Theo em có nên tiếp tục bảo tồn và khai thác các làng nghề truyền thống ở Bình Dương hay không

HNP – Phát triển làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là hướng đi tích cực để đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn, góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM. Hà Nội là “Đất trăm nghề” và đang trong xu thế phát triển mạnh. Song hành với những thuận lợi, các làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Vậy giải pháp nào để bảo tồn, phát triển làng nghề bền vững?

Thuận lợi xen lẫn khó khăn

Hà Nội hiện có 1.257 làng nghề và làng có nghề với 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước. Trong đó, có 308 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Theo ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội: Doanh thu của các làng nghề được công nhận năm qua đạt khoảng 22.000 tỷ đồng. Các làng nghề đã có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu qua các năm qua, trong đó, có khoảng 100 làng nghề đạt doanh số từ 10 đến 20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt từ 20 đến 50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm, đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương. Theo tính toán, thu nhập bình quân của người lao động ở các làng nghề ở mức từ 4 đến 5 triệu đồng/lao động/tháng.

Đáng chú ý, tại các làng nghề đã và đang xuất hiện những doanh nghiệp có quy mô lớn, mô hình sản xuất hộ gia đình có chiều hướng giảm, thay vào đó là doanh nghiệp và hợp tác xã có xu hướng tăng lên. Tỷ trọng của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tăng lên, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống. Phát triển làng nghề đã gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển hệ thống làng nghề với chuỗi đô thị nhỏ văn minh, lành mạnh.

Qua khảo sát, tổ chức sản xuất và phân công lao động tại các làng nghề tương đối hợp lý. Các hình thức sản xuất kinh doanh phong phú, đa dạng và chuyên nghiệp hơn. Trên địa bàn thành phố đã hình thành hệ thống doanh nghiệp thương mại sản xuất làm nòng cốt, có tác dụng mở rộng thị trường cho các sản phẩm làng nghề, góp phần tăng khối lượng hàng hoá xuất khẩu, hoạt động dịch vụ du lịch của thành phố. Hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội được nhiều người nước ngoài biết đến và ưa thích, ở cả châu Âu và một số nước châu Á…

Bên cạnh những kết quả đạt được, các làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố còn những hạn chế. Theo ông Lê Hồng Thăng, mặc dù thời gian qua, Chính phủ và thành phố đã có chính sách hỗ trợ vốn vay cho các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu, nhưng thực tế, có tới 80% các làng nghề, các chủ nghề không tiếp cận được với các nguồn vốn hỗ trợ, ưu đãi. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề còn bấp bênh, trải qua nhiều khâu trung gian, sức cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu kém, thường bị ép giá trên thị trường. Công tác quảng bá thương hiệu sản phẩm của làng nghề chưa mạnh. Công nghệ sản xuất các làng nghề phần lớn là thủ công, các sản phẩm xuất khẩu của các làng nghề có chất lượng chưa tốt, chưa đồng đều, trình độ thẩm mỹ chưa cao, mẫu mã ít được đổi mới.

Cơ sở hạ tầng của nhiều làng nghề trên địa bàn thành phố xuống cấp, mặt bằng của các cơ sở sản xuất chật hẹp, không có nơi để chứa nguyên liệu và sản phẩm. Hầu hết các làng nghề đều chưa có hệ thống hạ tầng đạt yêu cầu, như: Giao thông đã xuống cấp, hệ thống điện ở một số nơi chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, hệ thống cấp thoát nước còn chưa đồng bộ… Tình trạng ô nhiễm môi trường nguồn nước, không khí, tiếng ồn gia tăng do sản xuất xen lẫn với sinh hoạt. Một số làng nghề có tiềm năng phát triển du lịch còn hạn chế về mặt bằng để xây dựng trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, khu vệ sinh…

Giải pháp bảo tồn thiết thực

Trước thực trạng nêu trên, thời gian qua, thành phố đã có những định hướng cụ thể, như: Khôi phục, bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống; kết hợp phát triển làng nghề với du lịch; đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật để sáng tác mẫu mã, nâng cao trình độ tay nghề cho thợ trẻ, gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn và đầu tư xử lý môi trường làng nghề để đảm bảo phát triển bền vững…

Để phát triển làng nghề định hướng, nhiều chuyên gia, nhà quản lý ngành Công Thương cho rằng, thời gian tới, thành phố cần triển khai đồng bộ các giải pháp cơ bản. Theo đó, để bảo tồn và phát triển làng nghề, các nghề thủ công truyền thống trước tiên Hà Nội phải giải quyết vấn đề nhận thức của các cấp, các ngành, nhất người dân ở các làng nghề. Bởi nhiều giá trị văn hóa của làng nghề thủ công truyền thống dần bị mai một, bí quyết nghề nghiệp bị thất truyền cùng với sự ra đi của các nghệ nhân lớn tuổi. Những ý nghĩa văn hóa truyền thống của mỗi sản phẩm không được các thế hệ sau tiếp thu và phát huy một cách đúng mức sẽ dẫn đến mất bản sắc nghề. Thậm chí, còn có xu hướng thương mại hóa, chỉ hướng tới mục tiêu lợi nhuận làm cho giá trị văn hóa của sản phẩm thủ công truyền thống bị suy giảm, thương hiệu của làng nghề bị phai mờ.

Bên cạnh đó, các sở, ngành thành phố cần xem xét kỹ và nắm vững được những đặc thù của làng nghề thủ công truyền thống trước khi tham mưu ban hành chính sách, đầu tư cho các hoạt động bảo tồn, phục hồi và phát triển các làng nghề. Bảo tồn và phát triển làng nghề thủ công truyền thống phải đặt ra các yêu cầu về bảo lưu và giải quyết hài hòa các loại nguồn vốn để làng nghề có thể tiếp tục phát triển bền vững. Trước đây, trong các làng nghề thủ công thường tồn tại hai loại hoạt động sản xuất chính là hoạt động nông nghiệp và hoạt động phi nông nghiệp. Trong đó, sản xuất thủ công chiếm vị trí chủ đạo. Nhưng hiện nay, ngoài các loại hoạt động sản xuất cơ bản nói trên, trong các làng nghề còn xuất hiện thêm loại hình dịch vụ du lịch sinh thái.

Là một loại hình di sản văn hóa có tính liên ngành cao và có quan hệ mật thiết với đời sống sinh hoạt hằng ngày, cho nên hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong làng nghề thủ công truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội chỉ có thể hiệu quả khi giải quyết vấn đề hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Sản phẩm làm ra vừa phải chứa đựng những yếu tố văn hóa truyền thống, tiếp thu những tinh hoa của cha ông vừa phải đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội đương đại.

Việc đánh giá đúng vị trí, vai trò của nghề thủ công, từ đó thành phố đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp, có tính liên ngành không những giúp cho việc hỗ trợ cho nghề thủ công phát triển một cách bền vững mà còn góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển ổn định kinh tế, xã hội của Hà Nội.

H. Hải

LNV - Cùng với đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại trên địa bàn, tỉnh Bình Dương vẫn còn giữ được nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng về sơn mài, gốm, đan lát, chạm khắc gỗ... Trước yêu cầu phát triển mới, Bình Dương đã có nhiều giải pháp hỗ trợ, phát triển các làng nghề truyền thống trong đời sống kinh tế, xã hội, giữ gìn nét văn hóa đặc sắc của vùng đất phương Nam.

Trăn trở với làng nghề truyền thống Trở lại làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp (phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), chúng tôi cảm nhận được nhịp lao động vừa tất bật vừa chăm chút, tỉ mỉ, khéo léo của các nghệ nhân nơi đây. Sản phẩm của làng nghề chủ yếu về tranh, bàn, ghế, lọ hoa, quà tặng, vật phẩm trang trí trong nhà... với các đề tài truyền thống thiên nhiên, dân gian. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, làng nghề hình thành hai dòng sản phẩm chính là hàng ứng dụng trong gia đình và hàng mỹ thuật mang tính hàn lâm, thể hiện dấu ấn đặc trưng nghệ thuật sơn mài Bình Dương.

Theo em có nên tiếp tục bảo tồn và khai thác các làng nghề truyền thống ở Bình Dương hay không

Người lao động sắp xếp sản phẩm tại làng nghề gốm Chánh Nghĩa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ảnh: TRẦN TÌNH 

Hơn 40 năm gắn bó với làng nghề sơn mài, ông Trương Quan Tịnh, đại diện Công ty TNHH Một thành viên Sơn mài Định Hòa chia sẻ: “Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp nổi tiếng lâu đời, quy mô tương đối lớn nên vẫn còn giữ được nhịp lao động vốn có. Hàng sơn mài đã có nhiều thay đổi để thích nghi với nhu cầu mới của thị trường nhưng làng nghề vẫn duy trì quy trình sản xuất với khoảng 15 nước sơn ta truyền thống, tạo sự độc đáo và bản sắc cho sơn mài Tương Bình Hiệp”. Tâm huyết với nghề, ông Tịnh cũng bày tỏ trăn trở, so với thời kỳ hưng thịnh, làng nghề hiện đã giảm nhiều về số lượng cơ sở, nhân lực theo nghề. Người theo học nghề rất ít, chủ yếu là các thành viên trong gia đình, dòng họ. Bên cạnh sơn mài, tỉnh Bình Dương còn nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng khác như: Gốm sứ Tân Phước Khánh (thị xã Tân Uyên), Chánh Nghĩa (TP Thủ Dầu Một) và Lái Thiêu (TP Thuận An); đan lát Lạc An (huyện Bắc Tân Uyên); mây tre lá Ba Nhất (thị xã Tân Uyên); điêu khắc-chạm gỗ An Thạnh (TP Thuận An)... Những năm gần đây, nhờ có tư duy thay đổi để thích ứng thị trường, các làng nghề truyền thống đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, tạo việc làm cho một bộ phận dân cư. Tuy vậy, trước tác động của kinh tế thị trường, sự thay đổi thị hiếu người tiêu dùng, quy hoạch đô thị, phát triển công nghiệp... các làng nghề truyền thống đã và đang bị ảnh hưởng, có chiều hướng thu hẹp sản xuất hoặc chuyển đổi ngành nghề. Về vấn đề này, ông Trịnh Ngọc Sơn ở phường Lái Thiêu, TP Thuận An, bộc bạch: “Nếu 6-7 năm về trước, khi đến với làng nghề heo đất Lái Thiêu, mọi người sẽ nhận ra ngay mùi sơn đặc trưng nhưng bây giờ đã ít hơn. Gia đình tôi hơn 40 năm theo nghề làm heo đất, nhưng nay cũng gặp khó khăn lớn, nhất là về thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, trong quá trình quy hoạch đô thị mới, việc di chuyển cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư khiến các hộ gia đình theo nghề giảm quy mô sản xuất. Nhiều hộ chấp nhận nhập sản phẩm heo đất thô từ nơi khác để gia công sơn, trang trí thành phẩm đưa ra thị trường”.

Bảo tồn, phát triển gắn với du lịch, nông thôn mới

Tỉnh Bình Dương có hơn 30 làng nghề, gần 10 nghề truyền thống. Trong đó, làng nghề sơn mài, gốm đã được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nhận rõ vai trò, tầm quan trọng của làng nghề truyền thống trong đời sống văn hóa tinh thần và phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh đã có nhiều chủ trương, giải pháp để bảo tồn gắn với phát huy giá trị làng nghề truyền thống. 6 năm trước, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 42/2015/QĐ-UBND ngày 30-9-2015 về việc xét công nhận danh hiệu “Nghệ nhân tỉnh Bình Dương”, “Thợ giỏi tỉnh Bình Dương”, “Người có công đưa nghề mới về địa phương”. Qua đó kịp thời tôn vinh các nghệ nhân đang cống hiến trí tuệ, sức lực cho việc khôi phục, gìn giữ và phát triển ngành nghề nông thôn nói chung, làng nghề truyền thống nói riêng. Tỉnh còn có các chính sách thiết thực về xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, hỗ trợ các làng nghề truyền thống ký kết hợp đồng với đối tác để tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu tập thể, triển khai dự án phát triển du lịch liên kết với phát triển làng nghề... Tháng 10-2020, tỉnh đã công bố Đề án “Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch thuộc địa bàn TP Thủ Dầu Một và các vùng lân cận” giúp bảo tồn và phát triển làng nghề này bền vững hơn. Trả lời câu hỏi “Làm thế nào để làng nghề truyền thống không bị mai một?”, Nghệ nhân Ưu tú Lê Bá Linh, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Mỹ nghệ sơn mài Tư Bốn hiến kế: “Muốn làng nghề truyền thống phát triển thì phải gắn với kinh tế thị trường, đa dạng sản phẩm, đa dạng khách hàng, đội ngũ lao động nhuần nhuyễn tay nghề, có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Trong đó, truyền thống là kinh nghiệm, sự tinh xảo, độc đáo, sáng tạo của nghệ nhân. Yếu tố hiện đại là ứng dụng máy móc, công nghệ vào một số công đoạn sản xuất giúp tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm tốt hơn...”. Ở góc độ hiệp hội, ông Lý Ngọc Bạch, Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ Bình Dương cho biết, việc di dời làng nghề, thay đổi công nghệ đòi hỏi vốn tái đầu tư lớn, nhất là với nghề gốm. Vấn đề này rất cần sự quan tâm của Nhà nước. Theo thầy Phạm Văn Ngàn, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường Trung cấp Mỹ thuật-Văn hóa Bình Dương, bảo tồn phải gắn liền với phát triển mới có thể tạo nên sức sống cho làng nghề truyền thống. Khó khăn của nghề truyền thống là lao động cần yêu nghề, khéo léo, sáng tạo nên người trẻ ít chọn nghề truyền thống để lập thân, lập nghiệp. Để cùng địa phương giải bài toán lao động, nhà trường đã đẩy mạnh đào tạo các ngành về thiết kế gỗ, sơn mài trang trí, điêu khắc, đồ họa công thương nghiệp... với mong muốn bổ sung nhân lực cho làng nghề truyền thống của tỉnh và địa phương lân cận.

Các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có từ lâu đời, gắn với đặc trưng từng địa phương nên làng nghề truyền thống không thể phát triển độc lập, cần kết hợp hài hòa, tận dụng ưu thế trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu, cùng với phát triển du lịch trên cơ sở phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đi đôi với việc bảo tồn, tỉnh cũng cần tập trung khôi phục, phát triển các nghề và làng nghề truyền thống có nhiều tiềm năng, lợi thế so sánh về nguyên vật liệu, kỹ năng, kỹ xảo, có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Hồng Giang/QĐND