Tính nào thu ngân sách cao nhất 2022

Bức tranh thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2022 của 63 tỉnh, thành phố có nhiều điểm đáng chú ý như Hưng Yên thu tăng mạnh nhất, gần 165% so với cùng kỳ, Thanh Hóa thu 6 tháng gần bằng cả năm được Trung ương giao.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, lũy kế 6 tháng thu ngân sách nhà nước (NSNN) đạt 941.300 tỷ đồng, bằng 66,7% dự toán, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2021. Ngân sách tăng thu nhờ thu từ dầu thô và từ các sắc thuế như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.

Về phía địa phương, bức tranh thu NSNN của 63 tỉnh, thành phố đã hoàn chỉnh khi các UBND đều đã công bố số liệu kinh tế 6 tháng đầu năm 2022. 

Tổng cục Thuế mới đây cũng cho biết cả nước có 60/63 địa phương có số thu NSNN đạt trên 50% dự toán. Trong đó, đáng chú ý một số địa phương thu 6 tháng so với dự toán năm đạt cao như: Hưng Yên, Bắc Giang, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Bà Rịa-Vũng Tàu và Kon Tum. 

TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng thu ngân sách cao nhất 6 tháng 2022

Theo số liệu tổng hợp từ Cục Thống kê và UBND các tỉnh, thành phố, "quán quân" thu NSNN 6 tháng năm 2022 là TP HCM với 238.648 tỷ đồng, đạt 61,7% dự toán và tăng 17,5% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa gần 170.000 tỷ đồng và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 68.700 tỷ đồng. 

Xếp thứ hai là Hà Nội với thu NSNN nửa đầu năm 2022 đạt 164.875 tỷ đồng, đạt 58,5% dự toán, tăng 22,8%.

Lọt danh sách ba tỉnh thành thu NSNN nửa đầu năm cao nhất còn có Hải Phòng với 53.969,7 tỷ đồng, tăng18,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nội địa đạt 20.853 tỷ đồng, tăng 31,9% so cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 31.900 tỷ đồng tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.

Theo sát Hải Phòng là Bà Rịa - Vũng Tàu. Thu NSNN 6 tháng 2022 của tỉnh này ước đạt 53.364,3 tỷ đồng, bằng 74,6% dự toán, tăng 21,6% so cùng kỳ năm 2021. Trong đó, đáng chú ý thu từ dầu khí ước khoảng 19.780 tỷ đồng, đạt 119,2% dự toán, tăng 92,4% so cùng kỳ.  

Tính nào thu ngân sách cao nhất 2022

Bình Dương thu NSNN 6 tháng đầu năm nay cũng khá, lọt nhóm dẫn đầu với 34.800 tỷ. Dù vậy số thu này lại giảm nhẹ (-5%) so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, thu NSNN 6 tháng 2022 của Đồng Nai đạt  23.200 tỷ, nằm trong top 10, nhưng lại giảm nhẹ 9% so với nửa đầu 2021.

Hưng Yên thu ngân sách tăng mạnh nhất, gần 165%

Cái tên đáng chú ý khác trong danh sách phải kể đến Thanh Hóa khi mới qua 6 tháng đầu năm, tỉnh này đã thu ngân sách gần bằng cả năm được Trung ương giao.

Cụ thể, tỉnh được giao thu ngân sách 28.100 tỷ đồng năm nay, nhưng tính đến ngày 30/6, đã thu ngân sách gần 28.000 đồng. Địa phương đang phấn đấu thu hơn 40.000 tỷ đồng, vượt Trung ương giao 40%.  

Một tỉnh cũng gây chú ý khi có số thu ngân sách nửa đầu 2022 tăng mạnh so với năm ngoái, đến gần 165%, là Hưng Yên. 6 tháng 2021, tỉnh này thu ngân sách đạt hơn 9.500 tỷ, 6 tháng năm nay, đạt hơn 26.000 tỷ.

Tính nào thu ngân sách cao nhất 2022

Hưng Yên dẫn đầu về tốc độ tăng thu NSNN 6 tháng 2022 so với cùng kỳ. 

Cùng với Hưng Yên, Thanh Hóa, một số địa phương thu ngân sách tăng mạnh so với năm ngoái như Quảng Ngãi (thu ngân sách gần 17.000 tỷ, tăng gần 60%); Kon Tum (tăng 55,1%); Hà Tĩnh (thu ngân sách gần 10.000 tỷ, tăng 41,54%).

Tính nào thu ngân sách cao nhất 2022

Nhìn tổng quan thu NSNN của 63 tỉnh, thành, số liệu tổng hợp cho thấy đa phần các địa phương thu ngân sách trong khoảng 1.000 - 10.000 tỷ.

Cả nước có tỉnh Bắc Kạn và Điện Biên thu ngân sách 6 tháng 2022 dưới 1.000 tỷ. Nhóm thu ngân sách từ 1.000 - 5.000 tỷ đa phần là các địa phương thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc, ngoài ra còn có một số ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Xét theo vùng, ở Đồng bằng sông Hồng thì Hà Nội và Hải Phòng là hai thành phố dẫn đầu thu ngân sách. TP HCM dẫn đầu vùng Đông Nam Bộ.

Thái Nguyên, Hòa Bình thu ngân sách cao hơn các địa phương khác trong vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Trong khi đó ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Thanh Hóa thu NSNN cao nhất vùng. Ở vùng Tây Nguyên, quán quân thu ngân sách 6 tháng là Lâm Đồng. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, Long An thu ngân sách vượt cả Cần Thơ và cao nhất vùng.

Hồng Hà

Thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2022 do ngành Thuế quản lý ước đạt 775.262 tỷ đồng, bằng 66% so với dự toán pháp lệnh, bằng 117,6% so với cùng kỳ năm 2021. Bên cạnh những tỉnh, thành phố có số thu thuế trong top cao nhất cả nước vẫn còn nhiều tỉnh thu ngân sách từ thuế hạn chế.

Tính nào thu ngân sách cao nhất 2022

Tính nào thu ngân sách cao nhất 2022

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê mới được công bố ngày 29/8, tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng năm 2022 ước đạt 1.208,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,6% dự toán năm và tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, tổng thu ngân sách nhà nước tháng 8 ước đạt 106 nghìn tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng năm 2022 đạt 1.208,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,6% dự toán năm và tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, thu nội địa tháng 8 ước đạt 78.400 tỷ đồng. Lũy kế 8 tháng năm 2022 đạt 954.600 tỷ đồng, bằng 81,1% dự toán năm và tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước.

Thu từ dầu thô đã "cán đích" chỉ sau 5 tháng đầu năm. Còn trong tháng 8, khoản thu từ dầu thô ước đạt 6.200 tỷ đồng. Lũy kế 8 tháng năm 2022 đạt 51.100 tỷ đồng, vượt 81,2% dự toán năm và tăng mạnh mẽ 98,8% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tháng 8 ước đạt 16.600 tỷ đồng; lũy kế 8 tháng năm 2022 đạt 197.600 tỷ đồng, bằng 99,3% dự toán năm, chuẩn bị "cán đích" và tăng ấn tượng 21,5% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, hai khoản thu cán đích sớm là thu từ dầu thô và thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu.

Tính nào thu ngân sách cao nhất 2022
Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Về phía chi ngân sách, tổng chi ngân sách nhà nước tháng 8 ước đạt 123,7 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 8 tháng năm 2022 ước đạt 956,5 nghìn tỷ đồng, bằng 53,6% dự toán năm và tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước, đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng như chi trả kịp thời cho các đối tượng theo quy định.

Trong đó, chi thường xuyên 8 tháng năm 2022 đạt 677,3 nghìn tỷ đồng, bằng 60,9% dự toán năm và tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước;  chi trả nợ lãi 65,3 nghìn tỷ đồng, bằng 62,9% và giảm 9,4%.

Đáng quan ngại, chi đầu tư phát triển sau 8 tháng mới đạt 212,2 nghìn tỷ đồng, bằng 40,3% dự toán. Trong đó, vốn nước ngoài mới chi 4.879,65 tỷ đồng, đạt hơn 14% kế hoạch, giải ngân vốn ODA đang được đánh giá là chậm nhất so với các nguồn vốn. 

Đáng quan ngại, chi đầu tư phát triển sau 8 tháng mới đạt 212,2 nghìn tỷ đồng, bằng 40,3% dự toán. Điều này đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải tăng tốc quyết liệt trong thời gian tới.

Báo cáo mới đây của Bộ Tài chính chỉ rõ hiện vẫn còn tới 27 bộ và 3 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 20% như: Hội Nhà văn (5,42%); Văn phòng Trung ương Đảng (8,96%); Bộ Ngoại giao (11,87%); Bộ Giáo dục & Đào tạo (13%), tỉnh Cao Bằng (17,4%); tỉnh Hà Giang (19,12%)…

Về tình hình thực hiện chế độ báo cáo, Bộ Tài chính mới nhận được báo cáo định kỳ tình hình giải ngân tháng 8 của 18/51 bộ, cơ quan trung ương và 54/63 địa phương. Còn lại 33/51 bộ, cơ quan trung ương và 09/63 địa phương Bộ Tài chính chưa nhận được báo cáo.

Cũng theo Bộ Tài chính, để giúp doanh nghiệp góp phần tháo gỡ khó khăn, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển, các chính sách tài khoá được triển khai linh hoạt, chủ động. Ước tính các chính sách đã ban hành giảm, giãn thuế, phí các doanh nghiệp và người dân trong năm 2022 là 231 nghìn tỷ đồng.

Như vậy, 8 tháng của năm 2022, cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Ngân sách nhà nước thặng dư 251,7 nghìn tỷ đồng, cao nhất trong nhiều tháng trở lại đây.

Theo Niên giám thống kê năm 2021 của Tổng cục Thống kê, năm 2021, thu nhập bình quân (TNBQ) 1 người 1 tháng theo giá hiện hành đạt khoảng 4,205 triệu đồng, giảm khoảng 1,1% so với năm 2020.

Xét theo TNBQ của từng tỉnh, thành, Bình Dương là địa phương có TNBQ đầu người cao nhất cả nước với 7,123 triệu đồng/người/tháng.

Tính nào thu ngân sách cao nhất 2022

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Xếp ngay sau về TNBQ đầu người là TP. HCM (6,008 triệu đồng/người/tháng), Hà Nội (6,002 triệu đồng/người/tháng), Đồng Nai (5,751 triệu đồng/người/tháng) và Đà Nẵng (5,751 triệu đồng/người/tháng).

Nằm trong top 5 tỉnh, thành có TNBQ cao nhất cả nước, TP. HCM là địa phương đóng góp vào ngân sách Nhà nước (NSNN) nhiều nhất cả nước trong 8 tháng đầu năm 2022.

Cụ thể, thu ngân sách 8 tháng đầu năm của TP. HCM đạt gần 312.000 tỷ đồng, bằng 80,69% dự toán và tăng 21,34% so với cùng kỳ 2021.

Hà Nội là địa phương xếp thứ 2 về thu NSNN. Tổng thu ngân sách trên địa bàn Hà Nội 8 tháng năm 2022 ước thực hiện 223.100 tỷ đồng, đạt 71,6% dự toán, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Tính nào thu ngân sách cao nhất 2022

Nguồn: Cục Thống kê của địa phương

Trong 8 tháng đầu năm 2022, tỉnh Bình Dương đóng góp 44.700 tỷ đồng vào NSNN. Số tiền này bằng 99% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 75% dự toán HĐND tỉnh.

Theo Cục Thuế Đồng Nai, 8 tháng đầu năm 2022, toàn đơn vị thu NSNN được 28.870 tỷ đồng, đạt 75% dự toán pháp lệnh, nhưng giảm 13% so với cùng kỳ năm 2021.

Cục Thống kê Đà Nẵng cho biết, tổng thu NSNN trên địa bàn 8 tháng đầu năm 2022 đạt 16.650 tỷ đồng, tăng 21,1% so với cùng kỳ. Trong đó, thu ngân sách trung ương đạt 4.843 tỷ đồng, thu ngân sách địa phương đạt 11.807 tỷ đồng.