Top 5 địa phương thu hút đầu tư nhật bản năm 2022

Năm 2020, tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt 28,5 tỷ USD, giảm 25% so với 2019 vì tác động của đại dịch COVID-19. Trong đó, vốn thực hiện đạt 19,9 tỷ USD.

Trong năm 2020, dẫn đầu về thu hút FDI trên cả nước năm 2020 là TP.HCM với 4,4 tỷ USD. Xếp thứ hai là Bạc Liêu với 4 tỷ USD.

Sau TP HCM là tỉnh Bạc Liêu. Bạc Liêu vươn lên vị trí thứ 2 với dự án FDI lớn nhất cả nước năm qua, đó là Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc Trung tâm nhiệt điện LNG Bạc Liêu (Singapore) với số vốn đầu tư 4 tỷ USD.

Các tỉnh, thành khác thu hút được từ 1 tỷ USD vốn FDI theo thứ tự là Hà Nội (3,6 tỷ USD), Bà Rịa - Vũng Tàu (2,2 tỷ USD), Bình Dương (1,9 tỷ USD), Hải Phòng (1,5 tỷ USD).

Top 5 địa phương thu hút đầu tư nhật bản năm 2022

 Tỉnh Bạc Liêu. Bạc Liêu vươn lên vị trí thứ 2 trong cả nước về thu hút vốn FDI

4 tỉnh còn lại trong top 10 địa phương dẫn đầu về FDI, gồm: Đồng Nai (928 triệu USD), Bắc Ninh (901 triệu USD), Bắc Giang (894 triệu USD), Long An (810 triệu USD).

Theo cơ cấu ngành, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo trở thành điểm sáng khi thu hút 13,6 tỷ USD, gần 50% tổng vốn FDI năm qua. Những ngành, nghề xếp phía sau gồm sản xuất, phân phối điện, khí (5,1 tỷ USD), kinh doanh bất động sản (4,2 tỷ USD), bán buôn, bán lẻ, sửa chữa xe (1,6 tỷ USD), khoa học công nghệ (1,3 tỷ USD), vận tải kho bãi (611 triệu USD), xây dựng (559 triệu USD).

Trong nhóm quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam 2020, Singapore dẫn đầu với 9 tỷ USD, chiếm 32%. Tiếp theo là Hàn Quốc (3,9 tỷ USD), Trung Quốc (2,5 tỷ USD), Nhật Bản (2,4 tỷ USD), Đài Loan (2,1 tỷ USD), Hong Kong (2 tỷ USD), Thái Lan (1,8 tỷ USD).

Theo thống kê, đến cuối năm 2020, Việt Nam có tổng cộng hơn 33.000 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 384 tỷ USD và tổng vốn thực hiện 232 tỷ USD. Ba quốc gia đứng đầu về số vốn FDI đầu tư lũy kế vào Việt Nam là Hàn Quốc (70,6 tỷ USD), Nhật Bản (60,3 tỷ USD), Singapore (56,6 tỷ USD).TP.HCM là địa phương thu hút FDI nhiều nhất với tổng số vốn lũy kế 48,2 tỷ USD. Các địa phương khác trong top 5 gồm Hà Nội (35,9 tỷ USD), Bình Dương (35,5 tỷ USD), Bà Rịa - Vũng Tàu (32,7 tỷ USD), Đồng Nai (32 tỷ USD).

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/12/2020, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 28,5 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019.

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực dẫn đầu thu hút vốn FDI

Năm 2020 có 2.523 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 14,6 tỷ USD, giảm 35% về số dự án và giảm 12,5% về số vốn đăng ký so với năm trước; có 1.140 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 6,4 tỷ USD, tăng 10,6%.

Bên cạnh đó, còn có 6.141 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 7,5 tỷ USD, giảm 51,7%. Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 1.695 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 3,2 tỷ USD và 4.446 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 4,3 tỷ USD.

Top 5 địa phương thu hút đầu tư nhật bản năm 2022

Ảnh minh họa

Mặc dù, chịu ảnh hưởng đáng kể đối với tình hình thu hút FDI của Việt Nam, song vốn thực hiện của các dự án này vẫn đạt 19,98 tỷ USD, bằng 98% so với cùng kỳ năm 2019. Đây cũng là kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh đại dịch.

Tuy nhiên, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang dần hồi phục và duy trì tốt hoạt động sản xuất - kinh doanh và mở rộng dự án. Hiện vẫn có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, tin tưởng và có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã có gần 300 doanh nghiệp từ các nước trên thế giới có kế hoạch mở rộng đầu tư, đầu tư mới hoặc đang nghiên cứu, tìm hiều đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, hơn 60 tập đoàn, doanh nghiệp đã có kết quả bước đầu trong triển khai đầu tư mới/mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Trong năm 2020, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành, lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 13,6 tỷ USD, chiếm 47,7% tổng vốn đầu tư đăng ký; tiếp theo là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, với tổng vốn đầu tư trên 5,1 tỷ USD, chiếm 18%; sau đó lần lượt là các lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký tương ứng gần 4,2 tỷ USD và trên 1,6 tỷ USD…

FDI

đầu tư nước ngoài

đầu tư

Bạc Liêu

Tính đến 20/8/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà ĐTNN đạt 19,12 tỷ USD, bằng 97,9% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 11,58 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020.

Tính lũy kế đến ngày 20/8/2021, cả nước có 34.072 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng 400,6 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 243,44 tỷ USD, bằng 60,8% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Thông tin chi tiết như sau:

I. VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

1. Tình hình thu hút ĐTNN 8 tháng năm 2021

1.1. Tình hình hoạt động

Vốn thực hiện:

Tính tới 20/08/2021, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được 11,58 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020. Dịch covid diễn biến phức tạp trong tháng dẫn tới một số nhà máy bị ngưng hoặc giảm công suất, vốn thực hiện trong tháng 8 giảm 12,2% so với tháng 8/2020 và giảm 14,3% so với tháng trước. Tuy nhiên, tính cả 8 tháng đầu năm vốn thực hiện vẫn tăng nhẹ.

Tình hình xuất, nhập khẩu:

Xuất khẩu:Kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNNtiếp tục tăng trong 8 tháng đầu năm, song mức độ tăng giảm nhẹ so với 7 tháng. Xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt156,9 tỷ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ, chiếm 73,8% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt 155,9 tỷ USD, tăng 25,9% so với cùng kỳ, chiếm 73,3% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Nhập khẩu: Nhập khẩu của khu vực ĐTNN ước đạt 140,2 tỷ USD, tăng 36,4% so cùng kỳ và chiếm 64,8% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2021, khu vực ĐTNN xuất siêu gần16,7 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 15,6 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu 20,4 tỷ USD.

1.2. Tình hình đăng ký đầu tư

Tính đến 20/08/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN đạt 19,1 tỷ USD, bằng 97,9% so với cùng kỳ năm 2020. Cùng với vốn đăng ký mới tiếp tục duy trì tăng thì vốn điều chỉnh cũng đã tăng nhẹ trở lại sau khi giảm trong 7 tháng. Chỉ có GVMCP vẫn tiếp tục giảm, song mức giảm cũng đang được cải thiện dần.

Trong đó:

Vốn đăng ký mới: Có1.135 dự án mới được cấp GCNĐKĐT (giảm 36,8%), tổng vốn đăng ký đạt gần 11,33 tỷ USD (tăng 16,3%so với cùng kỳ).

Vốn điều chỉnh:Có 639 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư(giảm 11%), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 5 tỷ USD(tăng 2,3%so với cùng kỳ).

Góp vốn, mua cổ phần: Có 2.720 lượt GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 43,4%), tổng giá trị vốn góp đạt gần 2,81 tỷ USD(giảm 43,4% so với cùng kỳ).

 (Biểu số liệu chi tiết tại Phụ lục I kèm theo).

  Theo lĩnh vực đầu tư:

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạtgần 9,3 tỷ USD,chiếm 48,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 5,5 tỷ USD, chiếm 28,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt gần 1,6 tỷ USD và trên 734 triệu USD. Còn lại là các lĩnh vực khác.

Theo đối tác đầu tư:

Đã có 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 8 tháng đầu năm. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 6,2 tỷ USD, chiếm gần 32,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 5% so với cùng kỳ 2020; Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,2 tỷ USD, chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư, tăng 94,9% so với cùng kỳ[1]. Vốn đầu tư của Singapore và Nhật Bản chủ yếu theo hình thức đầu tư mới, chiếm lần lượt 79,4% và 73,9% tổng vốn đăng ký của 2 quốc gia này.Hàn Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,4 tỷ USD, chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư, giảm 17,8% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,…

Trong 8 tháng 2021, vốn đầu tư của Singapore gấp 1,9 lần vốn đầu tư của Nhật Bản và gấp gần 2,6 lần vốn đầu tư của Hàn Quốc do Singapore có dự án lớn 3,1 tỷ USD. Riêng dự án này đã chiếm tới 50% tổng vốn đầu tư của Singapore. Hàn Quốc mặc dù chỉ xếp thứ 3 về vốn đầu tư, song lại là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới cũng như số lượt dự án điều chỉnh vốn[2]. Như vậy, nếu xét về số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư nhất trong 8 tháng.

Theo địa bàn đầu tư:

Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 58 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 8 tháng đầu năm. Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng kýtrên 3,6 tỷ USD, chiếm 18,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó có dự án điện lớn lên tới 3,1 tỷ USD (chiếm tới 85,8% tổng vốn đầu tư của Long An).TP Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký gần 2,2 tỷ USD, chiếm 11,4% tổng vốn đầu tư. Bình Dương đứng thứ 3 với gần1,7 tỷ USD, chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt làCần Thơ, Hải Phòng, Hà Nội,..

          Nếu xét về số dự án, các nhà ĐTNN vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh. Trong đó, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả về số dự án mới (34%), số lượt dự án điều chỉnh (18,3%) và GVMCP (59,8%). Hà Nội tuy không thuộc top 5 địa phương thu hút ĐTNN trong 8 tháng, song xếp thứ 2 về số dự án mới (21,5%), số lượt dự án điều chỉnh (14,2%) và GVMCP (12,1%).

(Biểu số liệu chi tiết tại Phụ lục II kèm theo).

 Một số dự án lớn trong 8 tháng đầu năm 2021:

          (1) Dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore), tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD với mục tiêu truyền tải và phân phối điện, sản xuất điện tại Long An (cấp GCNĐKĐT ngày 19/3/2021).

(2) Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản), tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD với mục tiêu xây dựng một nhà máy nhiệt điện nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho lưới điện khu vực và hệ thống điện quốc gia tại Cần Thơ (cấp GCNĐKĐT ngày 22/01/2021).

(3) Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 750 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 04/02/2021).

(4) Dự án nhà máy sản xuất giấy Kraft Vina công suất 800.000 tấn/năm (Nhật Bản), tổng vốn đầu tư 611,4 triệu USD với mục tiêu sản xuất giấy kraft, giấy lót và giấy bao bì tại Vĩnh Phúc (cấp GCNĐKĐT ngày 23/7/2021).

(5) Dự án Nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam (Đài Loan), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 610 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 13/5/2021).

2. Nhận xét về tình hình đầu tư nước ngoài trong 8 tháng đầu năm 2021.

- Vốn đầu tư thực hiện của các dự án ĐTNN trong 8 tháng đầu năm tăng 2% so với cùng kỳ, giảm 1,8 điểm phần trăm so với 7 tháng đầu năm[3]. Đại dịch covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tiếp tục có tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khu vực phía Nam.

- Vốn đầu tư điều chỉnh đã tăng trở lại sau khi giảm nhẹ trong 7 tháng (tăng 2,3%). Vốn đầu tư đăng ký mới tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2020 và đạt mức tăng mạnh hơn so với 7 tháng đầu năm (tăng 16,3%)[4]. Tuy số lượng dự án cấp mới, điều chỉnh vẫn giảm so với cùng kỳ (tương ứng 36,8% và 11%) song mức độ giảm cũng đang được cải thiện dần. Việc suy giảm số dự án này chủ yếu tập trung vào nhóm dự án quy mô nhỏ (dưới 5 triệu USD), trong khi số lượng các dự án quy mô lớn (trên 50 triệu USD) vẫn duy trì tăng mạnh trong 8 tháng năm 2021[5]. 

- Đầu tư theo phương thức GVMCP trong 8 tháng đầu năm 2021 vẫn tiếp tục giảm cả về số lượt GVMCP lẫn giá trị vốn góp, song mức độ giảm cũng được cải thiện hơn[6].

- Xuất nhập khẩu của khu vực ĐTNN tiếp tục tăng trong 8 tháng đầu năm. Khu vực ĐTNN xuất siêu 16,7 tỷ USD kể cả dầu thô. Tuy nhiên, mức xuất siêu của khu vực ĐTNN không đủ bù đắp phần nhập siêu 20,4 tỷ của khu vực trong nước. Vì vậy cả nước nhập siêu 3,7 tỷ USD trong 8 tháng. Mức độ nhập siêu của cả nước đang tăng dần so với các tháng trước[7], càng cảnh báo hơn nữa tác động tiêu cực và sức chống chịu của khu vực trong nước trước đại dịch.

Một số nguyên nhân làm giảm số lượng dự án cấp mới, điều chỉnh và GVMCP

* Nguyên nhân khách quan:

- Dòng vốn ĐTNN toàn cầu suy giảm mạnh, làm ảnh hưởng đến dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam.

- Sự cạnh tranh trong thu hút ĐTNN giữa các quốc gia ngày càng gia tăng.

- Hoạt động M&A toàn cầu giảm sút.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc của Việt Nam (giảm số lượng, tăng về chất lượng) làm loại bỏ các dự án quy mô nhỏ, ít giá trị gia tăng.

- Việc hạn chế nhập cảnh và chính sách cách ly dài ngày làm chững lại các đoàn chuyên gia và nhóm phát triển dự án vào Việt Nam khảo sát và làm các thủ tục đầu tư. Ngoài ra, việc phong tỏa nhà máy và hạn chế di chuyển của người lao động trong các KCN làm đình trệ sản xuất, giảm công suất và sản lượng, đứt gãy chuỗi cung ứng cũng góp phần làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư mới đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam.

- Do đóng cửa nhà máy, thiếu hụt lao động để sản xuất nên nhiều đơn hàng phải chuyển sang các địa bàn khác trong chuỗi cung ứng. Tuy đây chỉ là giải pháp tạm thời, nhưng nếu kéo dài tình trạng này thì có khả năng nhà đầu tư sẽ chuyển sản xuất sang nước khác.

3. Tình hình ĐTNN luỹ kế tới 20/08/2021

Tính lũy kế đến ngày 20/08/2021, cả nước có 34.072 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 400,6 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 243,44tỷ USD, bằng 60,8% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

- Theo lĩnh vực: các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 235,7 tỷ USD, chiếm 58,8% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với61,2 tỷ USD (chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện với 33,9 tỷ USD (chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư).

- Theo đối tác đầu tư: Trong tháng 8/2021, có dự án mới đến từ nhà đầu tư Albania, nâng tổng số quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam lên 141. Trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký trên 72,3 tỷ USD (chiếm 18,1% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ hai với 63,8 tỷ USD (chiếm 15,9% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Hồng Kông.

- Theo địa bàn: ĐTNN đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó TP Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút ĐTNN với gần 49,1 tỷ USD (chiếm 12,3% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là Bình Dương với gần 36,9 tỷ USD (chiếm 9,2% tổng vốn đầu tư); Hà Nội với gần 36,7 tỷ USD (chiếmgần 9,2% tổng vốn đầu tư).

(Biểu số liệu chi tiết tại Phụ lục III kèm theo)



[1] Vốn đầu tư của Nhật Bản tăng mạnh so với cùng kỳ do có dự án điều chỉnh vốn lớn 1,31 tỷ USD.

[2] 8 tháng năm 2021, Hàn Quốc chiếm 22,1% số dự án mới (gấp lần lượt 1,8 lần và 2,1 lần số dự án mới của Singapore, Nhật Bản); chiếm 28% số lượt dự án điều chỉnh vốn (gấp lần lượt 3 lần và 2,2 lần số lượt điều chỉnh vốn của Singapore và Nhật Bản).

[3] 7 tháng đầu năm 2021, vốn thực hiện tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2020.

[4] 7 tháng đầu năm 2021, vốn đăng ký mới tăng 7% so với cùng kỳ năm 2020.

[5]Trong 8 tháng năm 2021 số lượng dự án quy mô nhỏ (dưới 5 triệu USD) giảm 41,2%, trong khi số lượng các dự án quy mô lớn (trên 50 triệu USD) vẫn tăng 52,3% so với cùng kỳ 2020.

[6] Giá trị GVMCP 8 tháng năm 2021 giảm 42,9%; 7 tháng năm 2021 giảm 55,8%. Số lượt GVMCP 8 tháng năm 2021 giảm 43,4%; số lượt GVMCP 7 tháng năm 2021 giảm 46,1%.

[7] 7 tháng đầu năm 2021 cả nước nhập siêu 2,5 tỷ USD; 6 tháng đầu năm 2021 cả nước nhập siêu 1,5 tỷ USD.