Vai trò của nguyên liệu trong chế biến món ăn

Có thể được chiết xuất từ tự nhiên, hoặc tổng hợp từ các yếu tố hoá học trong phòng thí nghiệm, có thể cung cấp chất dinh dưỡng hoăc không… Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại phụ gia với tính năng và vai trò khác nhau, phục vụ mọi nhu cầu đa dạng. Có thể chia thành các nhóm phụ gia theo vai trò:

Tăng giá trị dinh dưỡng

Vai trò của nguyên liệu trong chế biến món ăn

Phụ gia có thể được sử dụng như một chất để bổ sung những chất dinh dưỡng đã bị thất thoát trong quá trình chế biến, sản xuất sản phẩm. Hoặc bổ sung những chất dinh dưỡng mới vốn chưa có trong nguyên liệu sản phẩm ban đầu. Có thể lấy ví dụ như khi chế biến các sản phẩm từ bột mì, bột gạo, người ta thường cho thêm phụ gia bổ sung Vitamin B để bù vào phần vitamin B mất đi trong quá trình xát vỏ gạo.

Cải thiện mùi vị và màu sắc của sản phẩm

Vai trò của nguyên liệu trong chế biến món ăn

Với mục đích làm tăng tính hấp dẫn, ngon mắt của sản phẩm, các phụ gia thực phẩm được sử dụng để thay đổi màu sắc và mùi vị của nguyên liệu trong quá trình chế biến, phù hợp với khẩu bị và mong muốn của người thực hiện.

Các chất tạo màu có thể là những chất được chiết xuất từ nguồn nguyên liệu tự nhiên (thực vật) hoặc từ nguyên liệu tổng hợp nhân tạo. Hiện nay có khoảng 32 chất phụ gia được sử dụng để tạo màu trong đó có 7 chất được tổng hợp nhân tạo. Chất màu thường được sử dụng là beta caroten (tiền tố vitamin A), nước củ cải đường, cà rốt, nghệ, bột đỏ làm từ loại ớt đỏ paprika.

Chất tạo mùi thường là các chất phụ gia hương liệu hoa quả, vani, socola… sử dụng trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo, nước giải khát…

Bảo quản thực phẩm tươi lâu

Vai trò của nguyên liệu trong chế biến món ăn

Thông thường các loại thực phẩm thường bị tấn công bởi các vi sinh vật hoặc vi khuẩn, nấm mốc gây hư hỏng hoặc phân huỷ. Phụ gia bảo quản thường hoạt động dưới dạng ngăn ngừa sự phát triển của các nhân tố vi sinh vật, vi khuẩn và giữ cho thực phẩm được tươi, ngon, ổn định chất lượng, mùi vị trong thời gian dài hơn.

Phụ gia làm thay đổi cấu trúc

Có nhiều phụ gia thực phẩm được sử dụng để giúp chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu hơn ví dụ như: làm đông, làm loãng hay kích thích nở…

Vai trò của nguyên liệu trong chế biến món ăn

- Chất làm cho món ăn có độ loãng ổn định, không đông đặc hay kết tủa ví dụ như canxi silicate, silicon dioxyd. Các chất này có tác dụng ngăn bột, đường, muối hút nước rồi dính lại với nhau.

- Chất làm đông các sản phẩm như: thạch, kem, bánh ngọt ví dụ: Carrageenan…

- Chất làm bột nở, như muối bicarbonate, bột nở, natri phosphat hoặc một vài loại men, được dùng khi làm bánh nướng, bánh mì... giúp cho bánh mềm xốp, nhẹ hơn…

Theo các nhà khoa học, các phụ gia thực phẩm trước khi đưa vào sử dụng đều được kiểm tra rất chặt chẽ về độ an toàn đối với sức khoẻ con người.

Tuy nhiên, mỗi một loại phụ gia khác nhau lại có quy cách và hàm lượng sử dụng khác nhau, cần được lưu ý và tìm hiểu kỹ lưỡng. Đồng thời, không tránh khỏi những trường hợp bị dị ứng do cơ thể nhạy cảm phản ứng với một số chất.

Theo allchems.com

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Chế biến thực phẩm có vai trò gì?”cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Công nghệ 6 do Top lời giảibiên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Chế biến thực phẩm có vai trò gì?

A. Xử lí thực phẩm để tạo ra các món ăn.

B. Xử lí thực phẩm để bảo quản thực phẩm.

C. Tạo ra các món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng và hấp dẫn.

D. Xử lí thực phẩm để tạo ra món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng và hấp dẫn.

Trả lời

Đáp án đúng: D. Xử lí thực phẩm để tạo ra món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng và hấp dẫn.

Chế biến thực phẩm có vai trò là: Xử lí thực phẩm để tạo ra món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng và hấp dẫn.

Và tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức thú vị về Chế biến thực phẩm nhé!

Kiến thức tham khảo về Chế biến thực phẩm

1. Chế biến thực phẩm là gì?

Chế biến thực phẩmlà việc biến đổi các sản phẩm nông nghiệp thànhthực phẩm, hoặc một dạng thực phẩm thành các hình thức thực phẩm khác. Chế biến thực phẩm bao gồm nhiều hình thức chế biến thực phẩm, từ nghiềnhạtđể làmbột thôđểnấu tại nhàđến các phương pháp công nghiệp phức tạp được sử dụng để làmthực phẩm tiện lợi.

Chế biến thực phẩm chính là cần thiết để làm cho hầu hết các loại thực phẩm có thể ăn được, và chế biến thực phẩm thứ cấp biến các thành phần thành thực phẩm quen thuộc, chẳng hạn như bánh mì.

Chế biến thực phẩm cấp ba đã bị chỉ trích vì thúc đẩy tình trạngthừa dinh dưỡngvà béo phì, chứa quá nhiều đường và muối, quá ít chất xơ và không có lợi cho nhu cầu ăn kiêng của con người vàđộng vật trang trại.

2. Các cách chế biến thực phẩm phổ biến

a. Lên men

Lên men là phương pháp chế biến thực phẩm trong đó đường trong nguyên liệu chuyển thành acid hoặc cồn nhờ vi sinh vật. Ví dụ: muối chua rau củ, làm sữa chua, làm men chua, ủ rượu vang…

b. Luộc, hấp

- Thực phẩm được làm chín ở nhiệt độ sôi của nước hoặc hơi nước.

- Khi hấp, thực phẩm chín nhanh và không bị ngâm trong nước nên chất dinh dưỡng ít bị tổn thất hơn so với các phương pháp khác như luộc, hầm,…

c. Đóng hộp

- Đóng hộp là phương pháp chế biến thực phẩm bằng nhiệt độ cao và đựng trong bao bì kín (lọ thủy tinh, hộp kim loại,..)

d. Chiên (rán)

- Thực phẩm được làm chín ở nhiệt độ sôi (hơn 150°C) của dầu mỡ. Thực phẩm sau khi chiên hoặc rán chứa nhiều chất béo và những chất có hại cho sức khỏe/ nên được khuyến cáo ăn hạn chế.

e. Nướng

- Thực phẩm được làm chín ở nhiệt độ cao (160°C – 20°C). Thực phẩm nướng chứa những chất có nguy cơ gây ung thư, nên được khuyến cáo ăn hạn chế.

f. Phơi sấy

Phơi sấy là phương pháp làm khô thực phẩm.

+ Phơi là dùng năng lượng từ ánh sáng mặt trời

+ Sấy dùng năng lượng từ điện, xăng, dầu hay than củi…

3. Các nguyên tắc chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh

Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết để bảo đảm cho thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.

- Giữ vệ sinh khi chế biến

+ Người chế biến thực phẩm phải khỏe mạnh, mặc trang phục đúng quy định, có hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm. Dụng cụ nơi chế biến phải luôn sạch sẽ, gọn gàng, khô ráo.

-Chọn nguyên liệu tươi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

-Tách biệt thực phẩm sống và chín, cũ và mới.

+Để tránh lây nhiễm mầm bệnh từ thực phẩm sống qua thực phẩm chín; thực phẩm cũ phải được đun nóng kĩ trước khi sử dụng.

-Chế biến thực phẩm đúng cách

+Để giữ được các chất dinh dưỡng, giúp món ăn hấp dẫn và đảm bảo tốt an toàn vệ sinh thực phẩm

-Bảo quản thực phẩm đúng nhiệt độ

+Để tránh hư hỏng. thực phẩm vừa nấu chính nếu ăn sau 2 giờ thì phải bảo quản ở nhiệt độ dưới 5°C hoặc trên 60°C

4. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1:Bảo quản thực phẩm có vai trò gì?

A. Làm chậm quá trình thực phẩm bị hư hỏng.

B. Đảm bảo chất lượng và chất dinh dưỡng của thực phẩm trong thời gian dài.

C. Làm chậm quá trình thực phẩm bị hư hỏng, kéo dài thời gian sử dụng mà vẫn được đảm bảo chất lượng và chất dinh dưỡng của thực phẩm.

D. Ngăn chặn việc thực phẩm bị hư hỏng.

Câu 2:Biện pháp nào sau đây có tác dụng phòng tránh nhiễm độc thực phẩm?

A. Không ăn những thức ăn nhiễm độc tố

B. Dùng thức ăn không có nguồn gốc rõ ràng

C. Sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng

D. Ăn khoai tây mọc mầm

Câu 3:Phương pháp nào sau đây là phương pháp bảo quản thực phẩm?

A. Làm lạnh và đông lạnh.

B. Luộc và trộn hỗn hợp.

C. Làm chín thực phẩm.

D. Nướng và muối chua.

Câu 4:Nhóm phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp chế biến thực phẩm?

A. Ướp và phơi.

B. Rang và nướng.

C. Xào và muối chua.

D. Rán và trộn dầu giấm.

Câu 5:Nêu quy trình chế biến món salad hoa quả?

A. Chế biến thực phẩm→ Sơ chế món ăn→ Trình bày món ăn

B. Sơ chế thực phẩm→ Trình bày món ăn

C. Sơ chế thực phẩm→ Trộn→ Trình bày món ăn

D. Sơ chế thực phẩm→ Lựa chọn thực phẩm→ Chế biến món ăn

Câu 6:Nêu những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm?

A. Rau, quả, thịt, cá.. phải mua tươi hoặc ướp lạnh

B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng

C. Tránh để lẫn lộn thực phẩm sống với thực phẩm cần nấu chín

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 7:Ý nào dưới đây không phải là vai trò, ý nghĩa của chế biến thực phẩm?

A. Làm tăng sự hấp dẫn, ngon miệng của món ăn

B. Đảm bảo chất dinh dưỡng của thực phẩm

C. Làm tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng cho người sử dụng

D. Rút ngắn thời gian sử dụng thực phẩm

Câu 8:Phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp để ngăn ngừa, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn là phương pháp nào?

A. Làm lạnh và đông lạnh

B. Làm khô

C. Ướp

D. Đáp án A và B