Bài hát đồng quê hàng đầu năm 1991 năm 2022

Thông tin thêm về Tác giả: 

ĐỖ NHUẬN

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận, sinh ngày 10 tháng 12 năm 1922, mất ngày 18 tháng 5 năm 1991 - quê ở thôn Hoạch Trạch xã Thái Học, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương. Nguyên Tổng thư ký đầu tiên của Hội nhạc sĩ Việt Nam khóa I và II từ năm 1958 đến năm 1983.

Bài hát đồng quê hàng đầu năm 1991 năm 2022

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận

SỰ NGHIỆP

Thuở nhỏ, Đỗ Nhuận có nhiều năm sống ở thành phố Hải Phòng cùng bố là người phục vụ trong đội quân nhạc với vai trò là "Lính kèn tây". Năm 14 tuổi, Đỗ Nhuận tham gia hướng đạo sinh, hát những bài hát Pháp và châu Âu. Sau đó ông học sáo Trúc, Tiêu, đàn Nguyệt, đàn Bầu, đàn Tứ; ông cũng học Guitar, Banjo, Harmonica, Violon, baian qua những người Nga sống ở Hà Nội.

Năm 1939, khi Đỗ Nhuận 17 tuổi, ông bắt đầu sáng tác với ca khúc "Trưng Vương" và ngay lập tức được phổ biến rộng rãi. Từ thành công ban đầu, Đỗ Nhuận tự tin viết nhiều ca khúc như  Chim than, Lời cha già, Đường lên ải Bắc... Ca cảnh Nguyễn Trãi - Phi Khanh gồm 3 ca khúc "Chim than - Lời cha già - Đường lên ải Bắc" được Đỗ Nhuận viết trong hai năm 1940 và 1941 đều bắt nguồn từ những cảm xúc ban đầu ấy.

Năm 1943, Đỗ Nhuận tham gia cách mạng, in rải truyền đơn và bị bắt giam vào nhà lao Hải Dương, bị đưa về Hỏa Lò rồi đầy lên Sơn La. Thời gian ở tù, Đỗ Nhuận đã viết nhiều ca khúc cách mạng như: Chiều tù, Côn Đảo, Hận Sơn La, Tiếng gọi tù nhân, Viếng mồ tử sĩ, Du kích ca...

Trong thời gian hoạt động cách mạng, Đỗ Nhuận viết nhiều ca khúc như: Nhớ chiến khu, Đường trường vô Nam, Tiếng súng Nam Bộ, Bé yêu Bác Hồ, Ngày Quốc hội, Du kích ca, Đoàn lữ nhạc, Hành quân xa, Trên đồi Him Lam, Chiến thắng Điện Biên, Tình Việt Bắc, Lửa rừng, Tiếng hát đầu quân, Áo mùa đông, Đèo bông lau... Trong số đó, phải kể đến ca khúc nổi tiếng như "Hành quân xa" và "Đoàn lữ nhạc", hay như trường ca bất hủ "Du kích sông Thao", rồi đến "Chiến thắng Điện Biên" trở thành nhạc hiệu của các chương trình phát thanh và truyền hình cho đến tận ngày nay.

Sau năm 1954, Đỗ Nhuận tiếp tục sáng tác khí nhạc với các tác phẩm: khúc biến tấu trên chủ đề dân ca cho flute và piano Mùa xuân trên rừng (1963), tứ tấu đàn dây Tây Nguyên (1964), ba biến tấu cho violon và piano (1964), tổ khúc giao hưởng Điện Biện (1965), giao hưởng thơ Đimit'rov (1981)... Ngoài ra, còn phải kể đến kịch múa rối Giấc mơ bé Rồng (1968), kịch múa Mở biển (1973) và nhạc nền trong các phim tài liệu và phim truyện: Chiến thắng Điện Biên (1954), Nguyễn Vǎn Trỗi (1965), Mở đường Trường Sơn (1972), Lǎng Bác Hồ (1975).

Đỗ Nhuận cũng là nhạc sĩ duy nhất trong thế hệ đầu của tân nhạc được đào tạo bài bản tại Nhạc viện Tchaikovsky từ năm 1960 đến 1962. Ông là một trong những người đặt nền móng cho thể loại nhạc kịch theo truyền thống của opera phương Tây. Những thể nghiệm đầu tiên của ông xuất hiện từ những nǎm 1950 là các ca kịch ngắn: Cả nhà thi đua, Sóng cả không ngã tay chèo, Anh Pǎn về bản, Hòn đá. Những thập niên 70 - 80 của thế kỉ trước, Đỗ Nhuận viết các vở nhạc kịch: Chú Tễu, Ai đẹp hơn ai, Trước giờ cưới, Quả dưa đỏ... Ông là nhạc sĩ Việt Nam đầu viết opera với vở Cô Sao (1965), rồi sau đó là Người tạc tượng (1971)....

Ngoài sáng tác, Đỗ Nhuận còn viết báo, tham gia phê bình âm nhạc.

CA KHÚC

  • Áo mùa đông
  • Bài ca cách mạng tiến quân
  • Bé yêu Bác Hồ
  • Chiều tù
  • Côn Đảo
  • Chiến thắng Điện Biên
  • Chim than
  • Đèo bông lau
  • Đoàn lữ nhạc
  • Đồng chí ta ơi
  • Du kích ca
  • Du kích sông Thao
  • Đường lên ải Bắc
  • Đường trường vô Nam
  • Em là thợ quét vôi
  • Giặc đến nhà ta đánh
  • Hận Sơn La
  • Hành quân xa
  • Hát mừng các cụ dân quân
  • Lời cha già
  • Lửa rừng
  • Ngày Quốc hội
  • Nhớ chiến khu
  • Thắm hoa núi rừng
  • Thương binh ca
  • Tiếng gọi tù nhân
  • Tiếng hát đầu quân
  • Tiếng súng Nam Bộ
  • Tình Việt Bắc
  • Trai anh hùng gái đảm đang
  • Trên đồi Him Lam
  • Trông cây lại nhớ đến Người
  • Trưng Vương
  • Vì tiền tuyến
  • Viếng mồ tử sĩ
  • Việt Nam quê hương tôi
  • Vui mở đường

KHÍ NHẠC

  • Khúc biến tấu trên chủ đề dân ca cho flute và piano Mùa xuân trên rừng (1963)
  • Tứ tấu đàn dây Tây Nguyên (1964)
  • Ba biến tấu cho violon và piano (1964)
  • Tổ khúc giao hưởng Điện Biện (1965)
  • Giao hưởng thơ Đimit'rov (1981)
  • Violon và dàn nhạc Vũ khúc Tây Nguyên

NHẠC KỊCH

  • Ai đẹp hơn ai
  • Anh Pǎn về bản
  • Cả nhà thi đua
  • Chú Tễu
  • Đêm vui không ngủ
  • Hòn đá
  • Nguyễn Trãi - Phi Khanh
  • Ông Đá
  • Quả dưa đỏ
  • Sóng cả không ngã tay chèo
  • Trước giờ cưới
  • Cô Sao (1965)
  • Người tạc tượng (1971)
  • Nguyễn Trãi (1980)

NHẠC MÚA - NHẠC PHIM

  • Giấc mơ bé Rồng (1968)
  • Mở biển (1973)
  • Chiến thắng Điện Biên (1954)
  • Nguyễn Vǎn Trỗi (1965)
  • Mở đường Trường Sơn (1972)
  • Lǎng Bác Hồ (1975).

TẶNG THƯỞNG

  • Huân chương Độc lập hạng Nhì
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh
  • Huân chương Chiến sĩ hạng Nhì
  • Huân chương Chiến thắng hạng Nhì

Thông tin thêm: 

TRỌNG TẤN

Trọng Tấn (sinh năm 1976) là một ca sĩ Việt Nam người Thanh Hóa có sở trường là các nhạc phẩm truyền thống và cách mạng. Trọng Tấn tốt nghiệp nhạc viện Hà Nội và trở nên nổi tiếng khi đoạt giải nhất Giọng hát hay Hà Nội năm 1997 và giải nhất Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc năm 1999.

Bài hát đồng quê hàng đầu năm 1991 năm 2022

Ca sĩ Trọng Tấn

TIỂU SỬ

Trọng Tấn tên thật là Vũ Trọng Tấn [1], sinh tại Thanh Hoá trong một gia đình có bốn anh chị em. Anh bắt đầu tham gia hoạt động văn nghệ từ khi còn là học trò trường Đào Duy Từ (Thanh Hoá). Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, Trọng Tấn dự định thi vào 3 trường Đại học Kiến Trúc, ĐH Tài Chính và Nhạc viện Hà Nội. Nhưng sau đó anh quyết định thi vào một trường duy nhất - Nhạc viện Hà Nội, và trở thành sinh viên của trường.

Lần đầu tiên từ Thanh Hóa ra Hà Nội là để nộp đơn thi vào Nhạc viện, dù học khối A, và chưa có kiến thức gì về nhạc lý. Vào ký túc xá, gặp bạn, Trọng Tấn được giới thiệu gặp NSND Trần Hiếu khi đó là giảng viên của trường, nhưng vì xin học muộn quá nên thầy không nhận. Chỉ còn 12 ngày nữa là thi, thầy bảo tự tập, nhưng khi tình cờ nghe Trọng Tấn hát, Trần Hiếu bảo hát lại và nhận dạy luôn. Trọng Tấn là một trong ba người thi đỗ khóa ấy.

Sau khi tốt nghiệp Học viện, Trọng Tấn làm giảng viên tại khoa Thanh nhạc của trường và tiếp tục theo nghiệp ca sĩ.

SỰ NGHIỆP

Ca sĩ Trọng Tấn thường chọn những ca khúc cách mạng của những nhạc sĩ như Huy Du, Hoàng Việt, Thái Cơ, Phan Huỳnh Điểu v.v. để hát. Không những thế, những bản tình ca lãng mạn về tình yêu mà một số nhạc sĩ đã 'rút ruột nhả tơ cho đời', cũng được anh lặng lẽ đón nhận và chuyển tải nó một cách cảm động đến với công chúng yêu nhạc.

Trọng Tấn đã phát hành một số album như Một Chặng Đường, Rặng Trâm Bầu và album mới nhất Tình Yêu Trên Dòng Sông Quan Họ (năm 2008).

Đăng ngày 28/05/2013 - 23:39

ca khúc: 

VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI

Một vị khách nước ngoài hỏi tôi: Tại sao Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh ác liệt nhất, thế mà một nhạc sĩ tiên phong trong dòng nhạc cách mạng như Đỗ Nhuận lại viết nên ca khúc “Việt Nam quê hương tôi” thanh bình và lãng mạn đến vậy? Câu trả lời có thể là: Lòng khao khát hòa bình.

Bài hát đồng quê hàng đầu năm 1991 năm 2022

Việt Nam quê hương tôi (Ảnh Orient Sea - Nguồn Flickr)

Tôi nhớ mãi buổi chiều cuối thu ấy, tôi cùng vị khách người nước ngoài đi dạo trên đường Thanh Niên ngắm cảnh Hồ Tây, ngắm đền Quán Thánh và ngắm chùa Trấn Quốc. Một ông lão mù cùng đứa trẻ đi bán sáo Trúc rong, ông thổi bài “Việt Nam quê hương tôi” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Thấy vị khách tò mò, tôi mua tặng anh cây sáo. Trong nắng chiều Hà Nội hanh hao, nghe tôi kể qua về bài hát và thổi tặng anh nét giai điệu “Việt Nam quê hương tôi”, anh đã không cầm được những giọt nước mắt vì xúc động…

Chiều cuối thu, thoảng mùi hương hoa sữa nở muộn, phía trước chúng tôi là mặt nước Hồ Tây mênh mông sóng gợn, thấp thoáng bóng sâm cầm đang bay tìm về tổ. Sau lưng chúng tôi là Hồ Trúc Bạch được ngăn cách với Hồ Tây bởi con đường rợp bóng liễu vàng mà xưa kia gọi là đường Cổ Ngư, còn hôm nay được Bác Hồ đặt tên là đường Thanh Niên. Gần nửa thế kỉ trước, cũng vào mùa thu, nơi đây John McCain trong một phi vụ lái máy bay oanh tạc Hà Nội đã bị bắn rơi xuống lòng hồ Trúc Bạch. Chiến tranh khi đó càng ngày càng leo thang để rồi 1 năm sau ngày McCain bị bắn rơi là Chiến dịch tết Mậu Thân lịch sử với bao nhiêu hi sinh chết chóc. Bài hát “Việt Nam quê hương tôi” ra đời trong những ngày khói bom ác liệt đó, đúng vào năm 1968.

Tôi kể cho anh bạn nghe về cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, về nhạc sĩ Đỗ Nhuận, về hoàn cảnh ra đời bài hát, về nội dung ca từ. Rồi tôi cầm cây sáo Trúc thổi lại giai điệu “Việt Nam quê hương tôi” mà ông già mù bán sáo rong vừa thổi. Anh bạn xúc động bảo rằng nét giai điệu mang âm hưởng đồng quê: giản dị, dễ nghe, dễ nhớ và dễ đi vào lòng người. Tôi cũng có chung suy nghĩ ấy. Cho dù ca khúc không sử dụng chất liệu dân gian nhưng rõ ràng âm hưởng đồng quê đã vang lên trong từng nốt nhạc, từng lời ca. Như chính cuộc đời nhạc sĩ Đỗ Nhuận, trước khi đến với các nhạc khí phương Tây, ông đã từng học nhiều nhạc cụ dân tộc như sáo Trúc, sáo Tiêu, đàn Nguyệt, đàn Tứ, đàn Bầu. Có lẽ vì thế mà ở ca khúc này Đỗ Nhuận không có chủ ý sử dụng chất liệu dân gian nhưng nét nhạc vẫn đưa tâm hồn người nghe về với cội nguồn của dân gian? Cũng có thể một phần lí do chất dân gian luôn thấm đẫm trong tâm hồn người Việt bởi một quốc gia có bốn nghìn năm lịch sử với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc mà nhạc sĩ Đỗ Nhuận cũng chính là người chịu chung sự ảnh hưởng đó.

Anh bạn người nước ngoài đã có thể huýt sáo đoạn đầu ca khúc, bắt đầu từ chỗ có lời ca, từ nốt Si giáng ô nhịp đầu, qua nốt Si giáng ô nhịp thứ 5, đến nốt La giáng ở ô nhịp thứ 15. Ca khúc viết ở giọng Đô trưởng đơn giản, mộc mạc mà khỏe khoắn như chính bản chất của người dân Việt. Sự xuất hiện của nốt Si giáng ngay từ đầu lời ca giống như giọng thứ làm cho giai điệu trở nên đằm thắm, tha thiết. Một điểm đặc biệt nữa là trong toàn nét giai điệu của lời ca không có không hề có mặt nốt Fa bậc bốn và nốt Si bình nên dù là gam Đô trưởng của điệu thức phương Tây nhưng lại phảng phất điệu thức 5 âm của nhạc truyền thống Việt Nam. Chỉ cần đúng 3 nốt giáng với sự vắng mặt của nốt Fa bậc 4 và nốt Si bình cũng đủ làm cho ca khúc mang nét đặc trưng của âm nhạc đồng quê vừa thân quen, vừa gần gũi, song toàn bài vẫn toát lên sự sang trọng và hào hoa. Vượt ra khỏi phạm vi âm nhạc, thì đây chính là bản chất mang tính triết học của con người Việt Nam . Gần nửa thế kỉ nay, bất kể người dân Việt nào cũng biết ca khúc “Việt Nam quê hương tôi”. Đa số người dân quê không biết đến một nốt nhạc nhưng họ có thể ngân nga theo nét giai điệu, có thể hát thành bài, có thể huýt sáo, hay có thể tấu lên bằng một nhạc cụ nào đó. Và sẽ không có gì lạ mỗi khi về các làng quê thấy thấp thoáng sau lũy tre làng vang lên giai điệu của ca khúc “Việt Nam quê hương tôi”. Đó là những trưa hè oi ả với tiếng mẹ ru con, là những buổi chiều trẻ mục đồng chăn trâu thổi sáo, là những đêm hè gió mát trăng thanh ngân nga giai điệu tiếng đàn Bầu... Ca khúc bằng cách này cách khác, theo những cách tự nhiên nhất đã đi vào sâu thẳm cõi lòng, vào con tim khối óc từ mỗi người dân đất Việt.

Có một điều lạ mà anh bạn người nước ngoài nhận ra rằng, ông già mù thổi sáo ở ô nhịp thứ 15 là nốt Re đen luyến lên Sol, trong khi tôi thổi từ nốt Re đen luyến lên La giáng. Đây chính là cách thức hòa thanh cổ điển phương Tây, với quãng 5 giảm là quãng nghịch nên cần phải giải quyết triệt để, nghĩa là khẳng định lại giọng Đô trưởng một cách chắc chắn chứ không phải là sự chuyển điệu hay li điệu. Đây là một điểm nhấn quan trọng của ca khúc. Nhưng trong kĩ thuật đàn Bầu, từ nốt Re đen luyến lên La giáng khó hơn là dừng ở nốt Sol; và ngay sau đó là trở về nốt Mi bình với quãng rộng lại nhấn trái chiều nên kĩ thuật sẽ trở nên khó khăn, thành ra các nghệ sĩ quen dừng ở nốt Sol dây buông thay vì lên nốt La giáng. Dần dà các nhạc cụ khác cũng bắt chước đàn Bầu chới với ở nốt Sol. Tôi nói vui với anh bạn, có lẽ tại người Việt đôi khi hay cho phép mình dễ dãi, vì thế mà cũng không thể trách ông già mù bán sáo rong đã thổi sai mất một nốt…

Dường như câu chuyện chiến tranh Việt Nam với hình ảnh phi công John McCain bị bắn hạ giữa hồ Trúc Bạch cứ ám ảnh anh bạn người nước ngoài. Không ám ảnh làm sao được khi chiến tranh với sức hủy diệt khủng khiếp đã đẩy cả một dân tộc ngập chìm trong bao nhiêu đau thương tang tóc. Điều ngạc nhiên là giữa cái sống và cái chết cận kề, sứ mệnh của người nhạc sĩ cách mạng là viết lên những bản hùng ca thúc giục tinh thần đấu tranh anh dũng của chiến sĩ, vậy mà tại sao nhạc sĩ Đỗ Nhuận lại viết được một ca khúc thanh bình và lãng mạn đến thế? Phải chăng nhạc sĩ Đỗ Nhuận được “lựa chọn” để nói lên tiếng nói của con dân đất Việt từ ngàn xưa đến nay, rằng dân tộc Việt Nam luôn mong mỏi hòa bình, càng trong những hoàn cảnh phải đối diện với sự sống và cái chết thì lòng người lại càng khát khao ước muốn hòa bình mãnh liệt hơn bao giờ hết?

Chiến tranh đã lùi xa nửa thế kỉ, hôm nay người dân Việt đã chìa bàn tay thân ái đón chào nhân dân Mỹ, ca khúc “Việt Nam quê hương tôi” không chỉ như liều thuốc làm khép miệng vết thương năm xưa giữa hai dân tộc Việt Mỹ, mà ca khúc còn là lời mời gọi bạn bè năm châu hãy đến với Việt Nam, đến với một dân tộc khát khao hòa bình.

Trần Văn Phúc