Thường trú có nghĩa là gì

Khái niệm

Là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Điều kiện đăng ký

Đăng ký thường trú tại tỉnh:

Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. 

Đăng ký thường trú tại Thành phố trực thuộc trung ương:

Công dân đáp ứng một trong các điều kiện sau:

  • Có chỗ ở hợp pháp 
  • Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình 
  • Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp; 
  • Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình,…

Nơi đăng ký: Tại công an quận, huyện, thị xã đối với thành phố trực thuộc trung ương hoặc tại công an xã, thị trấn thuộc huyện, công an thị xã đối với thành phố thuộc tỉnh và được cấp sổ hộ khẩu.

Thời hạn đăng ký

- Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và có đủ điều kiện đăng ký thường trú (ĐKTT) thì người thay đổi chỗ ở hợp pháp hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục ĐKTT tại chỗ ở mới.

- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu (SHK), người được người có SHK đồng ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục ĐKTT.

- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục ĐKTT.

Kết quả đăng ký

Được cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. (Khoản 3 Điều 23 Luật cư trú 2020).

2Địa chỉ tạm trú là gì?

Khái niệm

Là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú

Điều kiện đăng ký

Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.

Nơi đăng ký: Tại công an xã, phường, thị trấn và được cấp sổ tạm trú.

Thời hạn đăng ký

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.

Kết quả đăng ký

Được cập nhật thông tin về nơi tạm trú mớithời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. (Khoản 2 Điều 28 Luật cư trú 2020).

Bảng so sánh:

Tiêu chí Thường trú Tạm trú
Khái niệm Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú. (Khoản 8 Điều 3 Luật cư trú 2020) Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú. (Khoản 9 Điều 3 Luật cư trú 2020).
Thời hạn cư trú Không có thời hạn Có thời hạn
Nơi đăng ký thời hạn cư trú

Đối với thành phố trực thuộc Trung ương: Nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

Đối với tỉnh: Nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Tại công an xã, phường, thị trấn.
Điều kiện đăng ký

1. Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.

2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong một số trường hợp pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 20 Luật cư trú 2020.

Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. (Điều 27 của Luật cư trú 2020)

Kết quả đăng ký Được cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. (Khoản 3 Điều 23 Luật cư trú 2020). Được cập nhật thông tin về nơi tạm trú mớithời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. (Khoản 2 Điều 28 Luật cư trú 2020).

Tham khảo một số mẫu điện thoại giá tốt để tra cứu thông tin dễ dàng:

Thường trú có nghĩa là gì

Điện thoại OPPO A16K

Còn hàng3.290.000₫4.3/593 đánh giáXem chi tiết

Thường trú có nghĩa là gì

Điện thoại Nokia 105 Dual SIM

Còn hàng490.000₫3.9/596 đánh giáXem chi tiết

Thường trú có nghĩa là gì

Điện thoại Realme C35 64GB

Còn hàng3.990.000₫3.6/587 đánh giáXem chi tiết

Thường trú có nghĩa là gì

Điện thoại OPPO A76

Còn hàng5.990.000₫4.4/546 đánh giáXem chi tiết

 Xem thêm: 

Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi "địa chỉ thường trú, tạm trú là gì? Phân biệt thường trú và tạm trú". Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn!

Điều kiện đăng ký

Điều kiện ĐKTT tại tỉnh:

Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được ĐKTT tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

(Điều 19 Luật Cư trú 2006).

Điều kiện ĐKTT tại thành phố trực thuộc trung ương:

(1) Có chỗ ở hợp pháp; trường hợp ĐKTT vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ 01 năm trở lên; trường hợp ĐKTT vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ 02 năm trở lên;

(2) Được người có sổ hộ khẩu (SHK) đồng ý cho nhập vào SHK của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

- Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;

- Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

- Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;

- Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;

(3) Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ NSNN hoặc theo chế độ HĐLĐ không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;

(4) Trước đây đã ĐKTT tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;

(5) Trường hợp quy định tại các mục (1), (3) và (4) ĐKTT vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của HĐND thành phố;

- Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;

- Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

(6) Việc  ĐKTT vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật Thủ đô 2012.

(Khoản 2 Điều 1 Luật cư trú sửa đổi 2013).

Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được ĐKTT tại địa phương.

(Điều 30 Luật Cư trú 2006).