần phải nhanh chóng thăm khám và điều trị ngay.

Vì sao mè đen tiêu chảy

Đi ngoài phân đen là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày

Đi cầu phân đen là thường là biểu hiện của tình trạng chảy máu từ đường tiêu hóa (sau khi đã loại trừ nguyên nhân do thức ăn, thuốc), chúng ta không nên chủ quan với dấu hiệu này mà cần đi khám sớm để tìm nguyên nhân, Một số trường hợp đi cầu phân đen vào viện trễ có thể đe dọa đến tính mạng và làm lan rộng hay di căn tế bào ung thư.

Ngoài ra, việc chảy máu tiêu hóa rỉ rả lâu ngày có thể dẫn đến thiếu máu, xuất huyết và mất máu nặng gây sốc, nếu chảy máu đường mật thể nặng có thể dẫn đến các biến chứng nhiễm trùng và thậm chí có thể gây tử vong.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý, bao gồm:

Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Phân của bạn "nói" gì về sức khỏe của bạn?

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thúy Oanh - Trưởng Đơn nguyên Nội Tiêu hóa – Nội soi, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Không hiếm phụ nữ gặp phải tình trạng đau bụng, tiêu chảy đi ngoài sau sinh con, điều này không chỉ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú do phải sử dụng các loại thuốc điều trị.

Tiêu chảy sau sinh được định nghĩa là một tình trạng rối loạn của hệ đường ruột, đôi khi giống với tiêu chảy. Mẹ bầu thường rơi vào trạng thái sau sinh mổ bị tiêu chảy. Mẹ có thể bị rỉ phân hoặc xì hơi hoặc thường xuyên cảm thấy cần phải đại tiện gấp.

Có nhiều bà mẹ ưa thích sinh mổ hơn vì nhẹ nhàng, ít đau đớn mà lại an toàn hơn so với sinh thường. Nhưng thực tế không có bất kì báo cáo nào chứng minh được điều này. Nguyên nhân tiêu chảy sau sinh hoặc đi ngoài không tự chủ cũng có thể do thời gian rặn của mẹ bầu trước khi sinh mổ cũng như các vấn đề khác liên quan đến thai kỳ.

Thai đặt nặng áp lực lên vùng chậu của mẹ bầu và có thể gây ra sa tạng vùng chậu cũng như stress không tự chủ.

Một nghiên cứu cho thấy những bà mẹ thường có nhiều vấn đề về đường ruột như sau khi sinh mổ bị tiêu chảy hơn những bà mẹ sinh thường, bao gồm tăng cân quá mức, tiêu chảy và táo bón.

Vì sao mè đen tiêu chảy

Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy ở mẹ sau sinh

Sau khi sinh, sức đề kháng của người mẹ thường yếu cùng với đó là chế độ ăn uống kiêng khem nên sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Các loại thức ăn thường ngày nếu rửa và chế biến không cẩn thận, các mẹ sẽ dễ bị nhiễm khuẩn E.Coli – loại vi khuẩn chính gây nên bệnh tiêu chảy ở người.

Cơ thể “quá tải” chất dinh dưỡng sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa sau sinh. Phụ nữ sau sinh bị mất sức quá nhiều, cơ thể suy yếu nên việc bổ sung chất dinh dưỡng là rất cần thiết. Thế nhưng không phải cứ bổ sung nhiều dưỡng chất là tốt mà phải biết bổ sung sao cho đúng cách. Không nên ăn quá ít mà cũng không nên “nạp” quá nhiều gây ra tình trạng “quá tải”, thừa chất. Việc thừa chất sẽ vừa làm cho mẹ bị béo phì, mà còn rối loạn hệ tiêu hóa còn yếu sau khi sinh.

Ăn quá no và quá nhiều sẽ khiến mẹ bị rối loạn tiêu hóa sau khi sinh. Các mẹ chỉ nên ăn một lượng vừa phải, không quá nhiều mà cũng không quá ít. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh tình trạng ăn quá no, quá nhiều. Hơn nữa, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất khó tiêu không chỉ không tốt đối với người bình thường mà lại càng nguy hiểm với các mẹ mới sinh. Vừa sinh xong, hệ tiêu hóa rất yếu nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, hạn chế dầu mỡ vì có thể gây rối loạn tiêu hóa sau khi sinh.

Bên cạnh đó, bà mẹ thường có chứng mất ngủ sau sinh, thói quen ngủ thất thường vì phải chăm sóc bé, cho bé bú cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy. Việc này sẽ ảnh hưởng đến nhịp sinh học của mẹ, đặc biệt là sự hoạt động của đường ruột. Nếu người mẹ ngủ không đủ giấc, cơ thể mệt mỏi thì sẽ tiết ra nhiều hormone cortisol khiến mọi thứ trong cơ thể bị thúc hoạt động nhanh hơn, đường ruột cũng bị kích thích nhanh hơn, khiến việc đi tiêu nhiều hơn nên dẫn đến tiêu chảy.

Ngoài ra, tâm trạng bất an, lo lắng của các mẹ sau sinh cũng sẽ dẫn đến bệnh tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy mãn tính. Bởi giữa các tế bào não và ruột có sự liên kết khá lớn. Khi mẹ căng thẳng, trầm cảm sẽ làm nồng độ serotonin trong não thấp và đồng thời ảnh hưởng tới nồng độ này trong ruột, cơ thể mẹ lúc này sẽ tiết ra nhiều hormone cortisol, làm tăng tốc tất cả các chức năng cơ thể, bao gồm cả chức năng tiêu hóa.

Vì sao mè đen tiêu chảy

Ưu tiên hàng đầu trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ là tránh sử dụng các loại thuốc kháng sinh

Trong trường hợp bé cũng đồng thời bị tiêu chảy cùng thời điểm với mẹ thì mẹ cũng không cần quá lo lắng và hoảng hốt dừng việc cho bú lại. Lúc này, nguyên nhân tiêu chảy sau sinh xuất phát từ yếu tố khác không phải là sữa mẹ. Việc cần làm là tiếp tục cho bé bú nhiều hơn để tránh mất nước và đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân, điều trị.

Ưu tiên hàng đầu trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ là tránh sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Nếu mới chớm bị tiêu chảy mẹ nên sử dụng các phương thuốc Đông y, thảo dược tự nhiên để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Thuốc tây y chỉ dùng khi có sự chỉ định từ các bác sĩ.

Một số bài thuốc dân gian điều trị chứng tiêu chảy hiệu quả như: Sắc nước lá ổi non để uống hoặc sao lá mơ lông với trứng gà để ăn hay đơn giản là sắc nước lá mơ lông để uống.

Ngoài ra, khi bị tiêu chảy sau sinh cơ thể mẹ thường dễ mất nước gây ra mệt mỏi, uể oải. Mẹ cần tạo sự cân bằng sinh hoá bằng cách uống bù nước, uống Oresol cho cơ thể. Men vi sinh cũng là một hướng giải quyết an toàn. Loại men này cung cấp các vi khuẩn sống có lợi đã được đông khô để trấn áp các vi khuẩn có hại trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa được cân bằng.

Một số loại thuốc tiêu chảy như Loperamid, Opioid có thể làm giảm nhu động ruột và gây ra những tác dụng phụ như nôn mửa, đau đầu vì vậy mẹ nên cân nhắc khi dùng thuốc trị tiêu chảy và nhất thiết nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Phó giáo sư. Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thúy Oanh hiện là Trưởng Đơn nguyên Nội Tiêu hóa – Nội soi, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park từ tháng 11/2015. Phó giáo sư. Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thúy Oanh là một trong những chuyên gia đầu ngành về nội soi tiêu hóa, nguyên là Chủ Tịch Hội Nội Soi Tiêu Hóa Miền Nam, Phó Chủ Tịch Liên Chi Hội Nội Soi Tiêu Hóa Việt Nam, Trưởng khoa Nội Soi bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM: