Trường phái hậu ấn tượng là gì

  • Trang chủ /
  • Dự Án /
  • TRƯỜNG PHÁI HẬU ẤN TƯỢNG

Admin

Ngày đăng:

03-06-2021

Khái niệm Hậu Ấn tượng lần đầu tiên được sử dụng trong một triển lãm vào năm 1910, bao gồm nhiều phong cách khác nhau của các nghệ sĩ theo sau trương phái Ấn tượng và tìm tòi những cách tiếp cận mơi smer và màu sắc khác.

 Họa sĩ kiêm nhà phê bình nghệ thuật Roger Fry (1866-1934) đã sáng tạo ra từ "Hậu Ấn tượng" để đặt tên cho triễn lãm nghệ thuật của mình vào năm 1910 là Manet và các nghệ sĩ Hậu Ấn tượng. Phản đối sự chú trọng của trường phái Ấn tượng vào dáng vẻ bên ngoài nhưng lại dựa trên những tìm tòi nghiên cứu về các hiệu ứng thị giác của trào lưu này, các họa sĩ được Fry xếp vào cùng một nhóm đều có những phong cách độc đáo tranh của họ thường thiên về việc thể hiện những thứ họ suy nghĩ nhiều hơn là thể hiện những thứ họ quan sát thấy. Họ không tự gọi mình là những nghệ sĩ Hậu Ấn tượng, khái niệm này chỉ được sử dụng sau khi tất cả đều đã qua đời. Đa phần họ hoạt động độc lập với nhau và một số họa sĩ ban đầu kết hợp với các họa sĩ Ấn tượng, nhưng không phải tất cả. Tiếp tục khai thác những màu sắc tươi sáng, nhưng họ lại không tái hiện thế giới một cách trực tiếp theo cách của họa sĩ Ấn tượng. Một số họa sĩ thể hiện bầu không khí hoặc tâm linh thông qua màu sắc và các hình ảnh biểu tượng, số khác lại nghiên cứu những hiệu ứng thị giác và cũng có những người đi vào phân tích các kết cấu ẩn sâu bên dưới hình ảnh. Mặc dù mỗi nghệ sĩ có cách tiếp cận riêng, nhưng nhìn chung đối với họ màu sác và hình khối đóng vai trò quan trọng và họ vẫn diễn tả về thế giới hữu hình, chỉ có điều họ không tái hiện một cách chân thực như hình chụp. Thông qua việc cách điệu hóa hình ảnh, họ đã bắt đầu đưa ra những ý niệm ban đầu về tính trừu tượng.

Trường phái hậu ấn tượng là gì

XƯỞNG TRANH SƠN DẦU ART FOR ARCH

Gallery 1 : 106 Lý Nhật Quang – Sơn Trà – Đà Nẵng

Gallery 2 : 177 Phan Đăng Lưu – Hải Châu – Đà Nẵng

Hotline : 0911.059.419

Website:  http://artforarch.vn/ 

#Xưởng_tranh_sơn_dầu_Đà_Nẵng

#Xưởng_tranh_treo_tường_Đà_Nẵng

#Thế_giới_tranh_sơn_dầu

#Phòng_tranh_sơn_dầu_treo_tường_Đà_Nẵng

#Art_For_Arch

#Art_Gallery_Đà_Nẵng

#Shop_bán_tranh_sơn_dầu_treo_tường_tại_Đà_Nẵng

#177_Phan_Đăng_Lưu_Đà_Nẵng

#106_Lý_Nhật_Quang_Đà_Nẵng

Trường phái hậu ấn tượng là gì

Tìm hiểu trường phái hội họa ấn tượng
Hội họa đã xuất hiện từ rất lâu, từ khi chữ viết của con người còn chưa
xuất hiện, từ lịch sử mỹ thuật ta có thể đưa ra kết luận: hội họa là một ngôn ngữ để
truyền đạt ý tưởng bằng các tác phẩm sử dụng kỹ thuật (nghệ) và phương pháp
(thuật) của họa sỹ. Trong hội họa, thuật ngữ “trường phái” dùng để chỉ một phong
cách, trong đó phân loại một nhóm các họa sỹ có chung những kỹ thuật và phương
pháp thể hiện. Để tìm hiểu kĩ và sâu hơn về một số trường phái nghệ thuật trong
đó, chúng em xin chọn đề tài số: “Trình bày về Trường phái hội họa Ấn tượng,
Hậu ấn tượng”
NỘI DUNG
I. THỜI GIAN TỒN TẠI CỦA MỖI TRƯỜNG PHÁI VÀ SỰ HÌNH THÀNH
CỦA NÓ TRONG THẾ GIỚI MĨ THUẬT
1. Trường phái Ấn tượng - Impresionnism (1874-1886)
Ấn tượng (tiếng Pháp: Impressionnisme; tiếng Anh: Impressionism) là một
trào lưu nghệ thuật bắt đầu tại Paris (Pháp) vào cuối thế kỷ 19. Từ khoảng giữa thế
kỉ thứ 19, hầu như cách duy nhất để các họa sĩ có thể thành công là được trưng bày
tranh của mình ở Salon, Paris. Salon là cuộc triển lãm tranh nghệ thuật chính thức
hàng năm. Người họa sĩ nào đoạt giải thưởng ở Salon này đồng thời cũng nhận
được cơ hội có hợp đồng béo bở sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật phục vụ
cho chính phủ và nhiều đại gia tư sản thường có thị hiếu của hội họa hàn lâm chính
thống. Khi các họa sĩ phái Ấn tượng nộp tranh của mình cho Salon, các tác phẩm
của họ thường bị từ chối hết. Ban Giám khảo Salon chỉ khuyến khích, trưng bày và
trao giải thưởng cho các tác phẩm theo phái Tân cổ điển. Đối với họ, tác phẩm của
các họa sĩ phái Ấn tượng chỉ gồm những nét bút liều lĩnh, không hoàn thiện và gây

xúc phạm. Cái tên "ấn tượng" là do nhà phê bình hàn lâm Louis Leroy gọi theo
một bức tranh nổi tiếng của Claude Monet: Impression, soleil levant (Ấn tượng
mặt trời mọc). Trường phái ấn tượng đánh dấu một bước tiến quan trọng của hội
họa. Trường phái này hình thành từ Paris hiện đại.Đó là chất xúc tác, là nơi xuất
phát và là chủ đề của trường phái ấn tượng. Trong thập niên 1850, Paris vẫn còn là

một thành phố thời Trung cổ với những con đường quanh co, nhỏ hẹp, thiếu vệ
sinh và thiếu cả ánh sáng. Vào khoảng thập niên 1870, thời hoàng kim của trường
phái ấn tượng, thành phố cũ già nua này đã bị phá bỏ thành bình địa để từ đó xây
dựng lại một thủ đô với những đại lộ dài, với hàng dãy tiệm cà phê, nhà hàng, và
nhà hát. Cuộc triển lãm đầu tiên vào năm 1874 của các họa sĩ Ấn tượng trưng bày
bức tranh Ấn tượng mặt trời mọc của Monet dường như là điểm báo cho sự xuất
hiện, bung mở về nghệ thuật tạo hình, là nền tảng của những gì sẽ xuất hiện sau
này.
2. Trường phái hội họa Hậu Ấn Tượng – Post impressionism (1886-1910)
Trường phái Hậu Ấn tượng bắt đầu từ Châu Âu từ cuối thế kỉ 19. Hậu ấn
tượng là tên gọi chung để chỉ tới những nghệ sĩ thuộc thời kỳ sau trường phái ấn
tượng. Trường phái ấn tượng là một bước ngoặt trong hội họa, rũ bỏ những quan
niệm từng tồn tại rất nhiều năm ở châu Âu. Từ sau ấn tượng, nhiều nghệ sĩ độc lập
tìm tòi sáng tạo và đi theo các hướng khác nhau. Mặc dù họ không có phong cách
sáng tác giống nhau, nhưng được gọi chung là hậu ấn tượng. Thuật ngữ này do nhà
phê bình người Anh Roger Fry đặt ra chỉ những họa sĩ như Paul Cézanne, Paul
Gauguin, Vincent Van Gogh. Các nghệ sĩ hậu ấn tượng từ chối rập khuôn theo chủ
nghĩa ấn tượng và từng người tìm cách nổi bật cá tính của mình, có thái độ biểu
hiện chủ nghĩa trong hình họa, màu sắc và cách giải quyết đề tài. Đó thực sự làm
nên một nghệ thuật mới với những tuyên ngôn thẩm mĩ khác, không giống với
nghệ thuật và kĩ thuật của xu hướng ấn tượng mà họ cùng tham gia trước đó.

II. ĐẶC TRƯNG SÁNG TÁC CỦA MỖI TRƯỜNG PHÁI
1. Trường phái Ấn tượng
Nét đặc trưng của trường phái tranh Ấn tượng là cách sử dụng màu sắc va đập,
ánh sáng tự nhiên, lối vẽ bất nghi thức, đường nét thô ngắn để tập trung thể hiện
cảm nhận ban đầu, tức thời về đối tượng. Flood at Port-Marly, 1876 của Alfred
Sisley

Chủ đề: Chủ đề trong tranh của các họa sĩ Ấn Tượng thường hiện đại,

hướng về thiên nhiên, cảnh sắc thành phố của nước Pháp với các đại lộ và khu giải
trí ở Paris, khu ngoại ô tràn ngập dân du lịch và giới kỹ nghệ...Con mắt nhìn nhận
mới, nhanh, không định kiến, ít thể hiện cảm xúc, tâm tư trước đề tài. Đó là các
phụ nữ Paris hiện đại tại công viên, quán café…trong tranh của Renoir, cảnh ngoại
ô Paris trong tranh của Monet, Camille Pissarro và Alfred Sisley, cảnh múa bales
trong tranh của Degas
Kỹ thuật: Bức tranh được vẽ nhanh, chủ trương ghi lại những khoảnh khắc tức
thời, tổng quan của đề tài lúc mới nhìn. Bố cục tranh không theo quy luật, không
chú trọng vào chi tiết mà tóm bắt toàn diện cảnh vật. Ánh sáng và màu sắc: Ánh
sáng được chú trọng với mục đích tóm bắt những hiệu ứng thị giác ghi nhận được
từ thế giới xung quanh. Bức tranh có sự pha trộn không hạn chế giữa các màu với
nhau và nhấn mạnh đến sự thay đổi và chất lượng của độ sáng trong tranh. Các bức
vẽ thường có màu sắc rực rỡ, có vẻ cường điệu không tự nhiên, đối chọi, va đập rất
mạnh, bỏ qua các quy luật tối sáng của phương pháp cổ điển. Ánh sáng khí trời
tràn ngập khắp bức tranh thay thế cho nguồn sáng đèn vốn là nguồn sáng duy nhất
trước đó.
Đường nét: Lối vẽ bất nghi thức với đối tượng, các nét vẽ ngắn, rõ nét cọ,
các đường quệt màu đa dạng (stroke, tache), thô tạo cảm giác như bức tranh chưa
hoàn thành.

Các họa sĩ tiêu biểu của trường phái Ấn tượng: Nhóm họa sĩ Ấn tượng đầu tiên
ở Paris cũng đồng thời là những người nổi bật nhất của trường phái này. Tuy cùng
có chung khuynh hướng nghệ thuật Án tượng nhưng tranh của mỗi họa sĩ lại có
những nét đặc trưng khác nhau tạo nên sự đa dạng phong phú cho trường phái:
Claude Monet ( 1840 -1926): Được mệnh danh là "người cha của hội họa ấn
tượng", là họa sĩ tiêu biểu và nổi tiếng số một của trường phái này với số lượng tác
phẩm đồ sộ và quan điểm nghệ thuật nhất quán suốt cuộc đời. Ông còn được coi là

" Họa sĩ của những khoảnh khắc phù du", "nhà biểu tượng của màu sắc". Tranh của
ông chú ý tới thiên nhiên, coi trọng diễn tả ánh sáng và màu sắc, ghi lại sự tươi mới
của ấn tượng ban đầu một cách trung thực tuyệt đối. Những bức tranh về khu
vườn, hoa súng của ông được công chúng đặc biệt yêu thích.

Camille

Pissarro ( 1830 -1903): Họa sĩ người Pháp này là một trong những gương mặt tiêu
biểu của trường phái Ấn tượng và Ấn tượng mới. Pissarro yêu thích cảnh đồng quê
và thể hiện đề tài chính trong tranh là những cảnh lao động trên cánh đồng, cảnh
sông nước. Những bức tranh nổi tiếng nhất của ông là ngôi nhà từ Montfoucault,
những con đường Toits, Mùa xuân ởPontoise... Pierre Auguste Renoir (18411919): Họa sĩ người Pháp, bạn thân và đồng khởi xướng trường phái tranh Ấn
tượng với Claude Monet. Ông là một họa sĩ luôn đề cao vẻ đẹp, đặc biệt là về vẻ
đẹp cơ thể của nữ giới. Ông ưa thích mô tả tác dụng của ánh sáng mặt trời trên
hình thể phụ nữ và trên các bông hoa. "Renoir là hiện thân cuối cùng của truyền
thống chuyển tiếp từ Rubens tới Watteau"

Alfred Sisley (1839 -1899): Là họa sĩ

người Anh, theo trường phái Ấn tượng của Pháp. Tranh của ông được miêu tả "gần
như là một tính chất chung nhất, có ý tưởng khách quan nhất từ sách vở rằng thế
nào là một bức tranh theo trường phái ấn tượng". Không gian và bầu trời trong các
tác phẩm của ông gây ấn tượng nhiều nhất. Ông tập trung vào mảng đề tài khung
cảnh và là người nhất quán nhất trong các họa sỹ theo trường phái này. Các tác
phẩm nổi tiếng nhất của Sisley là Đường ở Moret, Những đồi cát, Chiếc cầu tại

Moret... Paul Cézanne (1889 – 1906): Họa sĩ người Pháp này được cho là cây cầu
nối giữa trường phái Ấn tượng và trường phái lập thể, là "cha đẻ của hội họa hiện
đại". Tranh của Cezanne thường thể hiện sự sắc xảo trong thiết kế, màu sắc và pha

trộn. Đặc trưng dễ nhận biết là những nét vẽ tìm tòi và nhạy cảm.
2. Trường phái Hậu ấn tượng:

Những bức tranh thuộc trường phái ấn tượng

được vẽ bằng những nét cọ có thể nhìn thấy được, sự pha trộn không hạn chế giữa
các màu với nhau và nhấn mạnh đến sự thay đổi và chất lượng của độ sáng trong
tranh. Hai ý tưởng đáng chú ý trong trường phái này là: Bức tranh được vẽ rất
nhanh với mục đích là ghi lại một cách chính xác tổng quan của khung cảnh.Tiếp
theo sau là thể hiện một cái nhìn mới,nhanh và không định kiến; khác với trường
phái hiện thực,tự nhiên.
Một vài tác phẩm tiêu biểu
Alfred Sisley (1839-1899) Mary Cassatt (1844 -1926) Edouard Manet khởi đầu
cho những lý thuyết về màu sắc, ánh sáng và có phần nào ít hơn về sự chuyển động
và điều đó đã trở thành mục tiêu của các họa sĩ Ấn tượng. Phần kết quả mà Manet
đạt được trong họa phẩm thuộc thời kỳ đầu của ông. Nó khiến các họa sĩ quan tâm
hơn đến bề mặt phẳng dẹt của mặt phẳng mà họ sáng tác trên đó. Điều này trở
thành cực kỳ quan trọng về sau này, khi họa sĩ sử dụng bút cứng, bàn chải và tạo ra
những vết cào, rạch, cùng những dấu vết khác mang lại cho người thưởng ngoạn
một trải nghiệm về tác phẩm, về sự từng trải của chính tác phẩm và một số cảm
giác của họa sĩ khi sáng tác ra nó. Đó là bước khởi đầu loại hình có tính vật lý
trong hội họa để cuối cùng trở thành đề tài ý nghĩa trong hội họa Trừu tượng. Yếu
tố thời tiết, ánh sáng của mặt trời tác động đến thiên nhiên cũng tạo ra cho các
nghệ sĩ Ấn tượng những hiệu quả đáng kể. Họ hiểu được rằng sự làm mờ hoặc làm
tối đi phần nào vật thể thì cũng đạt được những hiệu quả mạnh mẽ tựa như ánh

sáng mặt trời hoặc thời tiết sương mù tác động đến thiên nhiên khi họ vẽ ngoài
trời. Điển hình như trong tranh của Claude Monet, ở một loại tranh ông vẽ về đống
rơm, về nhà thờ, về hoa súng, hoa trên cánh đồng, về cầu Waterloo và trong loạt

tranh vẽ ở những khu vườn. Nhằm đạt được vẻ rung động ánh sáng, các họa sĩ Ấn
tượng triển khai gối lên nhau những màu sắc bổ sung trong những vùng rộng nhằm
tạo sự sáng chói lớn lao hơn và để diễn tả các vùng tối thì họ sử dụng những màu
sắc đối nghịch với màu của các vật thể in bóng dưới nước. Họ cũng làm sống lại
một kỹ thuật cũ là tạo ra những vệt sơn dày nhằm nắm bắt và phản ánh ánh sáng
thực từ bề mặt. Kỹ thuật này gọi là sơn theo lối “đốm”. Tuy vậy, bước đột phá
quan trọng của nghệ sĩ Ấn tượng là sử dụng các màu sắc được hòa trộn từ những
màu riêng rẽ. Ta sẽ tìm được tiếng nói chung này của Ấn tượng với việc phóng to
các điểm ảnh số ngày nay, khi ta phóng đại nó với mức độ nhiều chục lần.Và cũng
chính bởi việc các họa sĩ Ấn tượng loại bỏ sắc đen ra khỏi tác phẩm của mình mà
thay vào đó sự phân giải bóng tối thành những quệt màu nhỏ đan xen, tạo ra thứ
bóng tối có màu rung rinh ẩn hiện. Vì vậy mà mặt tranh càng trở nên sáng, điều
này rất gần gũi với tính chất của màn hình điện tử sau này. Điều đó càng khẳng
định sự đóng góp to lớn của các họa sĩ Ấn tượng đối với nghệ thuật hiện đại.
Những thu lượm của khoa học thông qua việc khám phá về quang học cũng đã
giúp cho các họa sĩ Ấn tượng có những khai thác về vẻ lung linh của tự nhiên.
Trong những tác phẩm của Renoir, ông đã khai thác những vệt sáng lung linh dưới
tán lá, trên thảm cỏ…
III. ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT QUA TỪNG SÁNG TÁC
1.Trường phái Ấn tượng: Trường phái hội họa ấn tượng là một mốc quan trọng
trong sự phát triển của mĩ thuật châu Âu, nó đánh dấu một giai đoạn mới bắt đầu
bằng sự phá vỡ các quy tắc mang tính hàn lâm,cứng nhắc, tôn trọng sự tự do trong

sáng tạo của ngời họa sĩ. Trường phái hội họa ấn tượng đã nảy sinh ra những họa sĩ
tên tuổi có nhiều đóng góp cho lịch sử mĩ thuật thế giới.
Họa sĩ Mô – nê (Claude Monet) (1840-1926): Là một trong những nhà sáng lập
ra trường phái ấn tượng ( với họa sĩ Pierre Auguste Renoir) và là họa sĩ tiêu biểu
nhất của trường phái hội họa ấn tượng. Mônet là họa sĩ hăm hở, miệt mài với
những khám phá về ánh sáng và màu sắc, có thể vẽ đi vẽ lại một cảnh rất nhiều lần

với những không gian, thời gian khác nhau như bức Nhà thờ ở Ru – văng. Ông là
người quan tâm tới vẻ tươi rói, rực rỡ của cảnh vật bằng nét bút phóng khoáng
nhưng chính xác. Một số tác phẩm tiêu biểu: Ấn tượng mặt trời mọc, Hoa súng,
Nhà thờ lớn ở Ru – văng, mặt trời mọc Được vẽ năm 1872 tại cảng Lơ ha vơ (Hà
lan) được lấy tên để dặt cho trường phái hội họa mới – trường phái Ấn tượng. Bức
tranh là cảnh sớm mai tại hải cảng, Nếu nhìn kỹ bức tranh sẽ thấy trong sự mờ ảo
của hậu cảnh một vầng màu da cam ánh lên qua lớp màn xương dày đặc đăng
chiếu xuống khoảng không gian màu xanh của lá cây pha tím mang những nét màu
xanh lơ, in hình bóng cây cối, bến nước, con thuyền.
Họa sĩ Vanh – xăng Van gốc: (Vincent Van Gogh) ( 1853 – 1890) Là họa sĩ
người Hà Lan, sinh ra trong một gia đình sư mục nghèo. Năm 1886, ông tới Pháp
sinh sống và sáng tác cho đến cuối đời. Đây là thời ký sáng tác phong ohus nhất
của ông với những đề tài phản ánh sinh hoạt của người nông dân, những người lao
động bình thường và tranh phong cảnh. Tranh của họa sĩ có những nét đặc biệt và
màu sắc rực rỡ phối hợp với hình, cộng với nét bút mạnh mẽ, không gian căng tràn
tạo ra trong tranh đầy kịch tính.

Một số tác phẩm tiêu biểu: Những người ăn

khoai, Cánh đồng Ô – vơ, Hoa hướng dương, Quán cà phê đêm,… Bức tranh :
Những người ăn khoai.: Ý tưởng của bức tranh: Họa sĩ Vanh- xăng Van gốc muốn
miêu tả những người nông dân một cách chân thực. Ông đã chọn vẽ những người
nông dân xấu xí và thô kệch theo đúng với ngoại hình vốn có của một người nông

dân và bằng cách đó họ trở nên tự nhiên trong bức tranh. Họ sống thực với hiện
thực, họ vẫn đẹp với cái thực của cuộc sống. Củ khoai do chính tay họ trồng và đào
lên với mồ hôi và nước mắt, một cái đẹp không giả tạo, cái đẹp đương thời. Bức
tranh: Hoa hướng dương: Với vẻ ngoài lạnh lùng, bức tranh Hoa hướng dương đã
thu hút được sự quan tâm của người thưởng thức. Một số bông hoa trong bức tranh

này có sự biến dạnh, đó không phải là hệ quả của chứng bệnh tâm thần mà là hình
ảnh của những bông hoa hướng dương bị đột biến.
2. Hậu ấn tượng:
Các nghệ sĩ hậu ấn tượng từ chối rập khuôn theo chủ nghĩa ấn tượng và từng
người tìm cách nổi bật cá tính của mình, có thái độ biểu hiện chủ nghĩa trong hình
họa, màu sắc và cách giải quyết đề tài. Đó thực sự làm nên một nghệ thuật mới với
những tuyên ngôn thẩm mĩ khác, không giống với nghệ thuật và kĩ thuật của xu
hướng ấn tượng mà họ cùng tham gia trước đó. Ba họa sĩ Paul Cézanne, Paul
Gauguin,Vincent Van Gogh với ba phong cách hiện thực đã làm phong phú và đa
dạng một thời kỳ ngắn ngủi nhưng vang dội và đầy hấp dẫn của của nghệ thuật. Họ
báo hiệu cho các trào lưu sẽ nở rộ ở thế kỷ 20.
Paul Cézanne: Paul Cézanne (19 tháng 1 năm 1839 - 22 tháng 10 năm 1906) là
một họa sĩ người Pháp thuộc trường phái Hậu ấn tượng; ông là người được cho là
cây cầu nối giữa trường phái ấn tượng thế kỷ 19 tới trường phái lập thể thế kỷ 20.
Cézanne đã từ bỏ yếu tố nghệ thuật cổ điển như sắp xếp ảnh, quan điểm nhìn duy
nhất, và vạch ra rằng màu sắc kèm theo trong một nỗ lực để có được một "quan
điểm sống" bằng cách bắt tất cả sự phức tạp mà một mắt quan sát.Ông muốn nhìn
thấy và cảm nhận được các đối tượng ông đã vẽ, chứ không phải nghĩ về họ.Cuối
cùng, ông muốn có được đến độ "tầm nhìn" cũng là "liên lạc". Ông sẽ mất thời
gian đôi khi để đặt xuống một nét duy nhất bởi vì mỗi đột quỵ cần thiết để có

"không khí, ánh sáng, đối tượng, thành phần, nhân vật, đề cương, và phong
cách".Một cuộc sống vẫn còn có thể lấy Cézanne một trăm buổi làm việc trong khi
một chân dung đưa ông xung quanh một trăm năm mươi phiên. Cezanne tin rằng
trong khi ông vẽ, ông đã chụp một thời điểm trong thời gian, một khi được thông
qua, không thể quay lại.Bầu không khí xung quanh những gì ông đã vẽ là một phần
của thực tế giật gân ông đã vẽ. Cézanne đã bảo rằng: "Nghệ thuật là một danh từ
apperception cá nhân, mà tôi thể hiện trong cảm giác và mà tôi yêu cầu sự hiểu biết
để tổ chức thành một bức tranh". Các tác phẩm của Cézanne thể hiện sự sắc sảo

trong thiết kế, màu sắc, pha trộn.Những nét vẽ tìm tòi, nhạy cảm của ông mang
tính đặc trưng và rất dễ nhận biết.
Eugène Henri Paul Gauguin là họa sĩ hàng đầu của trào lưu hậu ấn tượng. Paul
Gauguin sinh ra tại Paris, mẹ ông là người Peru gốc ga trắng. Khi còn trẻ, Paul
Gauguin thích phiêu lưu, mạo hiểm. 17 tuổi, ông làm thủy thủ trên tàu Luzitano
thực hiện các chuyến đi từ Le Havre, Pháp tới Rio de Janeiro. Hai năm sau đó,
Paul Gauguin đã đi vòng quanh thế giới trong 13 tháng với tư cách thuyền phó.
Năm 1871, ông từ bỏ hải quân về làm việc trong một văn phòng của Bertins ở
Paris. Paul Gauguin lấy vợ, người Đan Mạch, và có 4 người con. Ông bắt đầu vẽ
trong thời gian làm việc tại ngân hàng. Năm 1874, Paul Gauguin gặp Camille
Pissarro cùng các nghệ sĩấn tượng khác, cùng nhau đi vẽ và tham gia trưng bày
tranh. Ông từ bỏ việc môi giới chứng khoán để theo đuổi hội họa. Ông tiếp tục chu
du nhiều nơi, đến tận Tahiti, vẽ rất nhiều tác phẩm giá trị. Một bức tranh nổi tiếng
của ông có tên Chúng ta từ đâu đến - Chúng ta là ai - Chúng ta đi về đâu được vẽ
trên khổ lớn 1.39 x 3,75 mét, vẽ năm 1897, mang tính triết lý, tượng trưng về cuộc
sống và con người. Dưới ảnh hưởng của nghệ thuật dân gian và in Nhật Bản , làm
việc Gauguin phát triển theo hướng Cloisonnism , một phong cách được đặt tên bởi
các nhà phê bình Édouard Dujardin để đáp ứng với Émile Bernard phương pháp 's

của bức tranh với khu vực bằng phẳng của màu sắc và đường nét đậm, có nhắc nhở
Dujardin của thời trung cổ cloisonne kỹ thuật tráng men. Gauguin đã rất đánh giá
cao nghệ thuật của Bernard và táo bạo của mình với việc làm của một phong cách
phù hợp với Gauguin trong nhiệm vụ của mình để thể hiện bản chất của các đối
tượng trong nghệ thuật của mình. Paul Gauguin chính là một trong ba gương mặt
quan trọng nhất của trào lưu hậu ấn tượng cùng với Paul Cézanne, Vincent van
Gogh.
Van Gogh (sinh ngày 30 tháng 3 năm 1853, mất ngày 29 tháng 7 năm 1890), là
một danh hoạ Hà Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng. Nhiều bức tranh của ông
nằm trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất, được yêu thích nhất và cũng đắt nhất

trên thế giới. Van Gogh là nghệ sĩ tiên phong của trường phái biểu hiện và có ảnh
hưởng rất lớn tới mỹ thuật hiện đại, đặc biệt là tới trường phái dã thú (Fauvism) và
trường phái biểu hiện tại Đức. Thời thanh niên, Van Gogh làm việc trong một
công ty buôn bán tranh, sau đó là giáo viên vànhà truyền giáo tại một vùng mỏ
nghèo. Ông thực sự trở thành họa sĩ từ năm 1880 khi đã 27 tuổi. Thoạt đầu, Van
Gogh chỉ sử dụng các gam màu tối, chỉ đến khi được tiếp xúc với trường phái ấn
tượng (Impressionism) và Tân ấn tượng (Neo-Impressionism) ở Paris, ông mới bắt
đầu thay đổi phong cách vẽ của mình. Trong thời gian ở Arles miền Nam nước
Pháp, Van Gogh kết hợp các màu sắc tươi sáng của hai chủ nghĩa này với phong
cách vẽ của mình để tạo nên các bức tranh có phong cách rất riêng. Chỉ trong 10
năm cuối đời, họa sĩ đã sáng tác hơn 2000 tác phẩm, trong đó có khoảng 900 bức
họa hoàn chỉnh và 1100 bức vẽ hoặc phác thảo. Phần lớn các tác phẩm nổi tiếng
nhất của Van Gogh được sáng tác vào hai năm cuối đời, thời gian ông lâm vào
khủng hoảng tinh thần tới mức tự cắt bên tai trái vì tình bạn tan vỡ với họa sĩ Paul
Gauguin. Sau đó Van Gogh liên tục phải chịu đựng các cơn suy nhược thần kinh
và cuối cùng ông đã tự kết liễu đời mình.