Thế nào là ma sát trượt lấy ví dụ

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

khi nào có lực ma sát cho ví dụ

Các câu hỏi tương tự

Lực mà sát có ý nghĩa quan trọng trong đời sống thực tế, nó có thể có hại nhưng cũng có thể có ích, vì vậy ta cần biết cách làm giảm khi lực ma sát có hại và làm tăng khi lực ma sát có lợi.

  • Thế nào là ma sát trượt lấy ví dụ

  • Thế nào là ma sát trượt lấy ví dụ

  • Thế nào là ma sát trượt lấy ví dụ

  • Thế nào là ma sát trượt lấy ví dụ

Vậy lực mà sát là gì? khi nào xuất hiện lực ma sát? các lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ và lực ma sát lăn được phát biểu như nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Khi nào có lực ma sát

Bạn đang xem: Lực ma sát là gì? lực ma sát nghỉ, lực ma sát lăn và lực ma sát trượt – Vật lý 8 bài 6

1. Lực ma sát trượt

– Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. Lực ma sát trượt luôn ngược hướng chuyển động.

 * Ví dụ: Lực ma sát trượt xuất hiện khi hãm chuyển động của người trượt patanh hay mài nhẵn bóng các mặt kim loại.

2. Lực ma sát lăn

– Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

 * Ví dụ: Cánh quạt trần đang quay thì bị mất điện,…sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại là do có sự xuất hiện của lực ma sát lăn.

> Lưu ý: Cường độ lực ma sát lăn nhỏ hơn của lực ma sát trượt rất nhiều lần.

3. Lực ma sát nghỉ

– Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi bị vật bị tác dụng của lực khác.

 * Ví dụ: người và một số động vật có thể đi lại được hoặc cầm nắm được các vật nặng là nhờ có sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ.

• Đặc điểm của lực ma sát nghỉ:

– Cường độ của lực ma sát nghỉ thay đổi tùy theo lực tác dụng lên vật có xu hướng làm cho vật thay đổi chuyển động.

– Lực ma sát nghỉ luôn có tác dụng giữ vật ở trạng thái cân bằng khi có lực khác tác dụng lên vật.

> Lưu ý:

– Nếu vật đứng yên mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì không có lực ma sát nghỉ.

– Nếu vật đứng yên mà chịu tác dụng của các lực không cân bằng thì có lực ma sát nghỉ.

II. Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích

• Khi lực ma sát có hại thì phải tìm cách để giảm ma sát.

 * Ví dụ: Như trong hình 6.3 SGK:

Thế nào là ma sát trượt lấy ví dụ

– Ở hình (a) lực ma sát làm tròn đĩa xe nên cần tra dầu vào xích.

– Ở hình (b) lực ma sát (ma sát trượt) của trục làm mòn trục và cản chuyển động quay của bánh xe, nên muốn giảm ma sát ta thay bằng trục quay có ổ bi.

• Trong một số trường hợp ma sát là không thể thiếu.

 * Ví dụ: như trong hình 6.4 SGK;

Thế nào là ma sát trượt lấy ví dụ

– Ở hình (a), bảng trơn hay quá nhẵn thì không thể dùng phấn để viết lên bảng. Để viết bảng dễ dàng thì cần tăng độ nhám của bảng để tăng ma sát trượt giữa phấn với bảng;

– Ở hình (b), nếu không có ma sát nghỉ thì không siết chặt được bulông hoặc đánh được diêm vì bị trượt, vì vậy phải tăng độ nhám của ốc hoặc của mặt sườn bao diêm;

– Ở hình (c), nếu không có ma sát thì xe không thể dừng xe.

III. Bài tập vận dụng lý thuyết Lực ma sát

* Câu C8 trang 23 SGK Vật Lý 8: Hãy giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này lực ma sát có ích hay có hại.

a) Khi đi trên sàn gỗ, sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã.

b) Ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầy, có khi bánh quay tít mà xe không tiến lên được.

c) Giầy đi mãi đế bị mòn.

d) Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị.

° Lời giải:

a) Khi đi trên sàn gỗ, sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã vì lực ma sát với chân người rất nhỏ. Như vậy lực ma sát trong trường hợp này là có ích vì lực ma sát lúc này có tác dụng giữ người không bị ngã.

b) Ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầy vì lực ma sát tác dụng lên lốp ô tô quá nhỏ. Vì lực mà sát nhỏ nên bánh xe ô tô bị trượt trên bùn không chuyển động được. Như vậy, lực ma sát trong trường hợp này là có ích

c) Giầy đi mãi đế bị mòn là do ma sát giữa mặt đường và đế giầy. Như vậy lực ma sát trong trường hợp này là có hại vì lực ma sát làm mòn đế giầy

d) Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị làm tăng ma sát giữa dây cung và dây đàn nhị vậy khi kéo nhị sẽ kêu to. Như vậy lực ma sát trong trường hợp này là có ích vì lực ma sát sẽ làm cho dây đàn nhị rung mạnh hơn.

* Câu C9 trang 23 SGK Vật Lý 8: Ổ bi có tác dụng gì? Tại sao việc phát minh ra ổ bi lại có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển của khoa học và công nghệ?

° Lời giải:

– Trong các chi tiết máy, ổ bi có tác dụng làm giảm ma sát giữa trục quay và ổ đỡ.

– Việc sử dụng ổ bi đã thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn của các viên bi làm cho các máy móc hoạt động dễ dàng hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành động lực học, cơ khí, chế tạo máy,…

– Chính vì vậy phát minh ra ổ bi có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển của khoa học và công nghệ.

Như vậy, với bài chia sẻ về Lực ma sát với các khái niệm về lực ma sát nghỉ, lực ma sát lăn và lực ma sát trượt ở trên hy vọng các em đã hiểu rõ hơn. Qua đó, các em cũng thấy rằng lực ma sát có điểm hại nhưng cũng có rất nhiều điểm có ích và đóng vai trò quan trọng trong thực tế đời sống.

¤ Các bài viết cùng chương I:

¤ Có thể bạn muốn xem:

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Thế nào là ma sát trượt lấy ví dụ

Lực ma sát là gì ? Lực ma sát trượt là gì ?  Hãy theo dõi những nội dung chúng tôi chia sẻ đến bạn trong bài viết này để hiểu hơn về chủ đề ngày hôm nay nhé !

Tham khảo bài viết khác:

      Lực ma sát là gì ?

– Lực ma sát là lực cản trở chuyển động của một vật này so với vật khác. Nó không phải là một lực cơ bản. Lực ma sát làm chuyển hóa động năng của chuyển động tương đối giữa các bề mặt thành năng lượng ở dạng khác.

Thế nào là ma sát trượt lấy ví dụ

– Ví dụ như lực hấp dẫn hay lực điện từ.

– Phân loại lực ma sát gồm:

  1. Lực ma sát trượt
  2. Lực ma sát nghỉ
  3. Lực ma sát lăn

           Lực ma sát trượt là gì ?

       1. Khái niệm và đặc điểm

– Lực ma sát trượt là lực ma sát sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên một bề mặt. Bề mặt tác dụng lên vật tại chỗ tiếp xúc một lực ma sát trượt, cản trở chuyển động của vật trên bề mặt đó.

– Lực ma sát trượt có các đặc điểm sau:

+) Điểm đặt lên vật sát bề mặt tiếp xúc.

+) Phương song song với bề mặt tiếp xúc.

+) Chiều ngược chiều với chiều chuyển động tương đối so với bề mặt tiếp xúc.

        2. Công thức tính lực ma sát trượt

– Công thức tính của lực ma sát trượt là

Fmst = μt N

– Trong đó:

  • Fmst: độ lớn của lực ma sát trượt (N)
  • µt: hệ số ma sát trượt
  • N: Độ lớn áp lực (phản lực) (N)

* Độ lớn của lực ma sát trượt có đặc điểm gì, phụ thuộc vào yếu tố nào ?

  • Độ lớn của lực ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
  • Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
  • Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của 2 mặt tiếp xúc.

* Hệ số ma sát trượt

  • Hệ số ma sát trượt là hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt và độ lớn của áp lực.
  • Ký hiệu của hệ số ma sát trượt là: μt, được đọc là “muy t”.
  • Hệ số ma sát trượt μt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.

Thế nào là ma sát trượt lấy ví dụ

     3. Vai trò, tác dụng của lực ma sát trượt

– Ma sát trượt Có lợi :

+) Khi hãm phanh (thắng), bộ phận hãm (thắng) sẽ được áp sát vào bề mặt bánh xe đang chuyển động.

Lực ma sát sinh ra giữa má phanh và bánh xe làm cho quay chậm lại, cản trở bớt sự quay của bánh xe. Khi đó xuất hiện sự trượt trên mặt đường, lực ma sát trượt do mặt đường tác dụng sẽ làm xe đi chậm và dừng lại hẳn.

+) Ma sát trượt ứng dụng trong việc mài nhẵn các bề mặt cứng như kim loại hoặc gỗ.

Đá mài là một loại vật liệu khá cứng, được làm sần sùi làm tăng ma sát. Khi đưa vào máy mài, nó chuyển động rất nhanh, gây ra ma sát với vật được tiếp xúc và chính lực ma sát này sẽ mài mòn các bề mặt các vật, làm cho bề mặt vật nhẵn hơn.

+) Ở vĩ cầm (đàn violon), khi cọ xát cần kéo trên dây đàn thì giữa chúng xuất hiện lực ma sát trượt làm dây đàn dao động và phát ra âm thanh.

– Ma sát trượt có hại: 

+) Ma sát trượt cản trở chuyển động, làm mòn các chi tiết máy.

==> Vì vậy trong các chi tiết máy bao giờ cũng được tra dầu mỡ công nghiệp vào các bộ phận nhằm hạn chế ít nhất tác hại của ma sát trượt khi các chi tiết máy vận hành.

Cám ơn bạn đã theo dõi những thông tin của chúng tôi. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo trên trang web của chúng tôi !