Thánh nữ là ai

Thực tế, đó chính là bi kịch cuộc đời của những cô gái trẻ…

Thánh nữ là những cô gái được lựa chọn để trở thành hiện thân của một nữ thần đầy quyền lực, đại diện cho những tín đồ thần giáo để cầu xin thần linh, thậm chí là đại diện cho thế lực thần linh bảo vệ đất nước.

  Tục lệ tôn thờ Nữ thánh hộ quốc đồng trinh (Kumari) đã có từ xa xưa tại Nepal và một số nơi tại Ấn Độ. Đây là một tục lệ xuất hiện trong xã hội Hindu giáo tại Ấn Độ cổ đại từ trước kỷ nguyên Tây lịch. Từ “Kumari”, bắt nguồn từ tiếng Phạn “Kaumarya” có nghĩa là “Nữ thánh đồng trinh”.   

Thánh nữ là ai

Kumari trong một lần xuất hiện trước công chúng   Kumari – Tục lệ tôn thờ Nữ thánh hộ quốc đồng trinh ở Nepal   Nữ thánh đồng trinh “Kumari” tại Nepal là người bảo trợ cho Quốc vương và toàn bộ vương quốc. Người ta tin rằng, Nữ thánh đồng trinh có một quyền lực siêu nhiên có thể bảo trợ vận mệnh cho Quốc vương và làm cố vấn cho ngài mỗi khi có một vấn đề nan giải.    Kumari tại Nepal là hiện thân vật chất của Taleju Bhavani – Nữ thần Rắn (Naga Goddess) bảo trợ vương quốc Nepal (một trong các hóa thân của Nữ thần tối cao Durga). Do vậy, Kumari được các tín đồ thần giáo rất mực thờ phụng.  

Thánh nữ là ai

  Những thư tịch cổ cho thấy truyền thống tuyển chọn và tôn thờ các Kumari ở Nepal có niên đại từ thế kỷ 13. Một Kumari phải có đủ tiêu chuẩn như: có 32 yếu tố hoàn hảo như sức khỏe tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm (nhất là đậu mùa), làn da tươi sáng, tóc và mắt đen, hàm răng chưa mất một cái nào…    Ngoài ra, hình dáng bên ngoài của một Kumari phải có những nét đặc trưng như gò má giống sư tử, dáng ngồi giống cây bồ đề, thân thể thơm tho, sạch sẽ. Cô gái được chọn làm Kumari phải thể hiện sự mạnh mẽ của mình, bình tĩnh và có lá số tử vi không được xung khắc với Quốc vương đang trị vì.    Khi trở thành Kumari, các bé gái sẽ rời gia đình để đến sống trong khu điện thờ, phải luôn mặc đồ màu đỏ, vẽ một con mắt thứ ba giữa trán, chân nhuộm đỏ, mang những món trang sức của Kumari lưu truyền từ đời trước, ngồi trên ngai chạm trổ hình rắn.   

Thánh nữ là ai

  Từ lúc này, Kumari sẽ không còn dùng tên thật, sống khép kín trong cung điện, không có bất kì hoạt động giao tiếp nào với người lạ. Khi có kinh nguyệt lần đầu tiên, mất một chiếc răng hoặc bị chảy máu vì bất kì lý do gì, Kumari sẽ tự động trở về đời sống bình thường.  

Thánh nữ là ai

  Kumari không được sống cuộc sống bình thường và rất khó tái hòa nhập với xã hội khi họ không còn là thánh nữ. Nhiều người tin rằng, cưới một Kumari là một tai họa, thậm chí đen đủi. Vì vậy, vào năm 2008, tòa án Nepal đã đưa ra phán quyết, tục lệ thờ Kumari là một hủ tục và truyền lệnh cho các Nữ thánh đồng trinh phải trở về nhà, đi học như bao trẻ em khác.    Số phận bi đát của các thánh nữ Ấn Độ   Theo truyền thống, thánh nữ Ấn Độ là con nhà nghèo, khi được 10 tuổi, các cô gái này sẽ bị bán để trở thành vật hiến tế cho thần linh. Đến khi dậy thì, họ lại trở thành nô lệ tình dục cho những vị quan chức, tư tế.  

Thánh nữ là ai

  Họ được ví như những “kĩ nữ nhà thổ”, không có chức năng gì khác ngoài phục vụ nhu cầu tình dục của các thầy tu. Sinh ra trong các gia đình thuộc tầng lớp thấp nhất trong xã hội nên về cơ bản, các thánh nữ không có khả năng tự bảo vệ mình và buộc phải có nhiều “đối tác tình dục”.   

Thánh nữ là ai

  Các thánh nữ Ấn Độ không phải rời nhà để sống trong cung điện biệt lập như những Kumari, họ chỉ lên đền thờ khi “đối tác” có nhu cầu. Khi không còn trẻ đẹp, họ trở về nhà và không được ai đếm xỉa, quan tâm.    Suốt đời, họ không thể có cuộc sống hôn nhân bình thường như những người khác. Các thánh nữ già lưu lại đền thờ sẽ phải sống những năm tháng đau khổ, trở thành người giám sát, quân sư cho những thánh nữ mới.   

Thánh nữ là ai

  Hủ tục thánh nữ ở Ấn Độ dù đã bị cấm từ năm 1986 nhưng dường như không hề thay đổi. Để có được miếng cơm manh áo cho gia đình, các cô gái có địa vị thấp vẫn chấp nhận sống dưới đáy xã hội, trở thành nạn nhân tình dục, hy sinh tuổi xuân cho “thần thánh”.      Yume

Unika Vajracharya là một trong những "nhân vật tiếng tăm" ở Nepal. Cô bé mới 6 tuổi, có phần hơi nhút nhát nhưng đôi mắt sáng lấp lánh vẫn ánh lên sự tò mò. Không quen tiếp xúc với người lạ, cô bé cười làm nổi rõ lúm đồng tiền trên má khi được hỏi sẽ thế nào khi được chọn làm Kumari - một nữ thần sống.

"Cháu sẽ im lặng, không được phép tới trường mà học ở nhà và thờ phụng mỗi ngày", cô bé nói.

Thánh nữ là ai

Những bé gái được lựa chọn làm "Thánh nữ đồng trinh" từ khi còn rất nhỏ

Unika thuộc nhóm dân tộc Newar ở Nepal. Cô bé sống ở Patan với tên chính thức là Lalitpur - một thành phố khoảng 230.000 người đa số theo Phật giáo ở thung lũng Kathmandu màu mỡ thuộc chân núi Himalaya.

Từ lâu, người Newars vốn tự hào bảo vệ rất tốt những phong tục văn hóa cổ truyền và nền tảng lịch sử lâu đời của họ, trong đó là việc tôn thờ những cô bé gái như "Thánh nữ đồng trinh".

Kumari hay Kumari Devi vốn là tín ngưỡng tôn thờ nữ thần sống ở Nepal. Đây là từ có nguồn gốc từ tiếng Phạn, mang ý nghĩa là "công chúa". Theo truyền thống, người ta sẽ chọn những bé gái từ 2 đến 4 tuổi là Kumari.

Thánh nữ là ai

Cuộc đời các em thay đổi nhiều khi trở thành Kumari

Thánh nữ đồng trinh phải vượt qua nhiều bài kiểm tra khắt khe

Những cô bé được chọn sẽ dành phần lớn thời gian của mình để ngồi, không được chạm chân xuống đất. Khi tới tuổi dậy thì, Kumari sẽ được tôn thờ và bảo vệ như nữ thần bởi hàng ngàn Phật tử và người theo đạo Hindu ở Nepal.

Lịch sử tuyển chọn "Kumari" diễn ra rất khắt khe, theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Các "thánh nữ đồng trinh" phải vượt qua nhiều bài kiểm tra về khả năng giữ bình tĩnh và sự can đảm.

Thánh nữ là ai

Một "Nữ thần sống" trong đám rước

Người Nepal tin rằng, Kumari là người đại diện cho dân chúng để kết nối với thần linh, cầu xin những điều tốt lành. Theo truyền thống, Kumari được lựa chọn từ các bé gái 3-5 tuổi, thuộc dòng tộc Shakya. Và đặc biệt, "thánh nữ đồng trinh" phải có lá số tử vi không xung khắc với Quốc vương đang trị vì.

Sau khi được lựa chọn, Kumari sẽ rời gia đình từ rất nhỏ, tới sống biệt lập trong cung điện cùng người bảo hộ. Tại đây, "thánh nữ đồng trinh" luôn mặc màu đỏ, mang các món trang sức được truyền từ nhiều đời trước đó, ngồi trên ngai có trạm trổ cầu kỳ.

Thánh nữ là ai

Các Thánh nữ sẽ không bao giờ để chân chạm đất

"Thánh nữ" sẽ xuất hiện hai lần ngắn ngủi trong ngày để người dân được chiêm ngưỡng. Kumari có thể rời khỏi cung điện vào dịp đặc biệt, nhưng không được phép về thăm gia đình. Trong quá trình di chuyển, "thánh nữ đồng trinh" không chạm chân xuống đất và luôn có người bế.

Trước kia, các Kumari sống trong cung điện không được đến trường, phải ở gần như biệt lập. Kể từ năm 2008, Tòa án Nepal đưa ra quy định nên để "thánh nữ" được tiếp cận với giáo dục, nên hiện nay, họ được dạy học ngay trong cung điện.

Mỗi dịp lễ tế, Kumari được trang điểm, ăn vận như "Thánh nữ" để ban phước lành cho người dân. Họ sẽ hoàn thành nhiệm vụ tới tuổi dậy thì. Đó là lúc người ta sẽ lựa chọn một bé gái khác để kế nhiệm, còn Kumari quay lại cuộc sống đời thường.

Thánh nữ là ai

Nhưng đó cũng là lúc những cô gái phải đối diện với cú sốc tâm lý bởi không có kỹ năng giao tiếp từ trước. Đặc biệt, các Thánh nữ thường yếu ớt và rụt rè. Họ cũng không có đôi chân khỏe mạnh như bạn bè đồng trang lứa. Hầu hết sẽ học lại từ đầu và thời gian có thể kéo dài tới vài năm.

Mặc dù vậy, việc được lựa chọn trở thành Kumari vẫn được coi là vinh dự cao nhất, mang lại nhiều phước lành cho các gia đình. Bất chấp gánh nặng tài chính và cả những khó khăn để duy trì một bé gái nhỏ tuổi trở thành "Thánh nữ" giữa thế giới hiện đại, một số gia đình vẫn sẵn lòng với hi vọng con mình được chọn.

  Du lịch Tết Phú Quốc: Ngắm hoàng hôn siêu đẹp mùa biển ấm 

Quốc Việt (Theo Nationalgeographic/ TG/ Aasraecotreks) (dantri.com.vn)