Mất giấy chứng sinh thì phải làm sao

(TNTS) Tôi sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, TP.HCM, và đã được bệnh viện cấp Giấy chứng sinh. Tôi chưa kịp đăng ký khai sinh cho con thì phát hiện thất lạc bản chính Giấy chứng sinh. Trường hợp của tôi có thể xin bệnh viện xác nhận, cấp phó bản  hoặc cấp lại bản chính Giấy chứng sinh cho mẹ con tôi có được không? (kieunhu...@...)

Trước đây, pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch chưa có quy định về việc xác nhận, cấp phó bản hay cấp lại bản chính Giấy chứng sinh.

Tuy nhiên, hiện nay Bộ Y tế đã có ban hành Thông tư số 17/2012/TT - BYT ngày 24.10.2012 quy định về việc cấp và sử dụng Giấy chứng sinh (Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2013), trong đó có quy định về thủ tục cấp lại giấy chứng sinh như sau:

Trường hợp giấy chứng sinh bị mất, rách, nát thì bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ phải làm đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh theo mẫu quy định có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố hoặc trưởng thôn về việc sinh và đang sinh sống tại địa bàn khu dân cư gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu.

Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cấp lại Giấy chứng sinh theo đúng quy định. Giấy chứng sinh này có đóng dấu “Cấp lại” để phân biệt với giấy chứng sinh lần đầu.

Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 03 ngày làm việc.

Theo đó, trường hợp trên bạn cứ liên hệ với UBND phường nơi cư trú mua mẫu đơn và thực hiện các bước thủ tục theo hướng dẫn trên đây, sau đó liên hệ với Bệnh viện Từ Dũ để xin cấp lại bản chính Giấy chứng sinh theo nguyện vọng.

      Luật sư Huỳnh Minh Vũ

Bước 1: Cha mẹ hoặc người thân thích của trẻ gửi hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng sinh cho cơ sở khám chữa bệnh nơi đã cấp giấy chứng sinh lần đầu.

Bướng 2: Trong phạm vi 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải cấp lại Giấy chứng sinh cho trẻ.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 03 ngày làm việc.

Bước 3: Trả giấy chứng sinh cho gia đình trẻ tại cơ sở y tế.

Mất giấy chứng sinh thì phải làm sao

Thủ tục khai sinh khi mất giấy chứng sinh? Giấy khai sinh là loại giấy tờ tùy thân, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho một người để xác nhận sự...

MẤT GIẤY CHỨNG SINH THÌ LÀM THỦ TỤC KHAI SINH NHƯ NÀO?

Câu hỏi của bạn:

     Mất giấy chứng sinh thì làm thủ tục khai sinh như nào?

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn

      Điều 13 Luật hộ tịch 2014 quy định:

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.

     Giấy khai sinh là loại giấy tờ tùy thân, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho một người để xác nhận sự hiện diện của cá nhân, chứng nhận cá nhân đó đã được sinh ra.

     Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.

  • Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

     Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

Mất giấy chứng sinh thì phải làm sao

Thủ tục khai sinh khi mất giấy chứng sinh

  • Bước 2: Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
  • Bước 3: Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

     Như vậy trong trường hợp, người đi đăng ký khai sinh mà làm mất giấy chứng sinh thì vẫn thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh bình thường. Tuy nhiên, người đi đăng ký cần nộp văn bản của người làm chứng hoặc nếu không có người làm chứng thì nộp giấy cam đoan về việc sinh này.

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: . Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

     Trân trọng ./.

Liên kết ngoài tham khảo:

Thứ nhất: trường hợp đã cấp Giấy chứng sinh mà phát hiện có nhầm lẫn khi ghi chép Giấy chứng sinh

Bước 1: bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ phải làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo giấy tờ chứng minh nội dung nhầm lẫn gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu.

Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng sinh có nhầm lẫn để hủy, đơn và giấy tờ chứng minh được lưu cùng với bản lưu cũ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Giấy chứng sinh được cấp lại phải ghi rõ số, quyển số của Giấy chứng sinh cũ và đóng dấu “Cấp lại”. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 03 ngày làm việc.

Giấy tờ chứng minh nội dung nhầm lẫn: đối với trường hợp nhầm lẫn về họ tên mẹ hoặc người nuôi dưỡng, năm sinh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số chứng minh nhân dân, dân tộc thì gửi kèm bản phô tô Giấy chứng minh nhân dân (mang theo bản chính để đối chiếu); đối với trường hợp nhầm lẫn về nơi đăng ký tạm trú thì kèm theo xác nhận của Công an khu vực về nơi đăng ký tạm trú.

Bước 3: Trả giấy chứng sinh

Thứ hai, trường hợp mất, rách, nát Giấy chứng sinh:

Bước 1: bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ phải làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này có xác nhận của Tổ trưởng Tổ dân phố hoặc trưởng thôn về việc sinh và đang sinh sống tại địa bàn khu dân cư gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu.

Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cấp lại Giấy chứng sinh mới như trường hợp cấp Giấy chứng sinh có nhầm lẫn.

Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 03 ngày làm việc.

Bước 3: Trả giấy chứng sinh

Như vậy, căn cứ theo những quy định trên thì bạn có thể xin cấp lại giấy chứng sinh cho bé. Thủ tục cấp lại Giấy chứng sinh quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 2 của Thông tư 17/2012/TT-BYT: bạn làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư 17 và xin dấu xác nhận của Tổ trưởng Tổ dân phố hoặc trưởng thôn về việc sinh, đang sinh sống tại địa bàn khu dân cư, sau đó gửi cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu.

4. Vai trò của giấy chứng sinh trong việc đăng ký khai sinh?

Giấy chứng sinh là giấy tờ dùng để xác thực sự ra đời của một con người

Theo đó, từ khi chúng ta được sinh ra, giấy chứng sinh là giấy tờ đầu tiên xác thực rằng có sự kiện sinh ra của chính bản thân mình. Trong giấy này chứa đầy đủ các thông tin sau đây:

– Thông tin về người mẹ: Họ và tên, độ tuổi, nơi đăng ký thường trú, số CMND, tân tộc,…

– Thông tin cụ thể về thời gian và địa điểm sinh.

– Bên cạnh đó, trong giấy này còn nêu rõ các đặc điểm của con như giới tính, cân nặng, tình trạng sức khỏe hiện tại, tên dự định đặt và người trực tiếp đỡ đẻ.

Như vậy có thể thấy rằng, giấy chứng sinh đã ghi nhận cơ bản những thông tin về sự ra đời của công dân.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật hộ tịch 2014 khi thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh, cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

– Tờ khai theo mẫu theo quy định

– Giấy chứng sinh bản chính (do bệnh viện hoặc cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Trên giấy chứng sinh có ghi rõ họ tên, năm sinh, số CMND, nơi thường trú hoặc tạm trú của người mẹ. Các thông tin của con bao gồm ngày giờ sinh, địa điểm sinh, giới tính, cân nặng. Bên dưới giấy chứng sinh có chữ ký của người đỡ đẻ và đóng dấu của thủ trưởng cơ sở y tế. Tất cả những thông tin này sẽ phục vụ cho quá trình đăng ký khai sinh cho con. Nếu không có giấy chứng sinh thì phải có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh. Trong trường hợp không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

– Giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký làm giấy khai sinh: Đó có thể hộ chiếu, CMND, thẻ căn cước hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và còn thời hạn sử dụng. Các giấy tờ này nhằm mục đích chứng minh nhân thân. Lưu ý, các giấy tờ này phải là bản chính.

– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.

Theo quy định ở trên, trường hợp không có giấy chứng sinh vẫn có thể tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh như bình thường. Do đó, mặc dù bạn không có giấy chứng sinh của cơ sở ý tế cấp, phải có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh. Trong trường hợp không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

Như vậy, pháp luật đã quy định rất rõ ràng về giấy chứng sinh. Đó là giấy xác nhận sự ra đời của một con người, thẩm quyền cấp giấy chứng sinh là nơi được sinh ra có thể là bệnh viện hoặc trạm y tế. Khi một người làm mất giấy chứng sinh hoặc trong thông tin giấy chứng sinh được cấp mà nêu chưa đúng thông tin, gia đình muốn thay đổi hoặc bổ sung thì có thể làm đơn yêu cầu cấp lại giấy chứng sinh cho thành viên gia đình của mình.