Quan hệ pháp luật tài chính công là gì

Luật tài chính công là bộ phận của luật tài chính, tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động tài chính, thu chỉ của Nhà nước.

Tuỳ thuộc vào sự phân chia hệ thống pháp luật ở mỗi nước mà các bộ phận pháp luật tài chính được xem là một ngành luật hoặc chia ra thành các ngành luật.

Hệ thống pháp luật của các nước theo hệ pháp luật châu Âu lục địa được chia thành công pháp và tư pháp thì luật tài chính thuộc luật công. Trong một thời gian dài bộ phận pháp luật điều chỉnh các quan hệ quản trị tài chính công được quan niệm là bộ phận cấu thành của luật hành chính. Do đó, cho đến cuối thế kỉ XIX, các cuốn sách giáo khoa về luật hành chính được ấn hành ở những nước này đều dành những chương cuối viết về luật tài chính công và thuế. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, các hoạt động của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính cũng ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp. Tương ứng với sự phát triển đó, bộ phận pháp luật điều chỉnh các quan hệ quản trị tài chính công cũng được chú trọng hơn. Điều đó dẫn đến hệ quả là bộ phận pháp luật điều chỉnh các quan hệ quản trị tài chính công ngày càng phát triển và có vị trí độc lập tương đối trong hệ thống pháp luật và được gọi là luật tài chính công. Luật tài chính công bao gồm các bộ phận cấu thành chủ yếu như sau: bộ phận pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ hoạt động của Nhà nước trong lĩnh vực ngân sách nhà nước; bộ phận pháp luật quy định địa vị pháp lí của các định chế tài chính công (ngân hàng trung ương, ngân khố quốc gia...) của doanh nghiệp công.

Trong xã hội tư sản, từ thế kỉ XIX trở về trước, tài chính công được hình thành trên nền tảng của nền kinh tế tự do cạnh tranh. Nhà nước lúc đó tách biệt chức năng chính trị với hoạt động kinh tế. Tài chính công chỉ là để phục vụ cho các hoạt động đơn thuần về mặt chính trị của Nhà nước. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đặc biệt từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 - 1933, vai trò của Nhà nước tư sản đã thay đổi, chức năng kinh tế ngày càng được chú trọng song song với chức năng chính trị vốn có.

Hệ thống pháp luật của các nước xã hội chủ nghĩa dựa vào tiêu chí là đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, được phân chia thành các ngành luật, trong đó có luật tài chính. Luật tài chính được quan niệm là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình lập, phân phối và sử dụng có kế hoạch các quỹ tiền tệ của Nhà nước, cần thiết cho việc thực hiện chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước xã hội chủ nghĩa nắm độc quyền kinh doanh bảo hiểm và ngân hàng nên các quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực này cũng mang đặc tính là quan hệ quản lí nhà nước. Do đó, ở các nước xã hội chủ nghĩa trong thời kì này, luật tài chính được quan niệm bao gồm các bộ phận: pháp luật về ngân sách nhà nước và thuế; pháp luật về tài chính của các doanh nghiệp nhà nước và các ngành kinh tế quốc dân; pháp luật về tín dụng nhà nước; pháp luật về bảo hiểm nhà nước (bảo hiểm thương mại); pháp luật về ngân hàng.

Ở Việt Nam hiện nay, việc phân chia hệ thống pháp luật còn có một số quan điểm khác nhau. Do đó, các quan niệm về cấu trúc của mô hình luật tài chính công được hiểu theo một nghĩa tương đối Trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ, đã xem cải cách tài chính công là một trong bốn nội dung cơ bản của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước.

Nguồn: luatminhkhue.vn

Luật tài chính công là bộ phận của luật tài chính, tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động tài chính, thu chi của Nhà nước. Như vậy thì luật tài chính công là gì? Luật tài chính công bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về luật tài chính công. Để tìm hiểu hơn về luật tài chính công các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về luật tài chính công nhé.

Quan hệ pháp luật tài chính công là gì

Luật tài chính công

Theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước 2015 (sửa đổi, bổ sung 2019) tại Khoản 10 Điều 3 về giải thích từ ngữ thì tài chính công được định nghĩa như sau:

  • Tài chính công bao gồm: ngân sách nhà nước; dự trữ quốc gia; các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; tài chính của các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị cung cấp dịch vụ, hàng hóa công, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có sử dụng kinh phí, ngân quỹ nhà nước; phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp; các khoản nợ công.

Tài chính công là đặc thù riêng trong pháp luật hiện hành và có thể thấy các đặc trưng của Tài chính công như sau:

  • Tài chính công thuộc sở hữu công cộng, sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện, thường gọi là sở hữu nhà nước. Quá trình tạo lập cũng như sử dụng quỹ tài chính công do nhà nước quyết định và thực hiện theo những quy định mà pháp luật quy định.
  • Các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ trong Tài chính công được sở dụng vì lợi ích chung của toàn xã hội, của toàn quốc, của cả cộng đồng, vì mục tiêu kinh tế vĩ mô, không vì mục tiêu lợi nhuận. Trong hoạt động tài chính công thì gồm các quan hệ giữa nhà nước với các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế khi đó, lợi ích chung được đặt lên hàng đầu và chi phối các quan hệ khác.
  • Về chủ thể trong tài chính công, các hoạt động thu, chi bằng tiền trong Tài chính công do Nhà nước hoặc các cơ quan , tổ chức của Nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động thu, chi đó.
  • Tài chính công có phạm vi hoạt động rộng trên hầu hết tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục, an ninh, quốc phòng văn hóa,…
  • Thu nhập của tài chính công được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau, sản xuất, kinh doanh, lưu thông, ở trong nước, ngoài nước,… Và thu nhập của tài chính công được lấy về bằng nhiều hình thức cũng như những phương pháp khác nhau.
  • Tài chính công là công cụ đảm bảo nguồn lực tài chính cho việc tồn tại và hoạt động có hiệu quả của nhà nước. Tài chính công huy động các nguồn lực từ mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế, địa vị xã hội để hình thành nên nguồn tài chính cho toàn quốc gia.
  • Tài chính công đóng vai trò phân phối nguồn đó cho từng các chủ thể, đảm bảo sự hoạt động của toàn bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng của nhà nước. 
  • Tài chính công thực hiện việc kiểm tra giám sát, đảm bảo cho các nguồn tài chính đã phân phối được sử dụng một cách hiệu quả, hợp lý, đúng mục đích.
  • Tài chính công mà trong đó đặc biệt là Ngân sách nhà nước đóng vai trò chỉ đạo trong nền kinh tế nhà nước. 
  • Tài chính công thực hiện thu các khoản thu các chủ thể khác trong nền kinh tế để tạo lập quỹ tiền tệ chung. 
  • Tài chính công cũng thực hiện các hoạt động đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đầu tư cho khoa học công nghệ, trang thiết bị,… tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong nền kinh tế mở rộng, phát triển.
  • Tài chính công đóng vai trò định hướng, hướng dẫn cho hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế như việc hướng dẫn tiêu dùng, đầu tư qua các chính sách về thuế
  • Tài chính công thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh doanh, định hướng đầu tư, điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế theo lãnh thổ, ngành nghề, lĩnh vực,.. ví dụ như việc miễn giảm thuế tại các khu vực công nghiệp, khu vực có điều kiện khó khăn,… nhằm thu hút đầu tư vào các khu vực này.
  • Tài chính công can thiệp, điều tiết thu nhập xã hội bằng công cụ thuế, để giảm bớt thu nhập cao, tăng dần các thu nhập thấp, thực hiện các hoạt động về an sinh xã hội, giúp đỡ các trường hợp khó khăn như trẻ em mồ côi, người khuyết tật,…

Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về luật tài chính công và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến luật tài chính công. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về luật tài chính công đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về luật tài chính công vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail:
  • Website: accgroup.vn