45 tuổi có nên thụ tinh trong ống nghiệm

Năm 2020

Khách sạn Eastin Grand, số 253 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, ...

Năm 2020

Khách sạn Eastin Grand, số 253 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, ...

45 tuổi có nên thụ tinh trong ống nghiệm

Hai bé Ngân - Nga và bố mẹ - Ảnh: VIỆT DŨNG

Tại buổi lễ, có rất nhiều gia đình đều là những cặp bố mẹ hiếm hoi, có nhà dành đến 23 năm đi chữa vô sinh, có gia đình cả hai vợ chồng đều bị liệt. Ông Minh, bà Hường đặc biệt bởi bà Hường sinh hai con gái khi đã 53 tuổi, còn ông 63. Năm nay, ông 69 tuổi, bà kém ông một thập kỷ, và họ đang chuẩn bị đưa con vào lớp 1.

Nữ bác sĩ 53 tuổi sinh con lần đầu

Trông như những người đang ở tuổi làm bà ngoại, bà nội, nhưng thực ra lại đang làm mẹ lần đầu nên bà Hường có những lúng túng khi 2 cô con gái chạy nô đùa khắp nơi.

Bà kể thời còn trẻ, mẹ bà kén rể rất kỹ bởi nghĩ con mình là bác sĩ thì rể chí ít cũng phải kỹ sư. Cứ kén mãi rồi đến năm bà Hường sắp sang tuổi 47 đúng là có một "ông" kỹ sư đến làm rể - ông Nguyễn Bình Minh, kỹ sư giao thông, hơn bà Hường đúng 10 tuổi, cao hơn 10cm, nặng hơn 10kg.

Lấy nhau khi tuổi cả hai đều đã lớn, chuyện con cái đối với họ là mơ ước nhưng ai cũng hiểu là khó. Mà đúng là khó thật. Lúc bà Hường còn trong độ tuổi sinh nở, ông bà cũng đi chạy chữa hết đông y đến tây y, đi đến mấy bệnh viện, lúc đến thì cũng khấp khởi hi vọng nhưng rồi lại đều "xôi hỏng bỏng không".

Rồi có người mách hi vọng cuối là nên đi làm thụ tinh trong ống nghiệm. Năm ấy, bà Hường đã 53, ông chồng tròn 63.

Ít ai ngờ rằng cả hai ông bà đều ở lứa tuổi cao như vậy, bà Hường lại đã quá tuổi sinh nở như thông thường, nhưng bà lại đậu thai ngay lần chuyển phôi đầu tiên. "Hôm ấy tôi đi từ phòng xét nghiệm xuống tầng 1 trong tâm trạng vỡ òa, xúc động quá, mình cũng đang chuẩn bị đón nhận những đứa con. Những bệnh nhân ở đây đều vỗ tay chúc mừng tôi" - bà Hường kể.

9 tháng thai kỳ của người mẹ cao tuổi như được "trời thương", hết sức nhẹ nhàng. Bà làm nhiệm vụ phó trưởng khoa phụ trách khoa nội thận - tiết niệu của một bệnh viện ở Hà Nội, công việc rất bận rộn nên bà đã đi làm đến tận sát ngày sinh, ông cũng vừa làm việc chuyên môn, vừa đi làm thêm.

Họ chuẩn bị cho những tháng ngày sắp tới, khi có con nhỏ, mà không phải là 1 mà những 2 đứa con nhỏ đến cùng lúc. Và ngôi nhà của vợ chồng ông bà đã có tiếng trẻ thơ sau gần bảy năm mong mỏi là hai bé Ngân - Nga.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, tất cả em bé được sinh từ những sản phụ cao tuổi (tổng số gần 10 bé) cho đến nay đều mạnh khỏe. Bé lớn nhất trong nhóm này như hai bé Ngân - Nga giờ đây chuẩn bị vào lứa tuổi tiểu học.

Cơ hội cho những sản phụ cao tuổi

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền, phó giám đốc Bệnh viện chuyên khoa Nam học và hiếm muộn Hà Nội, cho biết những sản phụ cao tuổi có nhiều nguy cơ rủi ro hơn so với mang thai khi tuổi bà mẹ còn trẻ.

Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi ảnh hưởng tới sức khỏe, chỉ những trường hợp đặc biệt, gia đình có mong muốn thiết tha làm mẹ, bác sĩ mới tiến hành thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

"Bà mẹ đó có thể đã mãn kinh rồi, bác sĩ điều kinh lại và chuẩn bị niêm mạc cũng khó khăn. Trứng của những bà mẹ cao tuổi như vậy cũng gần như không sử dụng được. Thứ 3 là những yếu tố về sức khỏe bà mẹ, tuổi càng cao sức khỏe bà mẹ càng suy giảm, quá trình mang thai, đi lại đều khó khăn đối với bà mẹ" - bà Hiền cho biết.

Trong những tình huống như vậy, sự chăm sóc của gia đình và bác sĩ, trong đó việc thăm khám để phát hiện những bất thường hoặc nguy cơ phải được tiến hành thường xuyên hơn. Cụ thể những nguy cơ như về đái tháo đường thai kỳ, bất thường thai nghén, huyết áp của sản phụ, các chức năng của sản phụ... có thể thay đổi, vừa ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và con.

Trong khoảng 5-6 năm trở lại đây, đã có một số sản phụ cao tuổi sinh con khi đã mãn kinh, nhờ hỗ trợ sinh sản tại một số bệnh viện, trong đó sản phụ cao tuổi nhất đã hơn 60 tuổi.

Nhiều người e ngại vì nguy cơ thai nhi gặp những bất thường do mẹ đã quá tuổi sinh nở, cũng có người lo rằng khi cha mẹ tuổi quá cao thì việc nuôi dạy các cháu sau này sẽ khó khăn bởi khoảng cách thế hệ quá xa, những ông bố bà mẹ quá lớn tuổi sẽ rất khó hiểu được mong muốn của con trẻ...

Nhưng nhìn ánh mắt của vợ chồng ông bà Minh - Hường, nhìn sự vui mừng của họ mới hiểu được gia đình này mong mỏi những tiếng cười thơ ngây của con trẻ như thế nào. Và giờ đây, khi có hai bé Ngân - Nga, niềm vui, mong mỏi của họ đã được đáp đền.

Có hôm không ăn gì, chỉ ngồi ngắm con!

"Những ngày đầu mới sinh hai cháu, vợ chồng tôi có những hôm không ăn gì, chỉ ngồi ngắm con, sao mà kỳ diệu như thế, từ không có hi vọng gì đến bế trong tay hai đứa con gái nhỏ, chúng khóc cũng thấy vui.

Trước đây nhà vắng vẻ, giờ thì bận rộn, lúc nào cũng có tiếng nói tiếng cười, hai đứa trẻ nghịch ngợm chạy qua chạy lại suốt ngày. Tôi thấy như trẻ lại, chu đáo hơn, giờ chỉ mong giữ được sức khỏe đến khi con trưởng thành" - ông Minh chia sẻ, mắt ông lấp lánh niềm vui.

45 tuổi có nên thụ tinh trong ống nghiệm
Thụ tinh miễn phí cho 44 cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn

LAN ANH

Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Hà - Trưởng khoa Phụ Sản - Bác sĩ Sản khoa Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Đã trả lời: Ngày 05/04/2021
Vô sinh - Hiếm muộn

Chào chị. Cảm ơn chị đã quan tâm và gửi câu hỏi đến Hệ thống Y tế Thu Cúc. Về thắc mắc của chị, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF) là kỹ thuật dùng tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ để thụ tinh trong phòng thí nghiệm, tạo thành phôi. Sau đó, phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của người vợ để bắt đầu một thai kì.

Độ tuổi của người mẹ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tỉ lệ thành công IVF. Ở độ tuổi càng trẻ, số lượng và chất lượng trứng trứng càng tốt, số phôi tạo thành càng nhiều. Nếu kết hợp với tinh trùng khỏe mạnh, cơ hội chuyển phôi thành công sẽ cao hơn.

Nếu quyết định tiến hành IVF ở độ tuổi trên 35 tuổi. Bạn sẽ cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng hơn về sức khỏe và cần có sự can thiệp của các kỹ thuật nhiều hơn trong IVF.

Ngoài ra, đối với độ tuổi trên 40 khi thụ thai tự nhiên hay mang thai bằng phương pháp IVF đều có một nỗi lo chung về vấn đề di truyền. Theo ghi nhận, khi phụ nữ ở độ tuổi 40 khi sinh con thì đứa trẻ sẽ dễ mắc hội chứng Down, tỷ lệ sẽ là trong 100 trẻ sẽ có 1 trẻ mắc bệnh. Con số này sẽ là 1/30 khi người mẹ bước sang tuổi 45.

Vậy nên, khi tiến hành IVF trong độ tuổi này, người mẹ  phải tiến hành sàng lọc phôi tiền làm tổ để kiểm tra yếu tố di truyền có bình thường hay không.

Thêm vào đó, những người mẹ mang thai trong độ tuổi 40 thường sẽ được chỉ định sinh mổ và sẽ phải đối mặt với nguy cơ xảy ra các biến chứng như em bé sinh ra nhẹ cân hay thai lưu. Tỷ lệ nữ giới thực hiện thụ tinh ống nghiệm ở tuổi 40 trở lên ghi nhận chỉ còn 5-15%.

Do đó, để chuẩn bị làm IVF, anh chị nên thăm khám càng sớm càng tốt do dự trữ buồng trứng sẽ càng ngày càng giảm theo thời gian, kéo theo khả năng thu được noãn cũng giảm xuống. Đồng thời, dựa trên xét nghiệm dự trữ buồng trứng (AMH) và các xét nghiệm thăm khám khác của cả vợ và chồng, các bác sĩ sẽ tư vấn kĩ càng hơn về tình trạng của mình cũng như tỷ lệ thành công khi làm IVF

Xin hỏi phụ nữ mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm có khác với mang thai tự nhiên không? (Hồ Nguyên Hạnh, Tam Trinh, Hà Nội).

45 tuổi có nên thụ tinh trong ống nghiệm

Trả lời:

Theo khuyến cáo, độ tuổi tốt nhất phụ nữ có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm là trước 35. Khi ấy, dự trữ và chất lượng buồng trứng đang ở giai đoạn tốt nhất, tránh được những rủi ro cho mẹ và con.

Bạn 40 tuổi nếu tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, tỷ lệ thành công sẽ thấp, khoảng 15%, do lứa tuổi này dự trữ và chất lượng buồng trứng kém dẫn tới chất lượng của phôi thấp hơn. Mặt khác, nữ giới hơn 35 tuổi khi mang thai sẽ có thể có một số bất thường về di truyền của phôi thai. Do đó, các bác sĩ luôn khuyến cáo phụ nữ trên 35 tuổi nên hạn chế mang thai và sinh nở.

Có thai trong trường hợp thụ tinh ống nghiệm không khác gì mang thai tự nhiên. Thông thường trong trường hợp thụ tinh ống nghiệm được hỗ trợ thai bằng thuốc nội tiết ít nhất trong khoảng 3 tháng đầu, tùy theo tiền sử thai nghén hoặc bệnh lý của mẹ, bác sĩ có thể chỉ định hỗ trợ kéo dài thêm. Để biết rõ hơn về trường hợp của mình, bạn nên tìm đến các bệnh viện uy tín có chuyên khoa hiếm muộn đểđược bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể hơn.

Bác sĩchuyên khoa Nam học và Hiếm muộnPhạm Văn Hưởng
Trưởng khoa Khám bệnh
Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội